Phần 371
Bình bổ nhiệm Shin Hye Sun làm thư ký riêng và giữ cô lại Thiên Cung ở Quảng Châu.
Công việc duy nhất của thư ký Shin Hye Sun là ngửa lồn ra mỗi lúc Giáo chủ đòi hỏi. Trong tháng đầu tiên, ngày nào Giáo chủ cũng đòi một ngày hai lần.
Bình giữ đúng lời hứa, cho Jin Wook về Hàn Quốc. Gã cấp cho gia đình Shin Hye Sun và Jin Wook số tiền lớn, mua cho họ hai căn nhà rộng rãi và sang trọng, lại chữa bệnh cho bố của Shin Hye Sun. Shin Hye Sun cảm kích khôn nguôi. Cô vẫn nói rằng mình yêu Jin Wook, nhưng lúc ở bên cạnh chồng cô chỉ nghĩ đến Giáo chủ. Cô rất hạnh phúc khi được trở về Thiên Cung gặp Bình sau quãng thời gian nghỉ phép bảy ngày.
Bình địt cô mang thai và âm thầm cưới cô làm vợ.
Trong thời gian này, cuộc chiến tại nước Nga vẫn diễn ra vô cùng khốc liệt. Thiệt hại sinh mạng của Liên bang vô cùng to lớn. Cứ mười người lính Liên bang mới đổi được một người lính Nga, nhưng thay vì ngừng chiến, Bình tiếp tục thúc quân tiến lên.
Gã biết rằng về nhân khẩu học Liên bang có lợi thế tuyệt đối. Dân số bên Liên bang là hơn 7 tỷ người, dân số Nga là gần 150 triệu người nhưng phần lớn lãnh thổ Nga đã nằm dưới sự kiểm soát của Liên bang trừ khu vực đồi núi Ural. Ở đây do tỷ lệ nam nữ chênh lệch và thời tiết khắc nghiệt nên việc sinh con đẻ cái là điều bất khả thi. Mỗi người lính Nga chết đi đều trở thành tổn thất vĩnh viễn, không thể nào bù đắp được, cho dù hiện nay quân Nga vẫn đang kiên cường chống trả nhưng sẽ đến một thời điểm đối phương phải đầu hàng.
Bình tiến hành đợt tuyển quân lần thứ ba, được thêm mười triệu lính nữa, ném hết vào chiến trường Nga. Quân Liên bang bao vây khu vực mà Nga đang cố thủ tầng tầng lớp lớp. Hai bên dùng tên lửa nã vào nhau 24/24 giờ. Bầu trời lúc nào cũng chói lòa ánh lửa. Khói bay mù mịt. Xác chết chồng chất lên nhau tạo thành những cái gò nhỏ cao hàng chục mét. Các chỉ huy chiến trường xin được dọn đống xác chết này vì nó làm suy giảm nghiêm trọng tinh thần quân sĩ nhưng Bình nhất định không cho.
Đông qua, Hè tới. Nhiệt độ tăng dần lên. Mặt đất bắt đầu bị hun nóng. Những chồng xác chết bị phân hủy, thối rữa, mùi hôi thối lan ra cả vạn dặm, biến cả vùng chiến trường trở thành một khu vực cực kỳ ô nhiễm mà ngay cả chim chóc cũng không thể sống được. Bình đã chuẩn bị sẵn hàng triệu mặt nạ phòng độc cho quân đội, trong khi quân Nga chưa tính đến điều này, hơn nữa cũng thiếu hẳn nguyên liệu và máy móc để sản xuất mặt nạ ở quy mô công nghiệp. Kết quả là bệnh tật bắt đầu lan tràn trong quân đội tới mức ngay cả hàng ngũ chỉ huy cũng chết như rạ.
Trong lịch sử vệ quốc, nước Nga luôn đánh bại đối phương trong mùa Đông, nếu đối phương có thể trụ lại qua thời điểm khắc nghiệt này thì các điểm yếu của quân Nga bắt đầu lộ rõ, đó là thiếu người, thiếu nguyên liệu, bị cô lập và mất sức chiến đấu. Quân Liên bang trong khi đó có được hậu phương là cả thế giới, cứ liên tục bổ sung nhân lực để ném vào chiến trường. Các trung đoàn pháo binh giã vào khu vực tử thủ của Nga với tần suất mười nghìn viên đạn pháo mỗi giờ, hai trăm bốn mươi nghìn viên một ngày và bảy triệu hai trăm nghìn viên mỗi tháng. Ở quy mô tấn công này, các lực lượng pháo binh và tên lửa của Nga hầu như không còn sức để đáp trả. Các rặng núi bắt đầu sụp đổ, các trận địa bị phá hủy và không thể khôi phục lại, các vùng nguyên liệu bị chiếm sạch, quân Nga buộc phải phòng thủ co cụm trong các khu vực chật hẹp và hiểm trở.
Bình hiểu rằng cuộc chiến đã đến giai đoạn cuối cùng, nhưng quân Nga vẫn còn hàng chục triệu người, số lượng vũ khí vẫn còn rất lớn, nếu đánh du kích thì có thể mất hàng năm, thậm chí mười năm mới tiêu diệt hết được. Đã đến lúc gã dùng đến quân bài cuối cùng.
Bình thông qua giao thức liên lạc đặc biệt, gửi mệnh lệnh đến cho điệp viên chiến lược mà gã đã chủ động cài cắm ở nước Nga rất lâu trước khi chiến tranh nổ ra. Điệp viên ấy có bí danh là X.
X tên thật là Alena Sobaleva, nhân tình bí mật của Bình, người đã từng tham dự cuộc thi Hoa hậu Thiên Phát và giành danh hiệu Á hậu 4. Cô là con gái một chính trị gia nổi tiếng của Belarus, nước thân hữu của Nga, và nhờ gia thế lẫy lừng mà cô dễ dàng tiếp cận được với các nhà chính trị ưu tú ở cả hai nước. Cô đã tán tỉnh Alexei Sokolov, nhà độc tài đã cai trị nước Nga trong suốt hai mươi năm, từ đó trở thành nhân tình của ông này. Khi Alexei Sokolov cùng các tướng lĩnh quân đội Nga rút về cố thủ ở vùng núi Ural, chuẩn bị cho cuộc trường kỳ kháng chiến, cô đã tình nguyện đi theo ông khiến Alexei vô cùng cảm động. Ông ta nào biết rằng đó là một cái bẫy đã được giăng sẵn để đưa mình vào chỗ chết.
Vào ngày hôm đó, sau khi đã làm việc ở Bộ Tổng chỉ huy bốn mươi tám giờ liên tục, Alexei về căn phòng của người tình Alena để nghỉ ngơi. Như lệ thường, Alena lại pha cho ông một cốc cafe, chỉ có điều cốc cafe này có vị đắng hơn mọi ngày. Alexei đang thèm cafe nên vẫn chịu khó uống hết. Sau khi uống xong, ông lịm dần đi và chết gục ở trên giường giống như người lao lực quá mà chết. Alena đứng im, bình tĩnh nhìn vị tổng thống chết một cách từ từ. Cô làm đúng theo những gì mình đã được đào tạo là bắt mạch và kiểm tra tròng mắt để xác định chắc chắn rằng vị tổng thống đã chết và không thể cứu sống được nữa. Chỉ khi đó, cô mới mới hô hoán lên, báo động cho lực lượng cảnh vệ biết về tình trạng của tổng thống.