Phần 77
– Thức ăn còn mẹ để ở tủ lạnh ấy, lấy ra mà nấu hay rang cơm lại mà ăn, rồi ngủ tí chiều chiều dậy mà sang bà ăn giỗ. – vừa thả tôi xuống là mẹ quay xe ngay ra cổng.
– Giờ mẹ sang ấy nấu à mẹ?
– Ừ, mà mới đi về đừng có tắm ngay cả đá cảm đấy.
– Vâng.
Tiếng động cơ phóng đi rồi. Tôi mới quay lại, ngôi nhà quen thuộc đây rồi. Bao năm gắn bó, xa mày đi cả tháng trời mà nhớ quá.
Một lúc sau.
Tôi đơm chỗ cơm rang tạm gọi là thập cẩm ra cái bát loa đặt trên bàn. Đang luồn thìa xuống để xúc, thì bàn tay nào đó đập xuống lưng làm tôi kêu đánh “Hự” một cái to tướng.
– Con chó này. Mày đùa gì ác thế? – ngoảnh lại, đúng như tôi dự đoán, cái Hạnh đang nhe răng ra cười.
– Định rình lúc anh con chó đang đưa lên mồm nhai để đánh cái cho sặc cơm. Mà nhìn cái tướng người ngứa đấm quá nên không nhịn được.
Nói rồi nó nhảy nhảy qua bên kia bàn, kéo ghế ngồi đối diện với tôi, chống hai tay lên cằm mà chu cái mỏ lên:
– Về còn đíu bảo cho người ta biết, nãy thoạt qua nhìn cứ tưởng trộm.
– Phô mày làm gì? – tôi nhai nhồm nhoàm – Không phô mà đã ăn phát vào lưng rồi còn gì nữa. Mày làm chùn xương sống, tao không cao thêm được tí nào nữa thì m khắc được ước.
– Lại càm ràm xàm xàm…
Vừa đó là điện thoại tôi lại rung lên.
– Tớ về đến nhà rồi nhé, cảm ơn cậu nhiều lắm.
– Tớ có làm được gì đâu mà cảm ơn. – tay xúc tay bấm máy, tôi khẽ mỉm cười.
Nhưng cái hình ảnh ấy của tôi bị đứa em gái nhìn ra ngay lập tức:
– Gớm, nhắn tin với em nào mà cười nham nhở vậy?
Định kể cho nghe, cơ mà nhìn thấy biểu cảm của nó tôi lại quay ra làm mặt nguy hiểm:
– Trẻ con, lo học đi. Tò mò làm gì?
Ăn no xong cái là tôi nhảy lên giường đáng một giấc đến tận chiều. Mặc dù phòng tôi không có điều hòa như ở Hà Nội, nhưng chẳng hiểu sao nằm ngủ vẫn mát và rất thoải mái. Mãi đến khi cái Hạnh nó đạp cửa gọi tôi dậy sang bên ông bà ăn cơm thì tôi mới buồn dậy, tắm cái rồi hai đứa đèo nhau qua.
Đến nơi, tôi được mọi người chào đón khá nồng nhiệt. Bởi lẽ nhà tôi không theo nghiệp đèn sách nhiều. Cả họ trước giờ chỉ có một hai người học đại học chữ to thôi (thanh niên Mạnh kia cũng ở trong họ tôi, nhưng thuộc chi khác nên nay không có mặt ở đây).
– Giai Hà Nội có khác, nhìn chẳng giống mấy thằng ất ơ ở làng tí nào.
– Thằng này càng lớn càng giống bác Linh này.
– Xuống đấy học có người yêu chưa cu cháu?
– Chắc có rồi, nhìn cháu nó thế kia mà.
– …
Các bà, các bác, các thím, các cô mỗi người một câu hỏi tôi liên tọi, ngoài cười trừ ra chẳng biết làm gì.
Sau khi bị “tra khảo” một hồi, tôi mới lại gần chỗ mẹ tôi đang tước susu mà hỗ trợ.
Đang thò tay xuống cầm ngọn rau lên để tước thì bị bà nội tôi ngồi đó phát cho cái vào tay.
– Đàn ông con trai ai lại ngồi đây tước rau. Lên trên bàn trên kia mà ngồi.
– Khồng… – tôi lắc đầu nguầy nguậy – Trên toàn mấy ông, mấy bác ngồi uống nước chè bàn chuyện gia phả. Cu không lên đâu.
– Cha bố anh…
– Nhìn thế thôi, nhưng anh Nghĩa không thích làm con trai đâu bà ạ.
Lại cái giọng chua chua lanh lảnh. Chẳng cần nhìn cũng biết là nó.
– A… Con ét te đến rồi đấy à?
Có một điều là bà rất thích đặt biệt danh cho bọn tôi, mà toàn mấy cái tên dì dị thôi. Mới đầu thì cũng không thích, phản đối. Cơ mà nghe bà gọi miết lại quen. Nào thì Nghĩa “cu”, Sang “đùi”, Vĩnh “bẹn”. Rồi cả Hạnh “ét te”, Vân “lợn xề”, Hoan “bụng báng”.
Trong số ấy, chắc chỉ có tôi tự tin khoe cá tính đến mức lấy luôn tên ấy để xưng hô, cũng một phần do nó dễ sử dụng nữa. Còn đâu thì toàn phản ứng kiểu…
– Cháu lớn rồi mà bà cứ gọi như vậy mãi thế? – cái Hạnh nó phồng má lên phụng phịu.
– Gọi thế có sao đâu mà kêu. – bà với mẹ nhìn nó dỗi mà cười.
Đừng nói là nó, ngay cả ông Sang sắp có con đến nơi rồi mà bà vẫn “thằng đùi đâu” với cả “đùi” ơi mà tương kìa. Còn ông Vĩnh có lần đưa bạn gái về, nghe ba cái từ “bẹn, bẹn” mà cũng mái hết cả mặt.
Ấy là bà tôi, còn riêng các bác trong nhà lại đặt cho tôi một cái tên khác…
– A! Thằng Trang sang rồi à? – bác Vượng, bố anh Vĩnh nhìn thấy tôi giơ tay gọi.
Đúng. Trang, cái từ mà ghép với tên tôi lại ra một địa danh nên thơ, nên họa, mộng mơ, đi vào lòng người. Cơ mà tôi chẳng quan trọng mấy cái ấy lắm, cứ gọi không thôi đừng ghép vào là được.
– Chú Nghĩa vào bưng hộ anh cái mâm cũng lên phát.
Anh Sang vỗ bộp cái vào lưng rồi ngoắc tôi dậy.
Đùa chứ ông này có vợ vào có khác, ngày trước toàn mày tao, giờ một câu “chú Nghĩa”, hai câu “chú Nghĩa”. Nghe mà cũng mát mát lòng.
Hôm ấy, ăn uống ở đấy xong mãi tám giờ tối tôi mới về đến nhà, hai nhà cách nhau không xa nên tôi đi bộ về trước, còn mẹ tôi ở lại dọn dẹp, cái Hạnh đang định lủi về cũng bị lôi ngay lại.
Chán chán chẳng có việc gì làm, tôi lại mò lên sân thượng.
Chẳng biết là sau bao lâu nữa, chũng chẳng nhớ là tôi nhìn ngắm những gì. Mãi đến khi có tiếng động dưới nhà dưới một hồi lâu, tôi mới đi vào.
– Mẹ về rồi ạ? – tôi hỏi với xuông căn phòng mẹ tôi vì tháy ánh điện.
– Không. – tiếng cái Hạnh trả lời – Em về trước, mẹ ở lại chơi với mọi người.
– Ờ.
– Mà lão tắm chưa?
– Chưa.
– Thế tắm trước đi, em đang có chút việc, tí em tắm sau.
– Vậy cũng được.
Tôi nói rồi đi lấy quần áo vào nhà tắm, một hồi sau thì đi ra với cái quần đùi, thân hình để trần, lộ ra những múi cơ vạm vỡ cùng những bắp thịt rắn chắc… Nói phét đấy, giờ cầm con dao tia thẳng từ trên cố xuống đến rốn, đảm bảo không tổ hao một tí thịt nào.
Vào trong phòng khoắng một hồi, chẳng thấy cái lược phòng tôi đâu cả, chắc con bé kia lại tắt mắt lấy về dùng rồi. Cơ mà sang phòng nó tìm cũng chẳng thấy đâu. Đành phải xuống phòng mẹ tôi ở dưới mà chải vậy.
Đi đến chân cầu thang là nghe thấy tiếng thảo phím của nó.
– Mày đang làm gì th…?
Tôi chưa kịp hỏi hết câu thì nó đã ấn ngón tay vào nút nguồn của cây máy tính làm màn hình tối đen lại.
– Lại bị treo máy rồi.
– Treo gì? – tôi chẳng quan tâm lắm, tiến đến cách tử gương gần đó, vừa chải vừa hỏi – Sao nãy tao vẫn thấy mày mổ cò to lắm cơ mà.
– À… Thì đấy, đang gõ thì nó dở chứng làm em lại phải khởi động lại đây.
– Nghịch vừa thôi, mẹ lắm tài lệu trong ấy lắm đấy. Hỏng thì liệu mà khăn gói.
– Em biết rồi.
Nói trả lời rồi quay lại cái mà hình khởi đông của Win xp. Còn tôi thì bỏ đấy mà đi lên trên phòng.
Về nhà được hai hôm rồi lại phải đi, cảm gíac thời gian dành cho một ngày chỉ có nửa thôi vậy. Mẹ chở tôi ra bến xe, ngồi đợi ở đó che đến lúc tôi lên xe rồi mới chịu quay về. Mẹ hỏi đủ thứ chuyện, học hành, ăn ớ. Rồi dặn dò tôi phải giữ sức khỏe thật tốt.
– Xuống đến nơi nhớ gọi điện báo cho mẹ nhé.
– Vâng…
Bước lên xe, thấy ánh mắt mẹ trông tôi mà tôi chẳng muốn lên tí nào. Muốn chạy đến ôm chầm lấy mẹ. Nhưng hai chân tự như vô lực, không nhúc nhích được. Đành đứng ở trên, nhìn hình bóng mẹ trôi qua từ ô cửa rồi xa dần.
Ấy thế mà cái kì học đầu tiên của tôi ở Hà Nội cũng trôi qua nhanh chóng và không có gì nổi bật, ngoài càng ngày càng gây thêm thù, chuốc thêm oán với cô ả kia cả. Tôi cũng không có thêm bạn mới nào, tôi sống khá khép kín trên lớp, nến chắc hẳn cũng chẳng ai muốn kết thân cùng làm gì. Tự nhiên lúc này lại nhớ đến thằng Trường hồi cấp ba, đến lớp rồi lù đù đi về cứ như một đứa tự kỉ, không may cho tôi là trong lớp này chẳng có thằng Nghĩa nào bắt chuyện với tôi cả, chỉ có một đứa con gái cạnh bên suốt ngày hằm hè đòi ăn thịt.
Mấy thằng bạn cùng làng thì năm đầu tiên bị tống về Hà Nam học hết, cho nên chẳng có mấy khi tôi ra khỏi phòng mà không phải là đi “tìm bến đỗ”, khoảng một hai lần sang bên phòng thằng Hải với thằng Nam lớp trưởng năm lớp mười một, thằng Trường thì ở cùng ông anh nó nên cũng không tiện, còn thằng Huy thì học tận bên Bắc Ninh nên tôi cũng chẳng ghé qua được.
Tuần này, cái tuần mà chắc không chỉ có mình tôi mong đợi, tuần học cuối cùng của kì một năm nhất, ngày kết thúc của cái chuỗi ngày dễ cáu gắt nhất của tôi từ trước đến giờ.
Có lẽ trái ngược với mong muốn nó trôi qua êm đềm trong tĩnh lặng, cô ta vẫn như mọi ngày, chỉ chực để gây sự với tôi hay bất kì ai trong cái lớp đáng thương này.
– Á… – tôi ôm gối giãy nảy lên khi cái đế giày to đùng của tô tã giã một phát xuống cái ngón chân út tội nghiệp của mình – Cô bị điên à?
– A. – Cô ta làm bộ đưa tay lên miệng như thể không cố ý vậy – Nhỡ chân, xin lỗi nhé. Hihi.
Dường như biết được là tôi không động chân tay với mình nên cô ta cứ được đà lấn tới thì phải. Cơ mà tôi cũng chẳng thèm quan tâm làm gì nữa.
Mấy ngày nữa thôi, sắp thoát rồi, giây phút giải thoát sắp nảy đến rồi.
Nói vậy thôi, ngồi trong lớp chờ mọt mông ra mới đến lúc hết giờ chứ đừng nói là xong cả tuần học. Khỏi phải bàn tôi đợi nó lâu như thế nào. Không như chờ trúng sổ số phụ thuộc vào yếu tố may rủi. Nhưng có một số thứ, giống như kết thúc cái tuần này, dẫu biết là nó sẽ đến nhưng cái cảm giác mong ngóng, háo hức cũng chẳng thua kém gì.
– Linh… Linh cho tớ xin số điện thoại được không?
Tồi nhìn ra, một thanh niên đẹp mã, đeo kính bóng bẩy đang đứng ở đầu bàn, nói rồi chìa quả màn hình cảm ứng ra, nhìn cô ta bằng ánh mắt như thể đang chờ ban phước vậy.
– Hừ. – đáp lại sự mong chờ ấy bằng một cái cười khẩy khinh miệt, kèm theo cái giọng mà chẳng ai nuốt được – Một một ba. – rồi đi thẳng.
Mặt thanh niên kia chảy ra như cái bánh đa ngâm nước, buông thõng hai tay, cúi đầu thở dài thườn thượt.
– Đừng để ý làm gì. Trong mắt cô ta thì ngoài bản thân ra thì không có ai đáng để quan tâm đâu. – tôi vỗ vai an ủi cậu ta rồi cũng đi ra ngoài.
Mọi người trong lớp có lẽ cũng quen với cái thói ấy rồi, nên cũng chẳng ai bình phẩm gì cả.
Vừa đi ra đến cửa lớp thì tôi thấy cô ta đang nghe điện thoại dưới mái tóc đen lòa xòa.
– Ừ thế gặp nhau ngoài cổng nhé, lâu lâu rồi bạn bè mới đi về cùng.
Khiếp, cái loại người này còn có bạn nữa sao vậy trời? Dự là hai cái đứa khinh miệt thế giới chỉ có mình nhay thôi đây mà.
Tôi không thích nghe lén điện thoại của người khác, cho nên vẫn đi bình thường, kệ cho mấy câu nói của cô ta cứ lọt vào tai:
– À tí đi ăn không?
– …
– Cứ phải có chuyện gì thì mới mời được mày à?
– …
– Ờ thì… vừa tạm được giải thoát khỏi cái chỗ chán ngắt này mà. Đi đi.
– …
Khỏi phải ngoảnh lại, tôi cũng biết thừa là cô ta đang nhìn đến ai và nghĩ những gì.
“Hừ, chẳng biết ai là người được giải thoát đâu”
Mải nghĩ thầm mà lúc ngoặt ra cầu thang tôi va vào một ai đó đang đi theo chiều người lại.
“Loạt soạt… bộp bộp bộp…”
Cả một đống giấy tờ cùng mấy quyển sổ sách gì đó rơi xuống nền gach dưới chân tôi, bên cạnh đó là một người phụ nữ trẻ tuổi đang ngồi thụp xuống mà xoa xoa một bên đầu gối:
– Ai da…
– Em xin lỗi, cô có sao không ạ?
Tôi liền cúi xuống nhặt hết đống giấy tờ đó lên, miệng thì liên tục xin lỗi. Đoán rằng đó là một giảng viên nào đó của trường mình.
– Không sao đâu, sau chú ý hơn là được.
Nhặt xong thì thấy cái mớ này cũng khá là nặng, tôi mới quay sang hỏi:
– Cô mang chỗ giấy tờ này đi đâu thế ạ?
– À, cô chuyển từ dưới phòng đào tạo lên trên phòng lưu trữ bên kia ấy mà. – cô nói rồi phất phơ cái tay phủi bụi nơi chân quần.
– Vậy để em ôm đi cho ạ.
– Thôi không cần đâu, cô mang đi được mà.
– Tôi để em ạ, từ đây đến đấy cũng phải đi cả đoạn hành lang dài nữa mà. Để em ôm đi cô, coi như để xin lỗi ạ.
Có lẽ cũng không tiện từ chối nữa, nên đưa bàn tay lên hất nhẹ lọn tóc sang bên tai, khẽ mỉm cười:
– Vậy phiền em rồi.
Rồi cô ấy đứng dậy đi trước như thể dẫn đường.
– Để đâu thế cô?
Mất đôi phút để tôi kệ nên vác cái đóng kia đến cái phòng này, rồi còn một hồi đợi cô giảng viên tìm chìa khóa trong túi, đâm ra cũng hơi moi mỏi tay.
– Em đê lên trên cái mặt bàn kia hộ cô nhé. Cảm ơn em.
– Không có gì đâu ạ.
Cô ấy đi ra cầm theo danh sách rồi bắt đầu phân loại đống giấy tờ ấy vì đã bay tứ tung vì lúc rơi vừa nãy.
Thấy có lẽ cũng chẳng còn có việc gì cho mình nữa nên tôi cũng xin phép về luôn.
Đeo cái tai nghe lang thang đi ra đến cổng, thi thoảng lại nhún nhảy mấy cái đường ngớ ngẩn tự nghĩ ra để phiêu theo điệu nhạc, rồi lại giật mình nhìn xung quanh xem có ai biết đến sự hiện diện của mình không mầ bật cười.
Nhưng khi đi đến cổng trường, ánh mắt tôi dừng lại ở một người con gái trông quen quen. Cô ấy đang lúi húi bấm bấm điện thoại, tôi đi đến gần rôi nhưng hình như chẳng biết gì cả, còn về phần tôi thì cố nặn trong đầu ra xem gương mặt mình đã gặp ở đâu rồi.
Chợt cô ấy nhìn lên, trông thấy tôi vài ba giây. Đôi mắt khẽ nheo lại, nhưng không giống như nheo lại vì khó chịu:
– Cậu là…
Đã có nét gì đó ngờ ngờ để tôi có thể đoán ra được:
– Nghĩa?
– Thảo…
Cả hai đứa đồng thanh nó tên của nhau lên sau một hồi cố gắng để nhớ lại, rồi bật cười vì hai cái tên được vang lên cùng một lúc.
– Sao cậu lại ở đây?
– Sao là sao? – tôi quay mặt sau của cái túi đựng vé xe buýt, để hở cái thẻ sinh viên rồi chìa cho cậu ấy xem – Tớ học trường này mà.
– Sao thành phố này nhỏ thế nhỉ? – Cạu áy cười tươi rồi đưa cho tôi một cái thẻ trông cũng khá tương đồng – Không thể nghĩ được rằng tớ học chung trường với cậu đâu.
– Vậy mà cả kì chẳng gặp nhau bao giờ.
– Không sao. Hôm nay gặp là được rồi.
– Ừ. – tôi cười – Mà trông cậu có vẻ như đang đợi ai đó vậy?
– Đúng rồi, tớ đang đợi bạn để đi về cùng. – rồi cô nàng nhìn sang tôi – Hay cậu đi ăn trưa với bọn tớ nhé, xem như hậu tạ luôn chuyện lần trước, bạn tớ chắc vui khi gặp cậu lắm.
Tôi cười trừ, đang định từ chối thì nghe thấy một giọng nam cất lên:
– Này này. Mời thêm đứa con trai khác khi đi hẹn hò là bất lịch sự lắm đấy nhé.
Một thanh niên đeo balo một quai xen vào giữa chúng tôi, dáng người hơi thấp nhưng trông cũng khá cơ lực.
Cậu đang đang theo đà khoác tay lên vai Thảo. Nhưng bị cô nàng này cúi tránh đi, bèn đưa xuống đứng chắp tay bên hông chữa thẹn.
– Dở hơi à? Hẹn hò cái khỉ gì?
Trong khi hai người họ đang đôi co thì ánh mắt tôi đổ dồn vào người thanh niên ấy.
“Đây là chủ nhân của chiếc điện thoại đó sao?”
“Không phải… rõ ràng người nhắn tin với mình là con gái mà… Sao có thể?
“Chẳng lẽ đây là nhân vật người ấy?”
“Mà không… cũng không phải… theo như tôi được biết thì ảnh người ấy được bạn tôi dùng làm hình nền… nhìn anh chàng này hoàn toàn khác…”
– Gì mà nhìn tao dữ vậy mày? Tính mua dầu ăn à? – bắt gặp ánh mắt của tôi đang nhìn mình, thanh niên ấy nhíu mày hỏi.
– Cậu ấy là bạn tôi đấy. Lịch sự tí đi, đồ khỉ. – Thảo bặm môi rồi véo cho cậu ta một cái khá đau.
– Á… Tôi cũng bạn bà đây. Sao chẳng đối xử với tôi lịch sự chút nào đi? Đồ chó.
Cô nàng làm bộ xắn tay áo, bảo tôi:
– Cậu chờ chút nhé. Cái giống loài này không cư xử kiểu con người văn minh được.
Vừa nói dứt lới thì thanh niên kia đã chạy tránh đi được một quãng xa rồi.
– Có giỏi thì đừng có chạy.
– Có ngu thì mới không chạy.
– Bạn cậu vui tính nhỉ. – tôi nhìn ông kễnh kia đang khuâ chân múa tay, nói như hỏi.
– Ừ, lớn đầu to sọ rồi mà cứ như thằng bé cấp hai, suốt ngày bày trò.
Tôi cười. Đùa chứ, ông này trông còn hơn thằng Nam một trời.
– Mà đấy là bạn cậu đánh rơi điện thoại ấy à? – tôi hỏi lúng túng, vì đón rằng khả năng cao sẽ là không phải.
– Không phải đâu, bạn tớ là con gái mà. Nó đang bận chút chuyện. Mà để tớ gọi xem nào.
Rồi cô nàng lôi điện thoại ra bấm bấm.
– Con cao su này. Mày có ra nhanh không thì bảo?
– …
– Ờ rồi, bước vội cái chân lên. Có điều bất ngờ dành cho mày đây.
– …
Vừa cúp điện thoại xong là Thảo chỉ ngay tay về sau lưng tôi vói vẻ hào hứng:
– Nó kìa…
Tôi ngoảnh lại, và có lẽ tôi là người bất ngờ hơn cả. Theo hướng ngón tró của cậu ấy mà nhìn thì chẳng có ai khác, ngoài một con người rất thân quen.
Phương Linh…
Đúng, cái dáng người ấy, bộ đồ ấy cả sáng nay ngồi gần tôi, chẳng có cơ hội nào để mà tôi nhầm được cả.
Nhận ra được chuyện gì sắp xảy đến với mình, tôi liền quay sang Thảo:
– A, chết. Tớ vừa nhớ ra có chuyện gấp phải làm. Hẹn cậu lần sau nhé.
– Ơ, ít ra hai người gặp nhau đã chứ.
Tôi quay đi thẳng, câu hỏi của Thảo bị tôi bỏ ngoài tai nên không hề có câu trả lời nào. Lý do của tôi thì là giả, nhưng cái vẻ gấp gáp này hoàn toàn là thật.
Tôi rảo bước nhanh như chạy, vừa ra đến bến xe là tôi nhảy ngay lên một chiếc xe buýt nào đó vừa đến bến mà chẳng cân quan tâm số hiệu bao nhiêu. Bác tài xế phóng xe đi, để lại sau lưng tôi một mớ hỗn độn những chuyện rắc rối, những chuyện mà tôi biết rằng thật khó để có thể nạp ngay nó vào trong đầu lúc này.