Phần 75
Thìn và Thụy Kha sau khi mẹ gọi điện lên thì quyết định về quê luôn, hôm nay là sáng 30 tết.
Ấy thế nhưng sự đời ai oán trớ trêu thay, tối qua chắc hẳn ai ai cũng còn nhớ, một đống quần áo của cả hai người đã được “viu” gọn gàng ở góc phòng. Thế nên Thụy Kha trần truồng thoát khỏi cái ôm của Thìn mà xuống giường đánh răng trước.
Nhưng khi bước đi, Thụy Kha mới thấy mình thật là xấu hổ, không để đâu hết ngượng. Dáng đi tập tễnh, hai đùi phải khép vào nhau trong khi hai chân vẫn phải bước đi, dáng đi của một con vịt, tất cả đều là hậu quả của của cuộc làm tình đêm qua, giờ mới thấu.
Thấy Thụy Kha khó nhọc bước đi, Thìn vẫn nằm trên giường, chống một tay lên đầu cười tủm tỉm:
– Thụy Kha, em sao vậy?
Biết mình bị trêu, lại đang trần truồng, Thụy Kha đỏ mặt quay cái đít bự trắng tỉnh trắng tinh về phía Thìn:
– Lại còn nói nữa à, tại ai? Em bắt đền. Đau như này chưa chắc đã lái xe được.
Thìn vuốt cằm kiểu vuốt râu nhưng làm gì có râu đâu mà vuốt. Cậu ta đang tự hào về bản thân mình lắm, chẳng gì cũng làm cho chủ tịch xinh đẹp của một công ty lớn phải thay đổi dáng đi vì mình.
Thụy Kha nhìn thấy điệu bộ ấy thì càng thấy “phát ghét lên được”, rồi nàng khó nhọc bước vào nhà vệ sinh. Dòng nước ấm xả vào bướm một lúc mới làm tan đi những lớp dâm thủy đã bết lại với nhau ở đám lông trên mu và hai mép bướm. Dòng nước ấm cũng làm bướm Thụy Kha giãn ra một tí, cô tủm tỉm trong nhà vệ sinh và nghĩ: “Chết tiệt thật”.
Sau khi nhanh chóng gấp quần áo bỏ vào trong vali, ăn sáng qua loa tại nhà, Thụy Kha và Thìn xuất phát lên đường về Quảng Bình lúc 8 giờ sáng. Người lái xe không ai khác là Thìn, cậu cảm giác mình có thể lái được, vả lại cậu cũng không muốn để một cô gái đang đau ê ẩm ở háng, đi còn không thẳng hàng được phải lái xe.
Xe đi qua Ninh Bình trượt vào Thanh Hóa. Xe vượt Thanh Hóa vào Nghệ An. Xe băng qua Nghệ An về Hà Tĩnh. Bỏ lại Hà Tĩnh xe đến Quảng Bình. Từ đường quốc lộ rẽ trái vào nhà Thìn còn khoảng 5 chục cây số nữa.
Trời chạng vạng tối, thấy Thụy Kha đang ngon giấc trên đùi mình Thìn không nỡ đánh thức, nhưng anh muốn Thụy Kha cảm nhận thấy mùi của quê hương mình nên gọi dậy. Thìn luồn tay vào cái áo phao lông vũ của Thụy Kha nhéo đầu ti gọi Thụy Kha:
– Em dậy đi, sắp về đến nhà rồi.
Thụy Kha mơ màng mở mắt, một khung cảnh hoàn toàn khác hiện ra trước mắt Thụy Kha. Thìn mở cửa kính ở hai bên. Mùi quê hương tràn vào. Thụy Kha khịt mũi rồi hơi hơi nhăn mặt:
– Khịt khịt khịt, anh ơi, mùi gì vậy?
Thìn đã quá quen thuộc với mùi này rồi, anh gọi đó là mùi quê:
– Mùi cá khô đấy em. Quê anh ngoài cá và muối ra chẳng có thứ gì nhiều cả. Mỗi lần đánh cá về bán không hết thì người dân thường chọn những loại cá thích hợp để phơi khô, chờ dịp sau bán. Lúc đầu em ngửi thấy khó chịu, nhưng quen dần sẽ thấy mùi này rất ngon.
Thụy Kha không dám chê ra miệng nhưng đúng là chưa ngửi quen thấy khó chịu thật. Cô thả tầm mắt mình xa xa:
– “Ở xa kia là gì vậy anh?”, Thụy Kha chỉ tay về phía một vùng bằng phẳng.
– Đó là cánh đồng muối đấy em. Giờ không phải là vụ muối nên em không nhìn thấy màu trắng trải dài khắp một dải ven biển. Vụ này cũng sản xuất muối nhưng năng xuất không bằng một phần vụ hè.
Thụy Kha thò hẳn đầu mình ra ngoài cửa kính xe, cô muốn tóc mình tung bay trong gió:
– Hình như sắp đến biển, em thấy gió biển hay sao ấy.
Thìn chỉ về phía rặng phi lao:
– Em nhìn thấy rặng phi lao ở xa kia không? Biển ở đó đấy. Em thấy gió biển khác không, một lúc nữa em sẽ da mặt mình nhờn nhờn, vì gió biển có chứa muối.
Thụy Kha nhìn thấy một rặng dài phi lao không có điểm dừng như mọc ven theo biển cả dài và rộng mênh mông:
– Em thấy rồi. Rặng phi lao là để chắn sóng, chắn gió, chắn bão và tránh biển xâm lấn vào đất liền phải không anh?
– Ừ, hồi còn ở nhà, buổi trưa nào anh cũng ra rặng phi lao chơi đấy, ở đó có nhiều trò chơi lắm.
– Thích anh nhỉ?
Rồi xe tiến lại phía rặng phi lao chắn sóng, lấp ló sau rặng phi lao ấy là biển cả mênh mông, Thụy Kha phấn khích hét lên trong xe oto:
– Ôi, anh ơi, em nhìn thấy biển rồi. Biển đẹp quá.
Sau rặng phi lao đang xào xạc ấy là biển cả mênh mông xanh biếc, sóng vỗ chập chùng. Xe đi men theo rặng phi lao, trên một con đường rải đá dăm, thấp thoáng ở xa kia là lúp xúp những ngôi nhà nhà nhỏ mọc lên thành một làng ven biển.
Phía bên kia rặng phi lao là những bờ cát trắng phau, trời cũng sâm sẩm tối nên thủy triều lên làm bờ cát ấy bị thu hẹp đi rất nhiều nhưng vẫn còn cách rặng phi lao chừng độ dăm chục mét.
Nhìn thấy làng mình, Thìn bồn chồn đến lạ. Nơi đây anh đã lớn lên, từng hàng cây đụm cát đều đã là một phần tuổi thơ. Thìn chỉ về phía trước ô tô:
– Thụy Kha ơi, sắp về đến nhà rồi. Em nhìn thấy mấy ngôi nhà phía trước không?
Tự nhiên nghe Thìn nói thế, Thụy Kha thấy mình hồi hộp vô chừng. Người nhà anh cô biết cả, gặp cũng nhiều lần rồi. Nhưng đó là gặp trên Hà Nội, nay cô về tận đây, nói một cách văn hoa chính là “lần đầu về quê chồng”, cô hồi hộp cũng phải thôi.
Chiều 30 tết, trên đường vắng lặng bóng người, thứ nhất là người dân ở đây vốn đã thưa thớt, thứ nữa là giờ này họ đang quây quần bên mâm cơm tất niên.
Vẫn trên con đường có rặng phi lao ấy, Thìn đỗ xe trước cổng được dựng bằng những cây gỗ phi lao, cánh cổng cũng được đan bằng gỗ làm cho có chứ không phải mục đích chống trộm.
Thụy Kha nhìn vào bên trong, cách cổng độ chừng dăm chục mét là một ngôi nhà cấp 4 xây bằng gạch, mái lợp tôn màu xanh dương.
Có một lối đi nhỏ được rải bằng đá dăm hút vào ngôi nhà, trước ngôi nhà có một khoảng sân nhỏ được lát xi măng, ở sân đó có một cây tre tươi cao chừng độ dăm sáu mét gì đấy. Thấy lạ, vừa mở cốp xe, lấy đồ, Thụy Kha hỏi Thìn:
– Anh ơi, cây tre ở trước sân sao trồng trơ trọi có 1 cây vậy?
Thìn giải thích:
– Không phải là trồng đâu em, là cây nêu đấy. Cây nêu được chôn trước sân vào ngày Ông Công Ông Táo 23 tháng Chạp đến hết tháng Giêng mới nhổ đi. Là tục lệ quê anh, có ý nghĩa để xua đi những rủi ro và để lấy may mắn trong cả năm. Cũng có ý nghĩa là sự giao hòa giữa trời và đất, âm dương hòa hợp. Quê anh còn nhiều phong tục lắm, để anh giải thích cho em từ từ.
– Vâng.
Ngoài khoảng sân và lối đi bằng đá răm, những chỗ khác đều là cát và cát. Những cơn gió biển tinh nghịch thỉnh thoảng còn làm cát bay lên bụi mù, ai không khéo và không quen rất dễ bị dính cát vào mắt.
Vì ngõ nhỏ nên Thìn đỗ xe ở cổng, cậu không nhìn thấy người thân nào của mình ở sân cả, cửa vẫn mở. Hai người, mỗi người kéo một chiếc va li trên con đường đá dăm ấy vào trong sân.
Thụy Kha lon ton đi trước, Thìn lót tót theo sau. Bước chân vào sân, đập vào mắt Thụy Kha là một nồi bánh chưng rất to, lửa đượm ngùn ngụt ở góc sân.
Thụy Kha định mạnh dạn đi vào hẳn cửa chính, nhưng cô dừng lại bởi tiếng nói bên trong vọng ra. Là tiếng của bố Thìn, ông đang là gia chủ của bữa cỗ Tết niên theo truyền thống quê hương:
– Kìa bà nó, đừng có khóc chứ. Các con các cháu nó cười cho bây giờ. Bữa cơm Tết niên này vắng thằng Thìn nhưng vẫn còn vợ chồng con Hợi, vợ chồng thằng Dần và các cháu nữa. Bà vui lên cho con cháu nó đỡ buồn.
Nghe vậy, Thụy Kha và cả Thìn nữa đoán là cả nhà đang quây quần bên mâm cơm Tất niên, nhưng không khí có vẻ đượm buồn khi không có tiếng nói cười của không khí ngày Tết.
Mẹ Thìn vẫn sụt sịt trả lời:
– Thôi, tôi xin lỗi ông, mẹ xin lỗi các con, bà xin lỗi các cháu. Nhưng cứ nghĩ đến thằng Thìn và cái Kha đang một mình trong viện mà tôi nuốt không đặng.
Bố Thìn thêm vào:
– Thì có ai nói gì đâu mà bà xin lỗi. Tôi chỉ nói là mình thương thì thương trong bụng để cho con cháu nó ăn Tết. Rồi hết ba ngày Tết tôi và bà lên thăm con cũng được mà.
Tiếng một cô bé, là con chị Hợi:
– Bà ngoại ơi, khi nào bà lên Hà Nội bà cho con theo với nhé. Tết con được nghỉ học, cho con lên thăm cậu Thìn.
– “Con cũng muốn đi thăm chú”, cậu bé con anh Dần.
– “Con nữa, con nữa, con nhớ cậu lắm. Con cũng muốn gặp mợ Kha, nghe mẹ con bảo mợ đẹp lắm”, cô con gái út của chị Hợi.
Bà thấy các cháu đang nhao nhao muốn đi Hà Nội. Bà nói:
– Ừ, để bà xem thế nào đã rồi cho các cháu đi.
Nhưng nghĩ đến thế bà lại càng nhớ con tợn. Bà chợt nức lên:
– Nhưng ông ơi, tôi thấy nóng ruột lắm ông ạ, mấy hôm nay rồi. Hay là mai tôi lên Hà Nội trước, rồi ông và các cháu lên sau. Sáng nay tôi gọi cho cái Kha, nó nói bình thường nhưng tôi vẫn lo lắm. Nó trên đó một mình với thằng Thìn. Tôi lên chả giúp gì được đâu nhưng cũng là cho nó đỡ buồn đỡ tủi. Tết nhất người ta sum họp gia đình, nó thì lủi thủi một mình trong viện với thằng Thìn.
Thấy mẹ đòi mai lên Hà Nội luôn thì anh Dần xen vào:
– Nhưng mai mùng 1 không có xe đâu mẹ ơi.
Bà nghĩ một hồi rồi nói:
– Thì mai mày chở mẹ ra đường quốc lộ, ở đấy thiếu gì xe. Nếu không bắt được xe khách mẹ nhờ xe nào cũng được.
Dần thương em, thương mẹ lắm:
– Vâng, để sáng mai con chở mẹ đi.
Chỉ có thể nghe được đến đấy thôi, không thể nghe thêm được nữa, Thìn và cả Thụy Kha nước mắt lưng tròng, cổ họng đau đau vì kìm nén tiếng khóc thành tiếng. Thụy Kha bước vào trước, ra đến trước cửa, cô đánh rơi cái tay cầm va li.
“Bịch”.
Cả nhà ở bên trong nhìn ra, thấy Thụy Kha xuất hiện như ở trên giời rơi xuống, cả nhà quá đỗi kinh ngạc.
Mẹ Thìn không tin vào mắt mình, bà ôm ngực mà mãi mới nói ra miệng được: “Ối, Thụy Kha, con tôi”.
Bố Thìn cũng vậy, ông bàng hoàng: “Là cái Kha?”
Vợ chồng anh Dần, vợ chồng chị Hợi và 3 đứa cháu cũng kinh ngạc không nói lên lời.
Thụy Kha rưng rưng nước mắt, cô lần đầu tiên về đây nhưng có cảm giác đây chính là nơi chôn rau cắt rốn của mình, có cảm giác những con người ngồi trong kia là những người thân ruột thịt của mình. Nhìn ánh mắt họ kìa, ánh mắt ấm áp giữa mùa đông lạnh giá, họ nhìn cô như nhìn đứa con đi xa trở về:
– Bố! Mẹ! Anh Chị! Con về rồi.
Chưa để mọi người kịp định hình chuyện gì đang diễn ra, Thìn cũng bước đến sát bên Thụy Kha, lọt vào tầm mắt của mọi người:
– Bố mẹ anh chị ơi, con về rồi.
Cả nhà sau phút ngỡ ngàng thì ùa ra ngoài sân như đàn ong vỡ tổ.
– “Con ơi là con”, tiếng của bố và mẹ Thìn như đồng thanh.
– “Cậu Thìn ơi. Hu hu hu hu”, là tiếng chị Hợi hô lên rồi lao ra ngoài ôm ghì lấy thằng em trai. Chị Hợi ôm em trai một cái rồi dành cái ôm chặt nhất, lâu nhất và đượm nhất cho Thụy Kha.
Anh Dần thì không sấn sổ nhưng anh đi nhanh lắm, anh ra… thằng em giai một cái rồi quay mặt đi chỗ khác, giấu không cho người khác biết là mình đang khóc.
– “A cậu Thìn, A chú Thìn về”, hai đứa con chị Hợi và 1 đứa con anh Dần nhìn thấy cậu, thấy chú thì reo lên rồi chạy xổ vào leo lên người chú.
Chị vợ anh Dần và chồng chị Hợi cũng mừng không kém.
Thấy mẹ chậm rãi đi ra, vừa đi bà vừa khóc, Thụy Kha nhanh hơn Thìn lại gần ôm lấy mẹ:
– Mẹ ơi. Anh Thìn khỏe rồi ạ.
Bà vẫn ôm Thụy Kha nhưng nhìn sâu vào đôi mắt con trai, bà vuốt vuốt cái đầu của nó:
– Út của mẹ. Út của mẹ.
Bố Thìn thì đi ra đến sân nhìn con cho rõ thì lại chạy vào trong nhà, ông đứng trước bàn thờ và thắp 3 nén hương. Cắm vào lư hương rồi ông quay ra gọi đàn con cháu:
– Cả nhà, vào đây thắp hương tạ ơn các cụ nào.
Thụy Kha giờ mới để ý ban thờ, người dân nơi đây quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho giời nhưng vào ngày Tết cũng cố gắng sắm sửa cho tươm tất. Trên ban thờ bày mâm ngũ quả, một mâm cơm mặn, hai câu đối đỏ hai bên treo cạnh hai cây mía.
Thấy con cháu tề tựu trước ban thờ, ông khấn ra miệng:
– Tín chủ con là Nguyễn Văn Tuất cùng… ác con cháu thành tâm kính lạy gia tiên ông bà cùng chư vị thánh thần. Chúng con đội ơn ông bà tổ tiên cùng chư vị thánh thần đã phù hộ độ trì cho cháu Nguyễn Văn Thìn tai qua nạn khỏi, biến hung thành cát. Hôm nay là chiều 30 tết, gia đình chúng con sửa soạn lễ mọn kính dâng ông bà tổ tiên cùng chư vị thánh thần, phù hộ cho gia đình chúng con trong ấm ngoài êm, các con cháu mạnh khỏe, học tập và công tác tốt, điều lành mang đến, điều dữ mang đi. Con thành tâm kính lạy.
Bố Thìn cúi lạy, con cháu thành tâm kính lạy theo. Và Thụy Kha cũng thế.
Bữa cơm Tất niên giờ mới thực sự bắt đầu. Thụy Kha ngồi cạnh mẹ còn Thìn thì ngồi giữa anh Dần và ông anh rể chồng chị Hợi.
Bố nâng ly rượu lên chúc cả nhà:
– Các con, không còn điều gì vui hơn hôm nay Út đã khỏe lại, gia đình chúng ta lại được đón Kha về chơi. Có thể nói niềm vui nhân lên gấp bội. Bữa cơm Tất niên này là truyền thống từ bao đời nay, để khép lại năm cũ, đón năm mới sang. Nào con cháu, chúng ta nâng ly.
Cả nhà cùng nâng ly, vừa cụng xong thì Thụy Kha ở phía đối diện lên tiếng:
– Bố mẹ, anh Thìn không được uống rượu đâu.
Và cả nhà nhìn thấy ánh mắt của Thụy Kha đang nhìn về Thìn giống ánh mắt của quản giáo nhìn tù nhân. Cả nhà cười phá lên vui vẻ, anh Dần đổ thêm dầu vào lửa:
– Chết chú em rồi nhớ, chửa chi đã bị quản thúc rồi.
Tết giờ mới thực sự về trong ngôi nhà.