Phần 6
“Mẹ con cháu đã nhận đủ quà của cậu rồi. Nhiều quá!”
Mở đầu thư, chị chỉ viết dòng chữ này bằng chữ in, rất to. Trên nguyên trang trước. Trang sau:
Mình ơi! Em xin mình đừng cáu giận hai mẹ con em. Bữa trước Dì Bình nhắn tin qua cô Thái (là bạn học của Bình) rằng mình sẽ lên đây. Ngày nào em cũng ngóng, cũng mong. Vừa mừng lại vừa sợ. Mừng vì anh đã về và nhớ đến mẹ con em, vì lại được gặp lại người em vẫn luôn coi là chồng, vì Thanh Lâm sẽ gặp được bố đẻ ra nó, vì… nhiều thứ lắm anh ơi. Nhưng em sợ! Anh sẽ nghĩ thế nào khi thấy em qua những chuyện đời xảy ra? Liệu anh có thương mẹ con em? Sợ gặp lại anh, em không kìm hãm nổi tình cảm mà lại quấn quýt chuyện vợ chồng mà lại sinh đẻ thêm nữa thì sao? Em mới 40, đang tuổi sinh đẻ. Nhỡ ra…
Chính vì thế nên em nhờ cô Lan trông con Tâm và con Minh còn em và con trai thì em nói dối cô ấy là về quê. Nhưng thực ra em và con không đi đâu cả. Lúc cô Lan dẫn anh đi về khu tập thể, em đã ôm chặt con và cắn chặt cái khăn để khỏi bật khóc. Chiều đó, hai mẹ con ăn bánh chưng ngoài quán vì anh vẫn chưa đi. Con hỏi mẹ ơi sao không về nhà, hai em Tâm và Minh chờ không thấy lại khóc thì sao? Em an ủi con và cũng tự an ủi mình: “Ta đợi chút nữa về con nhé.”. Khi anh đi khỏi, em cứ muốn lôi con chạy theo…
Em muốn khóc thật to, dụi đầu vào ngực anh mà khóc, mà kể, mà cắn. Chuyện dài lắm anh ơi! Ước gì có anh ở đây, ngay bây giờ nhỉ? À mà thôi! Rồi anh còn phải lấy vợ. Em nghe Dì Bình bảo là anh đã có người yêu, đã dẫn về quê ra mắt họ hàng. Cô ấy trẻ thế, xinh thế thì liệu mẹ con em sẽ ở đâu trong tim anh? Từ hôm nọ đến nay, đêm nào em cũng khóc. Nhìn con là nhớ anh.
Em vẫn dẫn con về quê thường xuyên anh ạ. Nó còn bé chả biết gì. Nay mai nó lớn mà hỏi về bố thì em biết nói sao hả anh? Em tủi thân và thấy khổ quá. Muốn gặp anh mà lại không muốn anh lên đây đâu. Mình gửi thư cho nhau để nói chuyện cho đỡ nhớ vậy nhé! Em vẫn luôn nhớ và yêu anh nguyên vẹn như xưa…
Chị viết nhiều, kín 5 trang giấy. Nét chữ run run và có những chữ nhòe nước. Chắc vừa khóc, vừa viết. Tôi cũng khóc vì thương, khóc vì nhớ, khóc vì chưa được gặp lại người mình say đắm, mối tình đầu tiên, người đàn bà đầu tiên của đời tôi.
Hôm sau, tôi xin nghỉ phép năm. Tính để cuối năm nghỉ phép cưới vợ. Nhưng không thể dừng. Tôi nói chuyện với đồng chí trung tá, trưởng phòng là nghỉ phép lên TN thăm người thân và về quê. Tôi biết kế hoạch sắp tới, sẽ có đoàn cán bộ kỹ thuật tăng cường cho mặt trận biên giới, trên ấy chiến sự vẫn diễn ra căng thẳng, bọn TQ vẫn gây rối thường xuyên. Anh bảo tôi là ngày kia có xe đi khảo sát và cung ứng khí tài cho QK, có thể đi cùng. Xe rộng mà chỉ có 3 người. Khí tài sẽ trở lên sau. Tôi mừng quá. Mua 2 cuộn giấy dầu, mỗi cuộn chừng 30m gửi chú lái xe. Chiếc Uaz (do LX sx và viện trợ cho ta) rộng rãi, để thỏa mái. Tôi mua 3 cuông giấy dầu mang lên cho chị, bởi bữa trước thấy mái hiên nhà và mái bếp có nhiều chỗ thủng, dột. Tôi giữ ý định để chị bất ngờ nên không nói gì với cô em gái khi chiều qua nó tới đơn vị hỏi tôi có đi cùng nó về quê không?
Xe chạy tới 7 giờ tối thì tới nơi. Mấy anh em bảo tôi ăn tối cùng. Nể mọi người nhưng ăn cũng kém ngon. Ăn xong, tôi giục lái xe đi luôn.
Lối vào nhà chị, tôi đã quen. Tới cổng tôi bảo chú lái xe rọi đèn pha và bấm còi. Tôi đi vào trong. Ánh trăng đầu tháng nhàn nhạt nhưng cũng dễ nhận ra cảnh vật xung quanh. Cửa chính vẫn mở, ngọn đèn dầu leo lét trên bàn. Im lặng quá! Vừa lúc chú lái xe nhấn thêm còi, tôi nhìn thấy chị đi ra, hỏi:
– Ai đấy?
Tôi trả lời:
– Luân đây!
Thấy chị luống cuống định lùi vào trong. Tôi gọi nhỏ:
– Liên ơi!
Liên lao ra rất nhanh. Chúng tôi ôm chặt nhau. Tôi hôn vội lên môi em rồi thì thầm:
– Ngoài kia còn chú Lái xe nữa. Mấy đứa trẻ ngủ sớm thế? Em bật điện lên để anh khuân mấy thứ vào…
Liên nói nhỏ chỉ đủ tôi nghe thấy:
– Hôm nay cúp điện. Để em vào thắp đèn dầu vậy.
– Ừ!
Tôi quay ra xe. Cùng chú lái xe khiêng 3 cuộn giấy dầu vào trong hiên nhà.
Liên cầm cây đèn đi ra. Ánh đèn soi rõ gương mặt đỏ hồng và ánh mắt long lanh. Tôi nói với lái xe:
– Đây là chị gái tớ. Cảm ơn chú nhé! Giờ quay ra đi cho sớm. Tớ gửi lời cảm ơn mọi người. Tớ ở lại hết phép thì xuống sau.
Chú lái xe lễ phép chào tôi và chị rồi ra xe, lùi và quay rồi đi thẳng. Ánh đèn pha quét sáng cả khoảnh đồi.
Vừa khuất sáng, tôi ôm Liên vào lòng. Gỡ balo xuống, tôi bê bổng Liên lên.
Nụ hôn cứ quay cuồng, cuống quýt, hổn hển và mê dại. Liên nói thầm:
– Khẽ thôi anh. Nhỡ các con thức…
Tôi buông em, cầm đèn đi vào, vén màn lên soi các giường. Hai đứa con gái nằm một giường. Giường bên, một đứa con trai ngủ mê mệt. Tôi soi đèn gần khuôn mặt nó. Giống y như tôi vậy. Tôi đứng ngây người mà ngắm. Rồi nhẹ nhàng ôm nó, hôn lên má, lên trán thằng con 13 tuổi của chúng tôi. Vậy mà cu cậu chả cựa quậy. Tôi quay ra, mắt Liên ầng ậc nước. Tiếng xịt mũi và nghẹn ngào đang bị cố kìm nén.
Vặn nhỏ ngọn đèn, đặt lên bàn. Tôi dắt Liên ra cửa, chỉ vào mấy cuộn giấy dầu, tôi nói:
– Giấy dầu đấy. Anh mang lên lợp lại mái hiên và mái bếp. Bữa trước thấy thủng mấy chỗ. Tháng này, tháng sau là mưa bão nhiều đấy!
Rồi quàng tay ôm Liên, nâng cằm em lên nhìn vào khuôn mặt em. Em nhắm mắt chờ đợi. Tôi hôn khắp mặt em, thấy vị mặn của nước mắt. Thôi thì thào:
– Anh nhớ, thương và yêu em lắm Liên ơi!
– Em cũng thế. Thằng Lâm bao nhiêu tuổi là bấy nhiêu ngày em nhớ anh, em khóc vì thương con. Nhiều khi muốn hét lên gọi tên anh mà phải câm, phải nín… hu… hu…
Tôi giơ ngón tay lên miệng ra hiệu em đừng làm ồn kẻo lũ trẻ thức dậy. Em gục đầu vào vai tôi, chùi nước mắt, hỏi:
– Anh lên đây mấy ngày hả anh?
– Lên với em chừng nào em chán anh, em đuổi thì anh…
Chưa nói hết câu, Liên cấu vào sườn tôi đau nhói.
– Sao anh nói thế? Em mong cả đời còn chưa được thì sao lại chán chồng, chồng ơi?
Tôi ngồi bệt xuống thềm gạch. Liên cũng ngồi xuống kề bên. Tôi hôn em, em đáp lại. Chúng tôi hôn nhau như mười mấy năm trước trao nhau. Em cầm tay tôi chủ động đưa lên ngực em. Tôi lần cởi từng chiếc cúc áo, tay tôi chạm vào da thịt ấm áp của em. Đôi bầu vú mà tôi quen, tôi nhớ và khát thèm.
– Liên…
– Dạ…
Chúng tôi chìm đắm trong nhau, dưới ánh trăng mờ dần. Trời đêm miền núi se se lạnh.
Liên bảo:
– Mình vào nhà đi anh. Anh ngủ với con nhé. Còn em ngủ với hai đứa con gái bên này. Anh ngủ đi kẻo mệt.
– Anh muốn ôm em ngủ…
– Đừng anh. Con nó hỏi thì biết nói thế nào? Ai lại mẹ đi ngủ với cậu bao giờ? Mai em cũng xin nghỉ ở nhà, nhiều chuyện muốn kể để anh biết. Mới lại, mai lũ trẻ đi học hết, ở nhà chỉ còn vợ chồng mình. Hôn em nữa đi anh rồi mình đi ngủ.
– Anh chưa muốn ngủ và cũng chả ngủ được. Ngồi xuống đây, anh bảo.
Tôi ngồi xuống cái ghế băng, kéo Liên ngồi xuống. Tôi moi từ đáy balo ra chiếc túi vải năm xưa mà tôi luôn mang theo bên mình.
Em nấc lên:
– Ôi anh ơi! Em tưởng anh không còn giữ được nữa. Rồi em đứng dậy đi về hướng cái tủ đứng. Mở tủ lục tím rồi quay ra. Trong tay nắm cái gì đó. Đến bên tôi, em xoè tay ra đặt ngửa lòng bàn tay trên mặt bàn. Một sợi dây vải dải rút của chiếc quần cộc bộ đội của tôi. Từ ngày ấy! Đã 11 – 12 năm! Tôi định ôm em để hôn. Em chỉ tay ra hai cái giường, ý chừng muốn bảo đừng, sợ trẻ thức dậy nhìn thấy.
Em dắt tôi ra sân. Tôi cầm theo chiếc đèn pin. Quành qua bếp. Trong bếp giờ không thấy bề bộn củi rả và xoong nồi như trước. Một cái chõng tre dựng nghiêng vào vách. Em hạ chõng xuống và ngồi, kéo tay tôi xuống theo. Tôi thoáng nhớ tới cái quán nước năm nào. Tôi nằm xuống, vít người em nằm bên. Cái chõng chỉ ngắn chừng mét rưỡi, nằm thẳng thì bàn chân buông chạm xuống đất. Tôi cởi khuy áo em, xoa bóp bầu vú rồi bú mút. Tay xoa dần xuống dưới bụng, luồn xuống cạp quần… Tôi thấy em như rùng mình, ôm ghì tôi vào em. Tôi rút tay ra để cởi dây thắt lưng quần của tôi. Em thì thầm:
– Anh ơi! Đừng bây giờ! Anh còn ở nhà mà…
Chợt điện lóe sáng. Nghe tiếng mấy nhà hàng xóm reo lên: ” A! Có điện rồi!”. Nhà trên cũng sáng trưng. Nghe tiếng đứa con gái gọi ” Mẹ ơi! Mẹ!”. Đứng vụt dậy, kéo quần và cài khuy áo. Em nói nhỏ:
– Lên nhà đi anh. Nhớ vẫn phải là chị em đấy nhé. Rồi hôn vào môi tôi. Xong em chạy vụt lên nhà. Tôi dựng lại cái chõng vào mé tường như cũ. Nghe tiếng em gọi:
– Cậu ơi! Lên đây đi! Các cháu dậy rồi này!
Tôi dựng lại cái chõng và bước ra ngoài. Trăng cuối tuần cũng đã thấp dưới lùm cây. Bước vào nhà, hai đứa cháu gái chạy ùa lại, bám vào áo và hét to: A cậu! Tôi nhìn vào thấy thằng Lâm ngồi lặng im nhìn tôi, mắt nó long lanh sáng trong ánh điện. Nó không nói gì cho đến khi mẹ giục, nó mới lí nhí: ” Con chào cậu!”. Nó không xưng là “cháu ” như 2 đứa em gái mà xưng là ” con” làm tôi thoáng thấy ngậm ngùi và tự nghĩ hay là Liên bảo con xưng hô như thế? Tôi lấy quà chia cho lũ trẻ. Ngoài bánh kẹo, quần áo, đồ chơi… tôi còn mua cho mỗi đứa một cuồn chuyện dành cho thiếu nhi. Riêng đồ chơi cho thằng Lâm là một chiếc xe tăng mô hình của QĐ Liên Xô, kỷ niệm của trường nơi tôi học và bảo hai đứa cháu gái:
– Xe tăng của cậu cho anh Lâm vì anh ấy là con trai nhé.
Chúng ngoan ngoãn nghe lời và cứ kè kè ngồi cạnh cậu. Thằng Lâm ngồi bên mẹ, chỉ chăm chú nghe và nhìn tôi như thăm dò, như thắc mắc, như muốn nói một điều gì đó…
Đã quá muộn, Liên cất giọng bảo lũ trẻ đi ngủ để mai còn đi học và “để cậu ngủ kẻo mệt”.
Tôi kéo thằng Lâm lên giường. Liên tới bên, hạ mùng xuống và cẩn thận giắt màn xuống mép chiếu, nói:
– Mùa này nhiều muỗi lắm… Rồi nhìn tôi, ánh mắt thật dịu dàng. Tôi muốn vùng dậy ôm em. Dường như thấy được ý của tôi, em bảo:
– Cậu ôm cháu ngủ đi nhé.
Rồi em đi về phía giường bên, nơi 2 đứa con gái đang thì thầm, khúc khích cười…
Sáng hôm sau, phần vì đi đường có chút mệt mỏi, phần vì suốt đêm hầu như không ngủ bởi cứ ôm chặt thằng con tôi vào lòng, xoa đầu, xoa lưng nó mà nghĩ, mà thương mấy mẹ con. Tôi biết nhiều lúc nó cũng thức theo tôi, dụi đầu vào ngực tôi, hơi thở đều đều và yên bình của nó phả ấm nóng vào ngực tôi, nơi đó có trái tim người cha đẻ ra nó… Khi thức dậy thì cũng vừa lúc Liên dắt xe đạp vào tới cửa. Em lao vào giường, ôm chầm lấy tôi, nức nở. Em nghẹn ngào trong tiếng khóc: