Phần 17
Phú Thọ hù tao xong, quay ra nhìn em từ đầu đến chân, em gật đầu chào chị! Chắc em cũng đoán ra là đó là “Cô T” mà mấy bà vừa nhắc tới. Tao bất giác thấy môi em hơi cong, không cười nhưng đầy sự kiêu hãnh.
Mọi người chia nhau ra đi làm, hôm nay thu hoạch đỗ đũa. Em cũng đeo găng tay, chụp nón nilon rồi hòa vào từng rãnh đỗ. Những sào đỗ được trồng theo luống, cao quá đầu người, nếu có chơi trò bắt cút, chắc chắn cũng không thấy nhau. Em đi theo mấy bà vặt đỗ, hỏi xem phải vặt thế nào cho đúng, quả nào nên bẻ, quả nào không. Em hòa đồng rất nhanh, các cô ấy cứ cười khanh khách. Tao đi đâu, Phú Thọ đi đấy, cứ cặp kè không rời. Em chỉ nhìn, quay đi, không nói. Phú Thọ hỏi tao:
– Ai kia anh?
– Bạn anh…
– Nhìn như trẻ con vậy?
– Ừ, kém anh nhiều tuổi…
– Bạn kiểu gì?
– Sao em tò mò thế?
– Chẳng phải người ta quan tâm anh à?
– Người yêu anh…
– Cái gì cơ?
Tao không nói nữa, chỉ cười cười. Lúc đó tao cũng không nghĩ nhiều, chỉ nghĩ đơn giản là làm cùng, tao từng từ chối rồi, là cô ấy hiểu. Phú Thọ chuyển chủ đề, chỉ nói về sản xuất, rồi phân bón, xong lại bảo xin về mấy ngày.
– Đang lúc thu hoạch mà, nhà có việc à mà em về?
– Không, em nhớ con!
– Ừ, nhớ thì em về đi, em định về mấy hôm?
– Em chưa biết…
Giọng nghe vẻ dỗi lắm.
Mọi người hái quả xong, cũng đến tầm lưng nắng, tao hỏi em mệt chưa, có muốn về trường không? Em bảo, muốn xem một ngày làm việc của tao thế nào? Lói gì lói, nghe thế thấy ló sướng làm sao.
Phú Thọ chỉ đạo mọi người ra bể sơ chế, tao gọi em đi xem mấy mấy luống rau cải. Cả cánh đồng rộng lớn, tao dắt tay em, trong lòng tao còn hân hoan hơn cả nắng. Hồi đó nếu có fly cam, đảm bảo còn lãng mạn và đẹp hơn cảnh trong phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” nhiều nhiều lần. Tao hướng dẫn cho em cách xem cây sinh trưởng, lá ra sao, khi nào thì cần phun thuốc bảo vệ thực vật. Em lắng nghe chăm chú rồi bảo:
– Em con nhà nông, mà chưa phải ra ruộng lần nào?
– Thế em làm gì?
– Em đi học, sáng học, trưa học, tối học…
– Sao học nhiều thế…
– À, nửa thời gian đó là trốn tiết!
– Vậy sau này con mà giống em thì dạy làm sao?
– Có mẹ như em mà dám hư á? Anh có dám hư không?
– Anh không ạ!
Em véo mũi tao rồi cười giòn giã:
– Có vẻ cô T không thích em nhỉ?
– Sao em nói thế?
– Em thấy cô ấy quan tâm anh hơi nhiều ấy.
– Thì làm cùng mà, ai chả quý nhau.
– Vâng. Thế nên mọi người mới tưởng là vợ chồng hả?
– Họ đùa thôi!
– Nếu có thêm đứa nữa, bế về em nuôi cho!
Em lại cười, em tao có một cái rất hay, gần như không bao giờ cáu, chuyện gì cũng có thể biến thành câu chuyện dưới góc độ hài được. Nên nhiều khi, có những nghiêm trọng, chỉ cần qua cách nhìn của em, nó chẳng thấm tháp gì. Em là kiểu người chuyện to thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ là không có, nhưng khi cần nghiêm trọng, cái kim thì sẽ rèn được thành dao mổ bò.
Dắt nhau về trạm nghỉ, Phú Thọ nói hết phân vi sinh, tao phóng xe ra đầu đường lấy. Đến trưa, về khu trọ ăn cơm, bao giờ cũng có một đứa được cho về nhà để nấu sớm. Bữa ăn có khoảng 5 người, tao, em của tao, Phú Thọ, em của Phú Thọ(Công) và một người do Phú Thọ gọi về. Tao bảo em ăn nhiều đi, gắp cho em miếng trứng, em gắp lại cho tao miếng thịt. Phú thọ lấy đũa chặn lại…
– Anh Linh không thích ăn thịt quá nạc đâu.
Rồi nhanh tay gặp miếng ba chỉ cho tao.
– Ồ, em không biết đâu, chị T hiểu anh ấy thế!
– Ừ em, ăn ở cùng với nhau, sao lại không hiểu. Nói em đừng giận chứ ai cũng nghĩ bọn chị là vợ chồng à.
Em cười cười rồi bảo:
– Vậy anh có định để thành thật không, em về nói với bác cho.
Tao nghe mà thất kinh, lạnh mẹ nó xương sống. Lúc đó nếu không có ai, tao đội mẹ nó lên bàn thờ, bảo nó ngồi ngay ngắn rồi chắp tay mà vái. Trong lòng run cầm cập, đm, chúng mày định quây tao à?
– Vớ vẩn…
Tao đánh trống lảng, em lại cười, nghe vô tư mà tao dựng hết lông tóc. Chúng mày đừng bảo chưa cưới đã sợ vợ, đm, thằng nào chả thế, cứ vào hoàn cảnh tao xem, chả thụt mẹ nó vòi vào. Không khí bữa ăn gượng gạo đến ngột ngạt…
– Cô T đâu rồi…
– Em đây…
Rồi Phú Thọ ù té bỏ bát chạy ra ngoài cửa. Ở hiên có một cái chõng, uống nước để khách đến có thể ngồi xơi trà.
– Anh Hạnh tìm em có việc gì đấy?
– Chiều cô cho dọn cỏ phía ruộng nhà bà Nga nhé, tôi hôm nay bận rồi.
– Thế anh bận thì tối ai thu rau để xe chở xuống cầu Diễn?
– Thì cô làm hộ tôi luôn, chẳng thích quá…
– Làm đêm thì có gì mà thích?
– Chẳng thích quá, cô lại có cơ hội ngồi hôn nhau với chú Linh còn gì. Hề hề, chẳng biết đêm về có làm nháy nào không ấy chí. À, hôm nào mát giời, cho tôi gửi một đứa nhá.
– Anh cứ đùa!
Tao ở trong nhà, suýt đánh rơi bát cơm, mắt nhìn sang em mà nghẹn ứ họng. Mặt em không biến sắc, khóe môi hơi cong. Thật chứ, trời không quá lạnh, mà chim tao tụt tận vào trong. Đời chả lẽ lại tàn ở đây…
… Bạn đang đọc truyện sex tại web: https://tuoinung.com/
Tao run rẩy đặt bát cơm xuống mâm rồi nói:
– Bác Hạnh sang đấy à?
– Ơ, chú cũng ở đây à?
Nói rồi hắn lật đật chạy vào nhà trong, vừa đi vừa nói:
– Tôi chỉ đùa cô T thôi, tôi…
Hắn hơi sững lại khi thấy em. Em buông bát, chào hắn và mời ăn cơm!
– Chào cháu, à em, đây là…
– Vợ sắp cưới của em!
– Ồ, em có phải ở Hải Phòng không, anh nghe chú Linh nói mấy lần mà chưa được gặp. Người yêu chú Linh xinh thế!
– Dạ, em cảm ơn anh, anh không vội thì ngồi ăn cơm luôn cho vui ạ.
Em đon đả, Phú Thọ nửa đùa nửa thật…
– Thôi ông về đi, chủ nhà hết cơm rồi.
Tao thấy khóe môi em lại hơi động đậy dáng như cười. Chúng mày đừng thắc mắc tại sao tao không có dáng ông chủ, đơn giản là vì tao ít nói, cùng làm và hòa đồng với mọi người, đều ăn đều ngủ nằm sương dãi gió, chứ không phải ngồi bàn giấy, cắp cặp đi, nắm ngón tay chỉ đạo. Nên mọi người gần như quên khoảng cách, họ chỉ nhớ tao là người trả lương thôi.
Mọi người nằm nghỉ ngơi xíu, em và tao lại ra đồng, tao đan tay vào các ngón tay em, dắt nhau đi chậm rãi, gió mùa đông, lạnh trắng mặt người…
– Em đừng nghe mọi người trêu nhé!
– Em để ý gì?
– Thật á?
– Vâng, trừ khi em là vợ anh!
– Giờ em là vợ anh rồi mà!
– Chưa ạ.
– Vậy mai mình đi đăng ký kết hôn nhé!
– Còn chưa cưới mà!
– Đó là thủ tục thôi, quan trọng là em có muốn gắn bó với anh không?
– Anh có thấy thích T không?
– Đó là người anh gọi xuống làm giúp anh, nếu không có cô ấy, hẳn mọi việc thật khó khăn. Đó là mối quan hệ về công việc. Anh thích cô ấy vì cô ấy làm rất được việc.
– Vậy để em quan sát xem sao!
– Ừm! Anh không để em phải bận tâm đâu. À, về việc lấy anh, em sẽ chịu khổ nhiều đấy, vì mẹ anh rất khó, nhà anh hơi phức tạp.
– Chỉ cần anh không sai với em, thì mọi thứ sẽ không cần phải đúng. Em tin em làm được.
Tao ôm lấy em vào lòng, thằng người cao đẹp của tao lại muốn khóc. Trên đời này, yêu một người đã khó, tìm được một người sẵn sàng đồng hành với mình càng khó hơn gấp bội. Tao đã nghĩ là vợ chồng, ngoài ân nghĩa yêu thương, còn là những năm tháng hy sinh chia mặn sẻ đắng. Không phải chỉ là đoạn tơ duyên, nó còn là nợ cả một đời. Có thể sau này, mình sẽ yêu thêm ai đó, mới thấy tình yêu đấy mới là chân lý, đủ đam mê để dứt bỏ sự ràng buộc, nhưng là người, thì phải biết ngoảnh lại cả quãng đời đã qua. Đau ốm ai chăm, áo rách vai ai xót. Nên nếu có phải đứt mảnh tơ trời cũng đừng nên chọn cách tổn thương nhau nhất. Sẹo này ai vá được cho ai?
Cái đệt, đã bảo những thằng nói hay ho, thì sống đều như lol, đéo hiểu sao mình lại cứ thích đạo lý nên nhân cách cũng không khác lol là mấy!
Nói gì nói, là thằng đàn ông mà không dứt khoát chắc chắn cả đời chỉ có bốc cứt mà ăn thôi. Tao nhớ có một hôm, vợ chồng đang mặn nồng phá núi, hừng hực dời sông lấp bể thì Phú Thọ gọi. Đm, nghe thế đéo nào được, tiếng chuông điện thoại sao át được tiếng vợ tao đang kêu. Nhưng hết đợt chuông này đến đợt chuông khác, chim tao cũng đéo thể cứng mãi, đành nhấc máy:
– Anh làm gì mà em gọi mãi không nghe?
Chả lẽ bảo anh đang địt, em gọi lằm gọi lốn. Cố nén hơi thở dồn dập mà trả lời:
– Có việc gì thế em?
– Em đau bụng quá, anh chở em ra trạm xá khám xem sao?
Liếc đồng hồ, 11h 30.
– Thằng Công đâu, em bảo nó đưa đi.
– Không, anh đưa em mới đi, anh sang đi, em đau bụng lắm.
Tổ sư nhà nó, ngày xưa điện thoại loa nghe thiết kế không khác gì con củ cặc, nhất là dùng nokia, cái loại chỉ hơn cục gạch một tí, nghe loa trong mà người ngoài cứ tưởng đang face to face. Em tao như đang là người cầm máy vậy. Vừa tắt điện thoại thì tin nhắn đến:
“Em đau bụng lắm, anh sang chở em đi trạm xá với, em đau không chịu được rồi”.
Đéo hiểu sao tao lại nhắn:
– Ngoan, chịu khó, rồi anh sang.
Rồi vứt điện thoại xuống định dậy. Bình thường vợ tao không bao giờ lục điện thoại, nhưng hình như phụ nữ mang khứu giác của loài chó, mà chắc chắn là chó săn hoặc hàng nghiệp vụ trở lên, cầm điện thoại lên nhìn tin nhắn rồi nhìn thẳng mặt tao và bảo:
– Anh đi hay không đi?
– Hay anh chạy sang xem nó thế nào?
– Bên đó có người không?
– Có thằng Công và em họ nó!
– Vậy sao nó không nhờ họ đưa đi?
Im mẹ nó luôn, ừ, sao không bảo họ đưa đi luôn. Gọi tao làm cl gì nhỉ?
– Anh gọi lại cho nó, bảo nó là nếu đau quá anh nhờ ông Hạnh đưa ra trạm xá trước, rồi anh sang sau.
Tao như một cái máy, bấm điện thoại rồi bảo Phú Thọ là đi trạm xá trước với ông Hạnh vì ông ấy ngay gần đấy. Phú Thọ nhõng nhẽo:
– Không. Anh sang em mới đi, còn em không đi với ai cả.
Tao quay lại bảo vợ:
– Nó không chịu đi nếu anh không sang.
– Vậy anh sang không?
– Anh không biết!
– Nó chưa chịu đi, nghĩa là nó biết không chết ngay được. Mà không chết ngay được thì anh vội cái gì. Tính mạng mình còn không lo được, thì định làm thơ với ai. Người làm của anh, anh đi em không giữ, nhưng anh nghĩ kỹ xem, có nên hay không?
Tao và vợ ngồi nói thêm một lúc nữa, Phú Thọ lại gọi. Tao không nghe. Một hồi sau cũng thôi. Em dậy mặc quần áo, nhìn tao rồi nói:
– Đi rượu với em!
– Bây giờ…
– Vâng!
Vì bọn tao ở nhà khác nên đi đêm hôm mẹ tao cũng không biết được. Hai đứa tao ra quán đầu phố, quán đêm phục vụ tim gan gà qué, gọi một chai to, hai vợ chồng uống. Phú Thọ lại điện, lúc đó là 2h đêm, em bảo tao trả lời nó, ngủ đi mai anh sang rồi giải quyết. Bọn tao chả nói gì, em uống vài chén, mấy thằng bạn trong nhóm vừa đi ăn sương về, tạt vào quán, thấy vợ chồng tao, mắt đều ra chữ lol hết. Vợ tao cười, mời mọi người ngồi chung. Kể từ ấy, đi đâu có việc tụ tập, tao không bao giờ còn được chúng nó cầm chén đến mời nữa…
Đêm nay sao bình yên lung linh chiếu sáng, để ngày mai bão giông đổ thẳng vào đầu. Đàn bà, thật sự là những niềm đau…