Phần 13
Chơi diều
Khi vụ lúa đông xuân gặt đã xong những hạt vàng no ấm đã rủ nhau vào ngủ yên trong bao trong cót. Tiết trời hè đang lần lần ngả sang thu trời trong mà mát mẻ ít khi có mưa thì người dân quê đổ sang giải trí bằng chơi diều. Thì ra con người ở đâu cũng vậy người ta không phải là cỗ máy sau những quãng thời gian lao động vất vả người ta phải tìm được thú vui cho mình để giải trí để phục hồi cả về sức lực và tinh thần. Người dân quê đời sống điều kiện kinh tế chưa được đầy đủ chưa thể tham gia những trò giải trí cao cấp và tốn kém nhưng họ vẫn có thể chơi có quyền vui và những niềm vui mà chưa chắc những trò giải trí cao cấp có thể sánh được.
Chơi diều cũng phân ra từng đẳng cấp rõ ràng bọn trẻ con có diều của bọn trẻ con, bọn choai choai có diều của bọn choai choai, người lớn có diều của người lớn. Kích thước diều vùng chơi diều cũng được phân thứ bậc rõ ràng. Chơi diều còn theo từng vùng quê, mỗi vùng có kiểu dáng có cách thắt dây lèo diều khác nhau.
Trẻ con thường chơi diều đơn giản như chiếc diều tùm hụp chỉ là tờ giấy hình chữ nhật gập hai bên mép vào mỗi bên khoảng một phần tư cấu thủng phần góc cạnh móc vào đấy sợi tơ chuối. Tức là sợi tơ lấy từ bẹ của cây chuối hột. Cái giống chuối hột quả thì đầy hột ăn chẳng ngon lành gì có người còn nói nếu ăn thật nhiều chuối hột với đường hoặc mật là có thể chết người nhưng thân cây thì cao lớn bắp bẹ thì óng mượt chỉ cần chọn lấy những chiếc bẹ to không bị phạm tức là gãy rách gì đấy đem ra nắng to phơi cho tái dẻo đi rồi ngồi tỉ mẩn tách nhỏ thành những sợi tơ thì sẽ được những sợi tơ vừa đẹp lại vừa bền chắc nối các đoạn tơ lại với nhau là thành dây thả diều. Những sợi tơ chuối hột móc vào những chiếc diều con con ánh nắng chiếu vào làm những sợi tơ sáng lóng lánh như tia sáng cầu vồng. Rất đẹp.
Thật ra nhưng sợi tơ chuối dù có đẹp của chỉ dài khoảng 3 – 4 mét là cùng nhưng lấy chỉ khâu mà buộc diều lại là điều xa xỉ nếu bị mẹ biết thì nhẹ cũng phải một trận mắng, nặng là trận đòn lằn mông. Lằn theo kiểu vết roi lõm mông rát rạt. Cứ phải lấy tay di xuống chiếu rồi sờ vào cho nó man mát đỡ rát đi. Cứ đặt ngón tay vào giữa khe vết lõm kéo qua kéo lại. Nó sẽ dễ chịu hơn. Nhưng cũng chỉ được một lát vì lát sau nó sẽ sưng phồng lên như con lươn.
Những chiếc diều tùm hụp này chỉ bay là là chênh chếch cách mặt đất vài mét, diều này gió to quá cũng không bay được gió nhẹ quá cũng không bay được chủ yếu là phải vừa thả vừa chạy nhưng với trẻ con diều cứ bay lên là đã vui lắm rồi có đứa cứ cắm đầu cắm cổ chạy diều loăng quăng lật quật chẳng những không bay được mà còn quẹt cả xuống đất lệt xệt lệt xệt. Thế mà vẫn hăm hở chạy chạy đến rách bung cả diều ra mới thôi.
Giống diều tùm hụp này nếu không gắn thêm vài cái đuôi thì bay chao đảo mà không vững nên dù bé tẹo chỉ là mảnh giấy vở học sinh nhưng bọn trẻ vẫn cố gắn thêm vài cái đuôi để bay cho vững. Đứa nào khéo tay hơn thì làm diều cánh phản là chiếc diều hình chữ nhật có cái khung hình chữ T dán phết thêm mảnh giấy vở học sinh dán thêm vài dải giấy dài làm đuôi diều cánh phản bay cao hơn diều tùm hụp ăn gió rất tốt nhưng vót khung phải khéo nếu khung thì buộc dây lèo có chuẩn diều vẫn bị ghé có nghĩa là lệch vẹo sang một bên trong lũ trẻ nhóc đứa nào cầm theo chiếc diều cánh phản là ra oai được với bọn chơi diều tùm hụp lúc diều lên các cậu chàng chơi diều cánh phản thường ra oai bằng cách cậy ta là diều to dòng dây chao vào đám diều tùm hụp thế là các cậu chơi diều tùm hụp vừa nhấc dây vừa chạy toán loạn, hô hét ầm ĩ cả khu đồng.
Diều hay được thả ở đường Chùa, ngày trước ở đấy có một ngôi chùa khá lớn có cả sư trụ trì nhưng rồi chiến tranh loạn lạc chùa bị phá đi dấu tích chỉ còn lại còn khu nền đá và cái giếng chùa nước rất trong, thả diều ở đường Chùa lúc nào gió cũng lộng và lại là khu đất cao sạch sẽ chung quanh là những thửa ruộng cao, diều có chẳng may đứt dây rơi xuống cũng không bị bẩn hỏng.
Bây giờ chùa cũng đã xây lại và sửa sang nhưng cũng vẫn rất nhỏ bé và là một chùa nghèo.
Diều cánh cốc là loại diều điệu đà nhất của trẻ nhà quê, diều là làm bằng hai thanh tre bắt chéo theo hình số 8 rồi bẻ cong lên gắn thêm chiếc váy hình tam giác đều. Diều này dễ lên nhưng khó làm và khi làm diều phải thuộc lòng câu ca chỉ dẫn này:
– Mềm khung cứng cái thì lên.
Cứng khung mềm cái có lên đầu b…
Thanh cái là thanh trụ nằm chính giữa chiếc diều. Thanh này chịu toàn bộ lực gì của dây diều với gió tạo sức nâng lên nhất thiết phải cứng nếu mềm là chiếc diều oặt ẹo không thể nào cất mình lên được.
Diều rô là loại diều cỡ nhỡ của lũ choai choai là diều hình chiếc lá có gắn thêm hai cái đuôi hay được gọi là dái diều là hai mảnh hình bầu dục như quả trứng xếp nằm đối xứng. Diều này chỉ đeo được một chiếc sáo cỡ nhỏ tiếng kêu rô rô nên gọi là diều rô, dây diều là loại cước hay dây dù, dây sợi cỡ nhỡ diều này có đặc điểm lên nhanh và không kén gió.
Loại to nhất loại diều của người lớn được gọi là diều bì. Diều này có khi để chật cả hai gian nhà diều được chọn làm từ những cây tre bánh tẻ vừa cao vừa thẳng được uốn qua lửa để tạo độ dẻo dai. Chơi diều bì giỏi nhất làng là ông Tá diều ông làm bao giờ cũng to đẹp và thả là lên không phải chỉnh nắn bao giờ dây diều cũng làm bằng những tre những sợi thừng tre quấn vào quả lô to tướng riêng cuộn thừng tre này thôi khi đi thả cũng một người phải xách nặng, Diều bì khi thả phải có chí ít vài người riêng vác diều đón gió và đâm(phóng diều lên trời) cũng cần ít là hai người, hai người đâm vác diều đi xuôi chiều gió chừng ba bốn chục mét dựng diều lên đón đúng hướng gió phía người nhắc dây hai người gì dây thừng cũng đã sẵn sàng. Khi người đâm hô hai ba lên thế là hai người nhắc dòng kéo dây chạy ngược chiều gió diều lên lừ lừ như máy bay cất cánh diều lên dựng được so với mặt đất quá năm mươi độ thì người ta bắt đầu tra nhả thêm thừng cho diều lên cao.
Gọi là diều bì bởi vì diều này đeo theo cả một dàn sáo có đủ cả âm thanh âm trầm âm đệm tất cả chừng năm đến sáu chiếc sáo lớn nhất nằm dưới cùng là chiếc sáo đại có âm trầm nhưng rất to gió thổi vào là kêu ì ì ì nên diều mới được gọi là diều bì. Tiếng sáo diều giữa trưa hè hay đêm thanh vắng cứ gợi lên vẽ vào thinh không những âm điệu sâu lắng thật thanh bình và hồn hậu. Diều trẻ con ở quê không cầu kỳ nhiều màu mè như diều quạ, diều hộp, diều ống của trẻ thành phố nhưng về ước mơ bao cao bay xa lên bầu trời thì chúng chả khác gì nhau chả thế mà đứa trẻ thành phố nào cũng sẵn sàng đổi chiếc diều màu mè sặc sỡ của mình để lấy chiếc diều mộc mạc của lũ trẻ thôn quê. Giữa ồn ào náo nhiệt của phố phường có được một tối về quê ra đồng ngắm trăng nghe những thanh âm trong trẻo của tiếng sáo diều trong đêm trăng trong chợt thấy như thời gian lắng lại cuộc đời như nhẹ nhàng thư thái đi nhiều.