Phần 17
Tâm bần thần nhìn qua khung cửa sổ xe, quang cảnh ngoài xe vùn vụt lao về phía sau. Bàn tay nàng lạnh buốt trong tay Thành, anh lo lắng nhưng không cố kềm nén không nói gì.
Trước khi đi, cha Tâm dặn dò riêng anh hai điều quan trọng nhất, một là giá nào cũng bắt Tâm phải học, hai là chuyện này không được nói với ba của anh. Điều thứ hai anh không hiểu lắm. Nhưng sau khi lên xe, có thời gian suy ngẫm anh mới hiểu ra, giữa ba anh và Bác Sơn không đơn thuần là quan hệ bạn bè nữa mà là nửa sui gia. Bác muốn giữ danh dự cho Tâm.
– Anh… – Tâm quay sang nhìn Thành.
– Anh có khinh thường gia đình em không? – Tâm nghẹn ngào.
– Em nói gì vậy. Tại sao khinh thường gia đình em chứ? Tài sản lớn nhất của cha mẹ em đã giao cho anh. Anh hạnh phúc lắm.
Thành ôm chầm lấy nàng, giọng anh run lên.
– Em phải tin anh? Em phải tin anh?
– Em tin anh mà. – Tâm nói nhỏ.
Nàng gối đầu lên vai anh, mắt nhắm lại, một giọt nước mắt chảy dài xuống má. Anh là chỗ dựa duy nhất của nàng hiện giờ.
…
– Cô ơi! Sao có một triệu hai vậy?
– Tại tháng này mười bốn buổi, cô dạy có mười hai thôi!
– Dạ, nhưng mà hai buổi kia là cô xin phép cho em nó nghỉ mà! Đâu phải do con không dạy.
– Ừ… Thì… Tôi trả vậy đó. Thấy được thì dạy tiếp, không thì thôi. Thời buổi giờ sinh viên dạy thêm đầy đường. Sao?
– … Dạ… Không sao… chiều thứ Ba con tới.
Tâm chạy xe về nhà mà quan cảnh ngoài đường như nhòe đi trong mắt nàng. Nàng uất ức, tủi thân, muốn khóc lên thật to.
Suốt ba tháng vừa qua, rất nhiều chuyện xảy ra. Nhiều hơn tất cả các sự kiện phát sinh trong suốt thời gian Tâm bắt đầu học ở Sài Gòn.
Nàng xin chú Thuận cho mình chuyển về ở nhà chú, để tiết kiệm tiền nhà trọ. Cha mẹ nàng không vui, nhưng không phản đối.
Tâm năn nỉ anh cho nàng đi làm thêm. Lần đầu tiên đi làm, Tâm bị o ép đủ đường. Đêm nào về cũng lén anh khóc một mình. Nàng sợ anh lo lắng sẽ không cho nàng đi làm nữa. Đi làm thêm nhọc nhằn mà lương ít, tuy nhiên vẫn tốt hơn đi phục vụ quán nhiều.
Nhớ đến những ngày làm phục vụ quán, Tâm lại rùng mình kinh sợ.
Lần đó, Tâm nói dối anh là làm công việc bán hàng. Ngay lúc anh đang ôn thi nên nàng càng có lý do để tự lo cho mình.
Vừa vào quán ngày đầu tiên, mặc chiếc váy đỏ chói ngắn đúng hai gang tay và chiếc áo thun bó sát khoét rộng tới mép áo ngực, Tâm ngay lập tức trở thành hoa khôi của quán. Bàn nào cũng yêu cầu nàng phục vụ, rót bia, gắp đá. Những lời nói bỡn cợt, những câu đùa thô tục, những lời gợi ý dâm đãng của những gã đàn ông mặt mũi đỏ bừng, làm nàng chán ghét tới cực điểm.
Không chỉ như vậy, khi nàng đi qua đi lại giữa các bàn nhậu sát khít nhau, rất nhiều cái vuốt ve va chạm giữa hai đùi nàng. Tâm cắn răng tiếp tục, vì tiền bo mỗi ngày không hề ít. Nhưng đến ngày thứ ba đi làm thì mọi chuyện đã vượt sức chịu đựng của nàng. Gã quản lý gạt nàng vào buồng thay đồ, ép nàng chiều máu dê của hắn. Tâm phản kháng kịch liệt, vô tình thế nào đá vào hạ bộ hắn, nàng thoát được ra ngoài. Sau đêm đó, Tâm không quay lại làm ở đó nữa.
Tâm mệt mỏi ngồi xuống ghế. Hai bàn tay ấm áp của anh massage hai vai cho nàng.
– Em ốm quá, vai em không tròn trịa như lúc trước nữa. – Thành đau xót nói.
– Vậy anh còn yêu em không? – Mắt Tâm vẫn nhắm chặt.
– Em không được nói vậy nữa nha. Tình yêu của anh mãi mãi không thay đổi. – Anh nhìn nghiêm túc vào đôi mắt nhắm chặt của Tâm, như thể nàng có thể thấy anh đang rất nghiêm túc.
– Vậy đủ rồi. Em chỉ cần tình yêu của anh thôi! – Nàng mở mắt lên nhìn anh, hai mắt long lanh ươn ướt.
– Hồi trưa anh đi chuyển tiền cho em rồi nè! Chắc cha mẹ sẽ vui lắm. – Tay Thành đung đưa tờ giấy xanh xanh trước mặt Tâm.
– Ah… Anh đáng yêu quá. – Tâm chộp lấy tờ giấy, hôn lên môi anh một cái rõ kêu.
– Ủa, em đưa anh có năm triệu thôi mà. Sao sao?
Năm triệu là số tiền nàng dành dụm suốt ba tháng trời. Nhưng trên tờ giấy biên nhận lại in rõ ràng số tiền gấp đôi. Tâm há hốc nhìn anh.
– Anh là một nửa con rể của cha mẹ mà. Đó là phần của anh. – Thành mỉm cười.
– Nhưng anh…
– Đây là số tiền anh đi sửa máy tính. Anh không xin ba đâu em yên tâm nhé.
– Em cảm ơn anh! – Tâm vùi đầu lên vai Thành, nàng cảm thấy mình thật hạnh phúc.
…
Ánh nắng buổi sáng chiếu qua khung cửa sổ, vẽ một vệt dài gãy khúc trên dãy bàn của giảng đường. Tâm chống tay lên cằm, thả hồn trôi xa xăm, ánh nắng xuyên qua mái tóc mai ánh lên màu nâu nhạt. Đôi mắt nàng mơ màng, hàng lông mi cong vút, đôi môi đỏ hồng hơi mím lại như đang suy nghĩ điều gì. Âm thanh giảng viên văng vẳng bên tai nhưng không gợi lên cho nàng bất cứ điều gì.
Đột nhiên âm thanh giảng đường lặng im, rồi xì xào nhỏ.
– Cô kia…
Một giọng đàn ông vang lên bên tai Tâm, nàng không phản ứng gì.
– Tâm… – Vy khều khều lưng Tâm từ phía sau.
– Ah… Gì vậy? – Tâm giật mình quay lại.
Nàng thật sự hoảng hốt khi phát hiện ra bao nhiêu ánh mắt nhìn mình chằm chằm, thương hại, cảm thông, hả hê… Tâm ngơ ngác nhìn lên, thầy Trung, lớp Tâm lý diễn xuất, đang đứng đó nhìn nàng. Thầy Trung nổi tiếng nghiêm khắc, dáng người trung bình, khuôn mặt dài, mắt nhỏ, cằm hơi ngắn nối liền với cổ, giữa cằm lúng phúng vài sợi râu như râu cá trê. Bọn học sinh gọi ông là Trung Cá trê. Đôi mắt ông hơi ngạc nhiên khi nhìn thấy gương mặt hoàn mỹ của Tâm.
– Cô đứng lên. Nói tóm tắt cho lớp nghe bài giảng của tôi hôm nay. – Ông nói.
Tâm đứng lên, hai bàn tay nàng bấu lấy bàn trắng nhợt. Biểu hiện của thầy Trung càng ngạc nhiên khi thấy vóc dáng của Tâm. Nàng mặc một chiếc áo thun màu hồng nhạt, quần jean xanh ôm sát người, dáng người thật chuẩn.
– Dạ, em xin lỗi thầy. Em… Em mất tập trung mới nảy nên… – Tâm lí nhí.
– Học với hành. Nếu muốn mơ mộng thì ở nhà đi. Tới lớp làm gì. – Ông nói rồi xoay lưng bước đi.
Bất chợt ông quay lại.
– Em tên gì? – Ông nhìn nàng.
– Dạ, Thanh Tâm ah! – Nàng nói nhỏ.
– Cuối giờ đến phòng giáo viên chờ tôi.
Ông không nói gì nữa, quay lại bục giảng tiếp tục bài giảng của mình. Tâm bần thần ngồi thừ ra đó, đầu óc trống rỗng.
– Không có gì đâu! Lần trước anh cũng bị thầy kêu lên khiển trách mười phút là về thôi! Ổng nói gì cứ dạ dạ, em xin nhận lỗi… Là được thôi mà! – Giọng của Ninh trấn an nàng.
Tâm gật gật, đầu nàng cúi xuống như suy nghĩ.
Hai tháng trước, Tâm quay lại học sau kỳ nghỉ hè. Nàng phát hiện ra Mạnh và Phước đã nộp đơn xin nghỉ học. Theo lời Vy kể là gia đình cả hai đứa đồng loạt nộp đơn xin rút học bạ, để đi du học. Tâm thấy cũng lạ, nhưng nàng nhẹ nhõm vì không phải đối mặt với hai kẻ đó nữa.
– Reng… Reng…
Tiếng chuông báo hết giờ kéo Tâm về thực tại. Nhớ đến việc phải gặp thầy Trung ở phòng giáo viên, Tâm ngán ngẩm đứng lên.
Cánh cửa phòng giáo viên khép hờ. Tâm khẽ gõ lên cánh cửa nhẹ hai tiếng.
– Vào đi. – Tiếng thầy Trung vang lên bên trong.
– Dạ… Thầy gọi em. – Tâm ngập ngừng, nàng vẫn đứng trước cửa.
– Thanh Tâm hả? Em vào đây. Giúp thầy mở rộng hai cánh cửa ra cho mát. – Ông không ngẩn đầu lên, mắt dán vào tờ báo trên bàn, tay cầm mẩu bánh mì còn lại bỏ nốt vào miệng.
Tâm răm rắp làm theo. Cánh cửa phòng được mở rộng ra, người đi ngoài hành lang có thể nhìn rõ ràng bên trong. Bầu không khí trong phòng cũng trở nên thân thiện, minh bạch hơn.
– Em ngồi xuống đây. – Tay ông đẩy cặp kính cao lên, nhìn nàng.
Tâm líu ríu ngồi xuống, đầu cúi thấp, hai tay nắm chặt quai túi xách.
– Tại sao em không tập trung trong lớp? Hay em cho là bài giảng của tôi nhàm chán? – Giọng ông trầm trầm.
– Dạ, không có. Em… Em… Lo nghĩ chuyện nhà một chút thôi ạ. Em hứa lần sau sẽ không như vậy nữa. – Tâm hoảng hốt nói nhanh.
Ông Trung gật gù hài lòng. Mắt ông quan sát Tâm, nhìn chiếc túi xách sờn góc của nàng. Một viên ngọc quý như vậy mà bị lẫn trong đám hỗn tạp này lâu nay, không có ai phát hiện ra sao. Ông thầm nghĩ.
– Được rồi. Tôi bỏ qua cho em lần này.
Tâm thở phào. Nàng định xin phép ra về thì ông bất ngờ rút ra một tờ giấy trong bìa hồ sơ xanh dương bên cạnh. Tâm thoáng ngạc nhiên nhập ra đó là tờ Sơ yếu lý lịch của nàng, có dán tấm hình 3 x 4 của nàng ngay góc.
– Để xem nào… Đào Lê Thanh Tâm, nguyên quán thường trú Cần Thơ, sinh năm 1992, 19 tuổi. – Ông đọc như cho mình và cả nàng nghe.
– Cha Đào Hồng Sơn, sinh 1960, mẹ Lê thị Thảo Thanh, sinh 1962. Tốt lắm.
– Chiều cao của em là bao nhiêu? – Ông chợt ngẩn lên hỏi.
– Dạ… Dạ, một mét bảy ba. – Tâm bối rối trả lời, không hiểu ông có mục đích gì.
– Tốt. Tốt lắm. – Ánh mắt ông sáng lên.
– Số đo ba vòng? – Ông hỏi tiếp.
– Dạ, sao ạ… Để làm gì vậy thầy? – Tâm há hốc.
– Tôi là người đang hỏi! – Giọng ông trầm thấp lạnh lẽo.
– Dạ… 88 – 61 – 90 – Đầu Tâm cúi gằm xuống, má đỏ bừng tới mang tai.
– Em đang học ngành gì? – Mắt ông nheo lại nhìn nàng.
– Dạ, Diễn viên Kịch – Điện ảnh. – Tâm trả lời.
– Hệ gì?
– Đại học – chính quy – 4 năm.
– Haizz… Em theo học ngành đào tạo trở thành người của công chúng. Mà e ngại đủ thứ, ấp a ấp úng thì làm sao? – Ông thở dài chán nản.
Tâm cúi đầu không biết nói gì.
– Tôi biết hiện giờ có rất nhiều người theo học ngành này chỉ để có mảnh bằng vắt lưng sau này. Tôi càng biết rằng gần ngàn sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, không có đến 3 người được đóng phim, chưa nói đến nổi tiếng. Nhưng em có ý thức được là mình khác không? – Thầy Trung ngừng một chút nhìn nàng – Em rất đẹp, trời phú cho em một vóc dáng hoàn mỹ, một khuôn mặt thiên thần. Em không nên cam tâm trộn lẫn trong đám tạp nham đó.
Tâm sững sờ nghe những lời thầy Trung nói, ông đang hướng nghiệp cho nàng ư? Nàng lọt vào đây chẳng qua là không còn sự lựa chọn khác. Nàng chọn ngành này chẳng qua là một phút mơ mộng hão huyền tuổi mới lớn. Nhưng ông đang nói như thuyết phục nàng suy nghĩ nghiêm túc về khả năng phát triển nghề nghiệp diễn viên. Tim Tâm đập thật nhanh. Mình có thể sao?
– Em xem đi. – Thầy Trung chợt đẩy tờ tạp chí đang mở rộng trên bàn về phía Tâm.
Tâm thoáng chần chừ, cầm lên tay. Trước mắt nàng là hình chụp thời trang của một cô người mẫu khá quen mặt. Tâm nhìn xuống góc hình, một hàng chữ in nghiên nhỏ, Diễn viên – Người mẫu Nhật Vy. Nàng ngẩng đầu lên nhìn thầy Trung, chưa hiểu ý ông ta.
– Nhật Vy, tên thật là Nguyễn thị Loan, sinh năm 1989, ba năm trước con bé đó vẫn là sinh viên của trường này. Như em bây giờ. Do chính tôi dẫn dắt em Loan vào nghề. Từ đóng phim truyền hình đến phim truyện, rồi chuyển sang mẫu thời trang. Hiện giờ cat – xê mỗi show diễn thời trang của cô bé lên trên trăm triệu đồng. – Ông ngưng lại quan sát Tâm đang há hốc ngạc nhiên.
– Tuy nhiên, để trở thành một Nhật Vy, không dễ như nói. Con đường cô ta đi qua cũng gian truân khổ cực ghê gớm. Cô ta rời khỏi tôi ngay sau khi đủ lông đủ cánh, nhưng bản thân tôi thấy điều đó là đúng. Tôi chỉ có thể giúp cô ta đặt vài viên gạch đầu tiên, phần còn lại của căn nhà phải do cô ta tự xây lấy. Lâu lâu, trên mặt báo trong một số bài phỏng vấn con bé có nhắc đến tôi. Thế là đủ. Tôi đã được an ủi rất nhiều. – Ông nhìn qua cửa sổ như hồi tưởng.
Ông hít sâu một hơi, nhìn Tâm.
– Em muốn được như Nhật Vy không? – Ông ta hỏi.
– Dạ… Em… Em có thể sao? – Giọng Tâm run run.
– Không những được mà còn hơn nữa kìa. Nhưng em nên suy nghĩ kỹ, bước chân vào ngành này phải chuẩn bị đối mặt với những tranh đấu quyết liệt, lúc nào cũng phải đề phòng, không tin được ai và… đôi khi phải biết chấp nhận hy sinh bản thân mình. – Ông nói rất chân thành.
– Em… Em không biết nữa. Em sợ… – Tâm ấp úng.
– Em không phải sợ gì hết. Em cứ về suy nghĩ đi. Nếu em đồng ý thì gọi cho tôi. – Thầy Trung đưa cho nàng một chiếc name card trống trơn, chỉ có tên và số điện thoại của ông.