Phần 42
Trước khi đi tôi còn nghe được mấy câu bàn tán về mức độ ngon, mông mẩy, ngực bự trong đó loáng thoáng có khen 1 em dáng đẹp mặt chuẩn tóc hung đỏ váy trắng.
Ái chà, lại là Gái Hư.
Cô ả này thuộc tuýp người: “Giống bạn mà không phải bạn” – cô ta thành tâm với tôi về kế hoạch tìm kiếm Má Nuôi, có thành tâm muốn tôi được vui vẻ trong đêm noel.
Thế nhưng vẫn vì lợi ích cá nhân mà đâm sau lưng tôi. Điển hình là phi vụ làm ăn với gái bắc đang gây ồn ào bấy lâu nay.
Nhắc tới phi vụ này, lại nhớ đến những lời Gái Hư dành cho tôi đêm hôm trước.
“Tắc Kè, tôi thành thật khuyên anh không nên tiếp tục lẩn tránh nữa. Lee Phong Lưu cử đội gái bắc vào chính là dấu hiệu. Ông ấy muốn kéo 2 miền ăn chơi lại gần nhau. Đều là chuyện tốt với anh. Sao anh cứ không chịu nhìn nhận?”
“Hừ, không nhắc lại thì thôi, nhắc lại mới cay đắng làm sao. Gái Hư, uổng công tôi coi cô là bạn. Cô cùng ông ta đứng sau vụ này mà còn dám đùa cợt tôi, tại sao không nói cho tôi biết mọi chuyện lúc ở Hải Phòng?”
“Lúc ở Hải Phòng tôi chưa nhận được chỉ thị từ ông ấy”.
Giọng Gái Hư chuyển về nhỏ nhẹ hết mức, bất giác khiến tôi mềm lòng.
Chờ 3 giây bình tâm lại, tôi hỏi:
“Bây giờ nhận được rồi phải không? Cứ thẳng thắn đi.”
Gái Hư nói: “Lee Phong Lưu muốn anh ra Hà Nội gặp ông ta một chuyến.”
Tôi gạt phắt ngay tức thì – “không thể đi!”
“Tại sao không thể đi? Anh sợ hãi nên trốn khỏi miền bắc, bây giờ người ta tìm vào tận nam, anh còn trốn đi đâu?”
“Bây giờ Tắc Kè Bông có cuộc sống mới rồi.”
Gái Hư lại tiếp: “Nhưng con người ta không thể mãi sống với nỗi sợ. Nếu cứ sợ hãi không dám làm gì, vậy thì Tắc Kè Bông còn thua cả thằng buôn lậu.”
Tôi muốn chửi thề mà không tìm được nơi nào để phát tiết. Ngày xưa tôi chán nản ra đi. Bây giờ lại hèn nhát trốn chạy. Rốt cuộc ông trời muốn tôi phải làm sao?
Đến cuối buổi, Gái Hư bỏ lại 1 câu trước khi ra về, câu nói đó khiến tôi nghĩ đến việc thu xếp hành lý:
“Má Nuôi và Lee Phong Lưu là ngọn ngành của Tắc Kè Bông ngày hôm nay. Anh có bao giờ nghĩ nên tìm về nơi bắt đầu để kết thúc chưa?”
…
Tôi chưa bao giờ quên bất kỳ người phụ nữ nào từng đi qua đời mình.
Vậy nên trước khi ra Hà Nội lại 1 lần nữa tìm tới nhà Vợ Lớn. Lúc đó giáng sinh đã đi qua 1 ngày, nhưng những dư âm vẫn còn sót lại.
Tôi treo vòng nguyệt quế trước cửa nhà Vợ Lớn, cùng 1 tấm thiệp đính kèm ghi mấy chữ tiếng anh. Đại khái hẹn 8h tối ở quán café cũ. – “Đến trễ cũng không sao.”
Tôi cũng không chắc Vợ Lớn có nhìn thấy tấm thiệp không, và liệu khi nhìn thấy rồi thì có đến điểm hẹn hay không – không có gì là chắc chắn bởi lẽ chúng tôi đã xa nhau gần 2 năm rồi. Xa nhau vì hoàn cảnh nghề nghiệp của đôi bên.
Vợ Lớn là người phụ nữ duy nhất không liên quan đến nghề nghiệp của tôi, không liên quan đến quá khứ của tôi. Cô ấy nửa đường xuất hiện, nửa đường ra đi.
Vậy nên trước khi mạo hiểm trở lại miền bắc, tôi có tâm niệm phải gặp Vợ một lần. Gặp để trong tâm tĩnh tại.
Tôi nhớ, hôm ấy bắt đầu vào quán lúc 7 giờ. Hạnh Nhi gọi báo rằng có khách quan trọng cần phải tiếp. Tôi gật đầu chấp thuận. Liền thuận tay tra xét một lượt danh tính vị khách kia.
8 giờ, Vợ Lớn vẫn chưa thấy tăm hơi đâu, nơi tôi ngồi rất đắc địa có thể quan sát hết thảy lượt khách ra vào.
9 giờ, Gái Hư điện báo đã đặt vé máy bay cho tôi. Còn úp mở bảo rằng “tôi cũng như anh, bị lún sâu vào chuyện này. Vậy nên cần anh…” – ả luôn ngắt liên lạc vào đúng thời khắc quan trọng nhất.
10 giờ, 1 người anh em đưa tin tình báo các nhóm gái bắc đã rút hết, chỉ còn vài gái ở lại hoạt động đơn lẻ. Sài gòn trời yên bể lặng.
Than ôi, Môi giới mại dâm là cái nghiệp của tôi. Nhưng Vợ Lớn nói nghiệp cũng có nghiệp tốt và nghiệp xấu. Loại của tôi xui xẻo được gọi là nghiệp chướng.
Người chủ quán café cũng có thể coi là bạn của tôi, khi quán chỉ còn lèo tèo vài mống nhân viên. Ông chủ bước tới nhỏ nhẹ hỏi: “Tắc kè, quán sắp đóng cửa rồi mà bạn cậu vẫn chưa tới hả?”
Tôi nhìn về phía cổng lớn, điềm nhiên đáp “phiền anh đợi thêm 1 chút nữa, nhất định người đó sẽ tới”.
Ông chủ quán không biết làm thế nào, đành nể mặt tôi tiếp tục mở cửa.
Rất khuya, bóng hình quen thuộc của Vợ Lớn mới chầm chậm bước xuống từ chiếc taxi.
Tôi bất động trong 1 khoảnh khắc rồi la ầm lên “Vợ tôi tới rồi, vợ tôi tới rồi.”
Vợ Lớn nhìn tôi hời hợt nói: “Em đi ngang qua nơi này thấy người ta sắp đóng cửa nên ghé vào xem sao”.
Tôi ngẫm nghĩ 1 chặp, cho rằng nên nói mấy câu xã giao hết sức thông thường thôi. Bèn quan tâm hỏi:
“Không sao, chỉ cần em đến là anh vui rồi. Lâu lắm không gặp em vẫn sống tốt chứ?”
Vợ Lớn lẳng lặng gật đầu “vẫn khỏe” – Vợ không trực tiếp trả lời rằng cuộc sống có tốt đẹp hay không, chỉ đáp “vẫn khỏe” – 2 chữ ‘tốt’ và ‘khỏe’ thật ra khác xa 1 trời 1 vực.
Vợ Lớn nhìn tôi mỉm cười, nụ cười này đã lâu không được trông thấy.
“Tấm thiệp đó là ai viết vậy?”
“Là anh, em không nhận ra chữ anh sao?”
“Anh cũng biết tiếng anh nữa? Em tưởng anh chỉ rành tiếng pháp chứ” – câu này vợ lớn châm chọc chuyện tôi xem tạp chí tiếng pháp lúc trên máy bay lần đầu gặp nhau. Thật ra hôm đó tôi chỉ lật và xem hình.
Ôi, tôi thở dài đặt tách café trong tay xuống: “Chịu thua em rồi, thực ra anh bắt chước người ta viết lại thôi.”
Vợ lớn cúi đầu, môi hơi mỉm cười, ánh mắt nàng như có con sóng nước long lanh, ẩn ước nét tươi vui.
Tôi biết hôm nay nàng cố tình đến trễ mục đích thăm dò, cũng nói những câu sốc xỉa nhau nhằm kéo gần tình cảm đôi bên.
Vợ Lớn của tôi, người tình từ kiếp trước của tôi quả nhiên tinh tế.
Thế nhưng khoảng cách giữa chúng tôi quá xa. Xa về tuổi tác đã đành, về thân phận càng xa lắc.
Còn nhớ ngày trước khi yêu nhau, chúng tôi đã từng nắm tay nhau sưởi ấm trên ánh nến vàng ở chính chiếc bàn này. Sau đó vợ lớn nói:
“Mẹ em muốn em đưa anh về nhà ra mắt, rồi mình sẽ bàn đến chuyện cưới xin” khi nói câu này ánh mắt nàng lấp lánh, đại diện cho niềm hạnh phúc được nhen nhóm bấy lâu nay.
Chúng tôi đã từng bước đến cánh cửa hôn nhân, vượt qua ràng buộc của tuổi tác, nhưng lại vấp ngã trước những thị phi.
Tôi mãi mãi không thể quên hình ảnh Vợ Lớn đứng bên kia khung cửa, lưng nàng áp vào lưng tôi cách nhau 1 lớp kính. Cả 2 kẻ cô đơn đều không dám đối diện nhau, không biết phải nhìn nhận nhau như thế nào.
Mãi rất lâu rất lâu sau mới nghe được âm thanh yếu ớt của Vợ:
“Sao anh không nói gì? Sao anh không biện hộ? Những chuyện anh giỏi làm nhất đâu mất rồi?”
“Cái nghề của anh… em không thể chấp nhận được. Em có thể chấp nhận anh trắng tay, nhưng không thể chấp nhận người chồng đi vào con đường đó”.
Tôi lẳng lặng đáp: “Là mưu sinh”.
“Mưu sinh? Mưu sinh? Cảm ơn lời biện hộ chân thành của anh. Người ta bao biện cho hành vi sai lầm của mình bao giờ cũng bắt đầu bởi 2 từ mưu sinh”.
Tôi không có lý để nói lại Vợ Lớn, cũng không muốn tranh luận về vấn đề vốn không có đúng – sai này.
Tôi nhớ trước đây có lần thử xem bói nơi 1 bà thầy nổi tiếng cùng mấy cô em út.
Bà thầy bói đó nói vợ lớn thuộc mạng thủy – biển nước lớn, còn tôi là Hỏa Diệm Sơn trong xử sự hàng ngày thường tương khắc nhưng thật ra rất thương yêu nhau. Chẳng qua khắc khẩu vì mỗi người đều có cá tính mạnh.
Vợ Lớn cũng vô cùng hợp tuổi với tôi – Vợ sinh năm canh thân, sinh vào ngày hăm hai tháng chín. Như vậy theo sổ sách nếu kết thành 1 đôi với tôi chắc chắn phú quý giàu sang, mẹ tròn con vuông, con cái đề huề, vợ chồng sinh sống đến đầu bạc răng long.
Bói toán vẫn là bói toán, có thể xem tính cách, số mạng. Nhưng điểm khác biệt giữa chúng tôi chính là nghề nghiệp. Con đường mà chúng tôi đã chọn, điều này không bói toán nào có thể lường được. Trong thế gian có vô vàn con đường, tôi và vợ lớn trời xui đất khiến thế nào lại đi hai hướng trái ngược nhau.