Phần 116: MÀN KINH KỊCH GIỮA ĐÊM KHUYA
Chắc cho rằng câu này sẽ dọa được tôi, Quách Đại Đảm nói xong, thần bí nheo mắt. Không khỏi cười lạnh một tiếng, tôi nghĩ: Lão tử đây còn gặp cả bộ xương uống máu ở Trường Bạch Sơn rồi, bộ xương biết cử động đã là cái thá gì!
Nhưng ngoài miệng thì vẫn phải tơn hớt: “Huynh đệ, chẳng phải anh có biệt danh là Quách Đại Đảm sao (To gan, lớn mật). Vậy mà còn bị bộ xương dọa?”
Quách Đại Đảm bị khích, trừng mắt rồi ngẩng cổ lên nói: “Không sai, tôi là người to gan nhất cái thôn này, cũng không phải là không dám đi… nhưng lần trước bán con cóc vàng, tiền xài còn chưa hết, bao giờ hết lại đi!”
Rõ ràng họ Quách này đã chột dạ, tôi thuận thế hỏi: “Dùng vải đỏ có thể biến con cóc thành vàng thật ư?”
“Đúng, nếu không tôi lấy đâu tiền tiêu xài?”
Nói xong, hắn ta cũng đề phòng, đánh giá chúng tôi một hồi, nói: “Hai người ngoại lai các anh phải biết tự lượng sức, đừng thấy người khác phát tài mà ham, tôi đây suýt thì chết, tính mạng quan trọng hơn vàng đấy!”
Tôi đến miếu bắt cóc không phải vì tiền, mà Quách Đại Đảm cũng chẳng phải vì lo lắng cho chúng tôi mà nói vậy, có cảm giác, hắn đang lo chúng tôi thành công thì đúng hơn.
Đã hỏi xong, tôi với lão Lưu bèn xoay người bỏ đi, Quách Đại Đảm phía sau còn cố hô với theo: “Tôi nói riêng cho hai người biết thôi nhé, trong miếu còn có một ma nữ áo đỏ cực kỳ đáng sợ đấy…”
Từ cuộc trò chuyện với Quách Đại Đảm có thể phân tích được hai điểm, thứ nhất, rất có khả năng trong miếu có cóc ba chân thật. Thứ hai, sau khi vào miếu, đúng là Quách Đại Đảm rất sợ hãi.
Nhưng tôi thì không sợ, bởi đã có lão Lưu là bùa hộ mệnh bên mình. Miếu quả phụ nằm ở sườn núi phía bắc của thôn, cách nhà máy thuộc da một đoạn đường. Nếu là vào miếu bắt cóc, không nhất thiết phải đi ban đêm, tôi với lão Lưu bàn nhau một chút, ăn trưa xong liền lên đường.
Đi dọc theo đường lên núi, có rất nhiều thôn dân đang bới ruộng đồng tìm cóc, trông thấy tôi với lão Lưu đi về phía đó, mấy người có lòng tốt vội gọi lại.
Có người hớt ha hớt hải chạy từ dưới ruộng lên nói: “Hai người định làm gì vậy? Không lên sườn núi được đâu, phía trước chính là miếu quả phụ đấy!”
Thấy thôn dân có lòng tốt nhắc nhở, tôi cười: “Cảm ơn, không sao đâu, hai chúng tôi chỉ đi qua đó xem chút thôi.”
“Xem gì mà xem, hai người từ nơi khác đến đúng không, chắc nghe nói Quách Đại Đảm tìm thấy cóc trong miếu nên ham chứ gì? Miếu quả phụ đó không vào được đâu, tìm xung quanh thôi.”
Thôn dân này đầu đội mũ rơm, ống quần xắn đến đầu gối, cẳng chân đã bị cháy năng đen thui, hẳn là phơi mình ngoài ruộng thời gian dài, tôi hỏi: “Chị à, gần đây anh có bắt được con cóc nào không?”
“Phát tài nào có dễ dàng như vậy? Chưa tìm được, nhưng cái miếu này không thể vào, tuy không lớn lắm nhưng có quá nhiều người chết. Cả hai nghe lời tôi đi, đừng đi nữa, kể cả ban ngày cũng không ổn đâu!”
Nói rồi chị ta còn giang tay chặn đường. Tôi bất đắc dĩ nhìn lão Lưu, lão lạnh giọng nói: “Hai chúng tôi chỉ đến cửa miếu nhìn một cái thôi!”
Dứt lời, chẳng quan tâm đến người thôn dân nữa, lách qua đi về phía sườn núi. Thấy lão bỏ đi, tôi cũng nói với chị thôn dân rằng yên tâm, rồi chạy theo lão. Đến gần miếu quả phụ này đúng là không có đường đi, sau khi lên sườn núi thì cỏ hoang đã cao nửa người, tôi đi trước mở đường, hỏi Lưu Khánh Chúc: “Lão Lưu, ông nói xem, nếu chúng ta mạo hiểm bắt được cóc, liệu Trương Lượng Tiết có đưa tập hồ sơ cho không?”
Lão Lưu chống gậy, vừa thong thả đi vừa nói: “Nếu đưa cóc mà hắn không giao tập hồ sơ, hai chúng ta sẽ bắt hắn ném vào miếu quả phụ!”
Tôi sửng sốt, cười nói: “Ai da lão Lưu, ông làm tôi bất ngờ đấy, giờ còn biết nói đùa cơ à?”
Lão Lưu không đáp lời, nheo mắt, giơ cây gậy chỉ về phía trước: “Ngươi xem!”
Nhìn theo hướng lão chỉ, cách đó không xa, giữa mấy gốc gây chết khô là một ngôi miếu đổ nát. Cả ngôi miếu dài khoảng bảy, tám mét, bờ tường và ngói đã ngả màu xám xanh, lộ ra một màu thời gian. Nhìn ngôi miếu cũ, tôi không khỏi cảm thán: “Lão Lưu, vốn tưởng nó chỉ là một ngôi miếu nhỏ, ai dè miếu quả phụ cũng rộng chứ nhỉ!”
Lão Lưu gật đầu: “Đương nhiên nó không nhỏ rồi, họ Trương từng nói, năm xưa có rất nhiều dân tị nạn chết trong này sao?”
Vừa nói vừa đi, đến cửa miếu, tôi hít sâu một hơi rồi cùng lão Lưu bước vào. Ngôi miếu có một gian hương khói và một phòng ngang, vị trí sườn núi vốn đã âm u, trong miếu hàng nằm lại không có ai đến thờ cúng, cảm giác đầu tiên khi bước vào đó là lạnh lẽo đến rùng mình.
Ngôi miếu vốn có tên là miếu hồ tiên, đối diện cửa còn có một tượng hồ ly bằng đá cao cỡ 1m, ở quê tôi cũng có miếu thờ hồ tiên kiểu này, có điều hầu hết chỉ lập cái thẻ bài, chưa từng thấy tạc hẳn tượng bao giờ.
“Lão Lưu, chẳng phải Quách Đại Đảm nói cóc ba chân tập trung dưới cây cột đá ư? Ở đây làm gì có cột đá nào?”
Lão Lưu quan sát xung quanh, chậm rãi nói: “Có một gian phòng ngang kìa, vào đó xem sao!”
Dứt lời, lão đi vòng qua tượng hồ ly, đi về phía căn phòng. Căn phòng này không bị mặt trời chiếu thẳng như đại sảnh, nó khuất dưới bóng cây, vô cùng âm u. Trong lòng nơm nớp, đi theo lão Lưu, lão vừa mới bước một bước đến trước bậc cửa thì đột nhiên dừng lại, tôi hỏi: “Sao thế lão Lưu, vào đi chứ?”
Lão không đáp lời, chỉ ngẩng đầu nhìn gì đó bên tròn, tôi tò mò đến gần, ngước mắt thì chợt sợ hãi kêu lên một tiếng, lùi lại. Trên xà nhà trong phòng, có một bộ xương người hoàn chỉnh treo lơ lửng.
Kể cũng lạ, nếu người treo cổ bị phơi đến chỉ còn xương khô, nó sớm đã phải rụng hết xuống mới đúng. Nhưng sao bộ xương này lại hoàn chỉnh như vậy, các khớp xương đều dính liền, không bị rời ra.
Mặc dù đang là ban ngày, nhưng thấy cảnh này vẫn không khỏi sợ hãi, tôi nhẹ giọng nói: “Lão Lưu, đây hẳn là quả phụ thắt cổ hai năm trước mà Trương Lượng Tiết nói?”
Lão Lưu quay lưng về phía tôi, cứ như không nghe thấy tôi nói gì, im lặng.
“Lão Lưu, hau là chúng ta đỡ chị ấy xuống mang đi chôn, đã phơi thây mấy năm, cũng thật thảm!”
Lão Lưu vẫn đứng bất động không nói gì. Tôi hơi sợ, không phải sợ vì bộ xương, mà sợ cái sự im lặng của Lưu Khánh Chúc.
“Lão Lưu, lão Lưu, ông sao thế? Sao không nói gì? Đừng làm tôi sợ!”
Vừa nói, tôi vừa run run đưa tay chụp bả vai lão. Cuối cùng thì lão Lưu cũng có phản ứng, thở dài nói: “Ngươi nhìn kỹ bên trong xem!”
Tôi nghe vậy, hít sâu một hơi, chuẩn bị tâm lý vững vàng, quan sát bên trong lần nữa.
“Mẹ ơi!” Tôi sợ đến suýt thì ngồi bệt xuống đất. Toàn bộ sàn nhà trong phòng, la liệt là tay người, những bàn tay đã bị hong khô chỉ còn xương trắng!
Những bàn tay người được bày chỉnh tề dưới đất, nhìn mà tê dại da đầu. Không dám xem nữa, tôi lùi về phía sau lão Lưu, nói: “Lão Lưu, nhiều người chết đến thế ư? Sao ở đây toàn là xương người, từng ấy người cũng không đủ ở trong này đi?”
Lão Lưu thấp giọng: “Đúng, xương ở đây nhiều như vậy, ước chừng phải đến 180 người!”
“Ai lại biến thái tới mức, xếp những bàn tay người chỉnh tề như vậy?”
Lão Lưu lắc đầu, xoay người đi ra ngoài, vừa đi vừa nói: “Quay về trước đã, ta không mang theo đồ nghề, không thể cứ giẫm lên xương cốt người ta mà vào tìm cóc được!”
Tôi gật đầu tán thành, ôm miệng chạy ra khỏi cửa miếu. Lão Lưu không hề dừng lại, vừa ra liền đi thẳng xuống triền núi, tôi đuổi theo nói: “Chẳng trách thôn dân cứ nhắc đến miếu quả phụ là sợ hãi như vậy. Thật con mẹ nó dọa người, ai có chứng sợ mật độ cao có khi vừa nhìn đã ngất mất.”
Lão Lưu lạnh lùng nói: “Ta có nhìn, bên trong có một cái cột lớn, hẳn chính là cột có đầy cóc mà Quách Đại Đảm nói.”
Tôi thở dài: “Chẳng trách tiểu tử này không dám đến nữa, một nơi như vậy ai dám ở, nó còn âm u hơn nhà tang lễ nữa.”
“Chúng ta quay về lấy xẻng và một cái sọt lớn, vào chôn hết những đống xương đi!”
“Được!” Tôi đáp mà không tình nguyện lắm. Lão Lưu nói thì có vẻ nhẹ nhàng, việc thu dọn xương cốt, không tôi làm thì ai vào đây nữa.
“Lão Lưu, theo ông, có phải chính Quách Đại Đảm xếp đống xương tay chỉnh tề như vậy không?”
Lão Lưu lắc đầu: “Không giống hắn làm!”
“Vậy kỳ quái nhỉ, ai lại biến thái đến mức ấy?”
Vừa đi vừa nói, loáng cái đã xuống đến chân núi, trông thấy chúng tôi trở lại, thôn dân ban nãy liền chạy tới, căng thẳng hỏi: “Sao rồi, đến cửa miếu chưa? Không vào trong chứ?”
Lo chị ta sẽ sợ hãi, tôi xua tay: “Chưa có vào, chỉ đứng bên ngoài nhìn thoáng qua thôi.”
Chị thôn nữ còn muốn hỏi thêm, tôi và lão Lưu vội lách người đi qua. Con người chính là như vậy, càng sợ hãi lại càng tò mò, vừa tham tiền lại vừa sợ chết!
Quay về nhà máy, nghe nói chúng tôi vừa đi miếu quả phụ thì Trương Lượng Tiết kích động hỏi han tình hình. Sau khi nghe lão Lưu kể sơ qua, hắn như suy tư gì đó đứng thất thần, một lúc lâu sau mới khôi phục, cố tỏ ra cười vui nói: “Giờ đã là chiều rồi, đừng gấp quá, sáng mai lại đi!”
Tôi nhìn lão Lưu một cái, thấy lão gật đầu, liền đáp ứng. Đại Ưng vào thành phố làm ăn, đến bữa tối mới về, ngày mai còn phải dậy sớm đi vào miếu nên tối nay nói gì tôi cũng không uống rượu với anh ta.
Sau bữa cơm, Đại Ưng khoác vai tôi đi về phòng, tôi ngại ngùng hỏi: “Đại Ưng, khu ký túc này rộng như thế, sao anh ở có một mình?”
Đại Ưng cười: “Tôi có chứng ngủ ngáy, cứ đặt lưng là ngáy như sấm, tầng trên tầng dưới đều nghe thấy, bị hàng xóm khiếu nại nhiều, bèn dọn đến đây. Anh có bị tiếng ngáy quấy rầy không?”
“À không, tôi cũng ngủ ngáy mà.” Tôi cười, trả lời đối phó.
Ngủ ngáy hay không không phải trọng điểm, cái chính là tôi muốn lão Lưu dọn tới đây để bảo vệ mình khi cần. Nhưng một người đàn ông hơn ba mươi, nói ra chuyện này thật ngại.
Quay về đến ký túc, buôn chuyện với Đại Ưng đến hơn 10h đêm, thấy đã muộn tôi bèn thu xếp về phòng nghỉ ngơi. Biết sáng mai tôi có việc, Đại Ưng cũng không giữ, tôi về phòng, cố gắng không nghĩ nhiều, mở nhật ký của Ngụy Hữu Chí ra đọc một lát rồi ngủ.
Không biết ngủ được mấy tiếng, chợt tôi giật mình tỉnh dậy, nghe bên phòng tắm có tiếng nước chảy ào ào. Mệt mỏi chả buồn mở mắt, tôi chỉ nghĩ chắc vợ Đại Ưng lại tới, đang giặt quần áo chăng.
Một lúc sau khi tiếng nước chảy biến mất thì lại vang lên tiếng kinh kịch bên phòng. Nửa đêm, tiếng hí kịch nghe rất rợn người, đặc biệt đó lại là giọng nữ, cao vút, rên rỉ, cuối cùng tôi không nhịn được bèn ngồi dậy.
Đang suy nghĩ xem phải nói với Đại Ưng thế nào, chợt cảm thấy có gì không đúng lắm. Giọng nữ hí kịch lần này, hình như không phát ra từ phòng Đại Ưng.
Mà nó giống như đang phát ra ngay ngoài cửa phòng mình!!!