Phần 114: ĐẠI ƯNG
Nghe anh ta nói thế, tôi không kìm được bật cười, nói con cóc ba chân là đột biến gene còn chưa tính, lại bảo trùm vải đỏ lên sẽ biến thành vàng?
Tôi chọc: “Đại ca, bí quyết đại phát tài như vậy mà anh cũng nói cho tôi, thật là người tốt!”
Anh ta ngửa cổ nói: “Cái này chả gọi gì là bí mật cả, đầy người biết, có điều loại cóc này khó tìm lắm!”
“Ừ!” Tôi chả rảnh mà tán dóc mấy chuyện vớ vẩn, đi thẳng vào vấn đề chính: “Đại ca, tôi muốn hỏi thăm anh một chút, đến nhà máy thuộc da Xuân Thu đi đường nào vậy?”
Anh ta có vẻ mất kiên nhẫn, giơ tay chỉ về hướng đông, làu bàu: “Phía đông phía đông. Cái anh này thật là, bày cho anh cách phát tài lại chả động lỏng, còn đi tìm cái nhà máy cũ rích kia.”
Nói xong lắc đầu ngao ngán, lại xuống ruộng tìm cóc. Tôi với lão Lưu nhìn nhau, cười khẩy rồi đi theo hướng anh ta chỉ. Đọc dường đi, gặp rất nhiều người đang gùi sọt tre trên lưng, dáng vẻ vội vàng. Khỏi phải nói, nhất định là nhóm người này đanh đi tìm cóc ba chân. Thực ra chuyện về cóc ba chân, hồi ở quê tôi cũng từng nghe nói, còn nhớ hổi 20t, tôi thất tình, mẹ an ủi một câu khá dí dỏm: “Con trai đừng khóc, cóc ba chân thì khó tìm, chứ con gái hai chân thì đâu chả có!”
Nhưng chuyện trùm vải đỏ lên sẽ biến thành vàng, thì đây là lần đầu tiên tôi nghe nói. Đi dọc theo đường làng về phía đông khoảng hơn 10p, cuối cùng cũng trông thấy nhà máy thuộc da kia, nó đúng như trên mạng mô tả, tường ngoài bong tróc, cổng sắt mất một cánh, mấy nhà xương bên trong chẳng có tiếng máy móc hoạt động nào cả, đúng là một nhà máy nửa sống nửa chết.
Một ông chú mặc đồng phục bảo vệ thấy tôi đứng ở cổng thì thò đầu ra hỏi: “Có chuyện gì?”
“Chào chú, bọn cháu đến để tìm giám đốc nhà máy có việc, ông ấy có ở đây không?”
Ông chú xua tay: “Quay về đi, giám đốc không gặp ai đâu, nhà máy hiện giờ ngừng buôn bán rồi!”
Tôi cười trả lời: “Không phải cháu tới để bàn chuyện làm ăn, mà cháu là bạn của ông ấy, tìm ông ấy có việc gấp!”
Tuy có suy đoán, lão Vũ giấu tập hồ sơ ở nhà máy này thì hẳn phải có giao tình với giám đốc, nhưng giờ tình hình chưa rõ ràng, tôi chưa dám tùy tiện nhắc đến tên lão Vũ.
Chú bảo vệ cau mày nói: “Bạn bè cái gì, bạn bè mà không gọi điện trực tiếp cho người ta, còn bảo tôi giúp? Hai người là tiếp thị thì có, đừng phí công nữa, anh của giám đốc bị ốm, nhà máy thì ngừng sản xuất, chỉ nay mai là bán thôi!”
Nhà máy sắp bị bán? Tôi hoang mang, tập hồ sơ còn ở trong, cụ thể giấu chỗ nào mình còn chưa biết, nếu nó bị bán đi thì thật phiền phức. Bèn thò tay lấy ví, móc ta 100 tệ, đưa qua cửa sổ nói: “Chú à, thôi thì chú vào nói giúp, là có người nhờ cháu tới lấy đồ, làm phiền chú!”
Bảo vệ liếc tôi một cái, nhận tờ tiền: “Ai da lại còn đưa tiền, chỉ giúp một chút thôi mà, ngại quá.” Vừa nói, ông ta vừa cất tiền vào túi: “Chờ đó, tôi đi báo giám đốc một tiếng.”
Dứt lời, ông chú mở cửa phòng bảo vệ, đi vào trong nhà máy. Khoảng hơn 10p sau, ông ta quay ra, vẫy vẫy tay: “Theo tôi vào đây, giám đốc đang ở văn phòng.”
Tôi với lão Lưu đi theo bảo vệ lòng vòng trong nhà máy, cuối cùng đến một tòa nhà hai tầng, tằng 1 vẫn là xưởng, nhưng leo lên tầng hai, cảnh tượng lại khiến chúng tôi tròn xoe mắt.
Thật khó tưởng tượng trong một nhà máy cũ nát như vậy, mà văn phòng lại được trang hoàng rất xa hoa. Bảo vệ chỉ tay về cuối hành lang, nói: “Văn phòng cuối hành lang kia kìa.” Dứt lời xuống lầu đi ra cổng.
Hai chúng tôi đi đến gõ cửa, vào phòng. Một người trẻ tuổi đẹp trai, mày rậm mắt to đang ngồi trước bàn máy tính, thấy chúng tôi vào thì đứng dậy bắt tay: “Hai người là…”
Tôi vội giơ tay ra tiếp: “Chúng tôi từ đông bắc tới, tôi tên Lý Diệu, còn đây là ông lão bạn vong niên của tôi.”
Giám đốc lấy một tấm danh thiếp trên bàn đưa cho tôi: “Tôi tên Trương Lượng Tiết, nghe bảo vệ nói, hai vị đến lấy đồ, là thứ gì nhỉ?”
Hồ sơ của lão Vũ là tài liệu tuyệt mật, tôi nghĩ hẳn lúc gửi lão cũng đã dặn dò kỹ càng, không được dễ dàng đưa cho người lạ. Tôi nói: “Huynh đệ, tôi là tài xế xe bus!”
“Ừ!” Anh ta đáp một câu rồi không nói gì, nghi hoặc chờ tôi tiếp tục. Tôi sửng sốt, anh ta không phản ứng?
“Tới để lấy một tập hồ sơ!”
Trương Lượng Tiết cau mày: “Lấy hồ sơ? Đến chỗ tôi lấy hồ sơ gì?”
Đã nói thẳng như vậy mà anh ta không hiểu, lẽ nào lão Vũ không gửi hồ sơ ở chỗ anh ta? Đang thắc mắc thì chợt cánh cửa đằng sau bị đẩy mạnh một cái làm tôi giật mình.
Người đi vào là một nam giới với bộ ria mép, thấy tôi với lão Lưu thì nghiêng đầu hỏi: “Lão đệ, hai người này là ai?”
Trương Lượng Tiết cười: “Khách từ đông bắc, nói là đến để lấy đồ.”
Người đàn ông nuôi ria vừa nghe thì bật cười ha hả: “Đông bắc đến à, tôi đã ở đông bắc mấy năm, rất quý người đông bắc, hào sảng!”
Tôi gật đầu lấy lệ, có vẻ anh ta rất hứng với chúng tôi thì phải, nói: “Đường xá xa xôi đến Tế Nam chúng tôi, đã đi những đâu rồi? Đi Hồ Đại Minh, Thiên Phật Sơn chưa?”
“Chưa đi đâu cả, chúng tôi vừa đến đây tối qua!”
“Vừa đến tôi qua? Tôi đây hiếu khách lắm, hai người ở lại chỗ tôi đi, ở lâu một chút, tôi dẫn hai người đi tham quan.”
Người đàn ông này có vẻ là một người thẳng thắn hào sảng, lần này tuy không phải đến để chơi, nhưng hồ sơ của lão Vũ giấu trong nhà máy, không hiểu ông chủ của Trương Lượng Tiết cố tình thử chúng tôi hay không biết gì thật, nghe anh ta bảo ở lại, tôi cũng tỏ ra cao hứng, cười nói: “Thấy đại ca có vẻ rất hợp với người đông bắc, thôi thì chúng tôi ở lại vài ngày, làm phiền anh vậy!”
Anh ta xua tay: “Không có gì, tôi tên Trương Lượng Ưng, cứ gọi tôi là Đại Ưng được rồi. Nhà máy do tôi với em trai Lượng Tiết cùng lập nên, tuy sắp thất bại, nhưng nói theo cách người đông bắc thì, tiền tôi chả thiếu!”
Nghe anh ta nói làm tôi có cảm giác rất thân thiết, Đại Ưng chắc cũng là một người thích kết giao huynh đệ. Khách sáo một lúc thì Đại Ưng thu xếp cho chúng tôi ở phòng sát vách, tiện có thể trò chuyện.
Tôi thì đồng ý thôi, có điều hình như Lượng Tiết có vẻ không vui thì phải, tôi thoáng thấy anh ta nhăn mặt.
Buổi trưa, hai anh em nhà họ Trương mời chúng tôi ăn một bữa ngon, trong bữa cơm, Đại Ưng cứ liên tục mời rượu, tuy tửu lượng tôi kém, không muốn uống nhiều, nhưng thấy chủ nhà quá nhiệt tình, cũng đành nhắm mắt mà nuốt.
Đến khoảng ba, bốn giờ chiều gì đó, tôi đã say ngất ngây, lão Lưu phải dìu về phòng. Đại Ưng muốn tôi ở căn phòng sát vách anh ta, nhưng phòng chỉ có một giường đơn, nên lão Lưu được bố trí ở phòng khác. Sau khi nôn mấy bãi khổ sở, tôi liền mơ màng mà ngủ thiếp đi.
Lúc tỉnh lại thì đã là 11h đêm, nhà máy nằm ở nơi tương đối hẻo lánh, xung quanh chẳng có nhà cửa gì, bên ngoài là đồng ruộng đầy tiếng ếch nhái kêu.
Nhớ đến chuyện cóc ba chân mà anh thôn dân nói, tôi không khỏi khẽ mỉm cười, ngồi dậy đi tìm nước uống. Chắc đây là ký túc xá của công nhân lúc trước, điều kiện không được tốt, tường nứt nẻ, hành lang đầy mùi bụi xi măng. Đang chẳng biết đi đâu tìm nước thì chợt Đại Ưng phòng bên cạnh đẩy cửa đi ra, trông thấy tôi, cười nói: “Huynh đệ tỉnh rồi à, tửu lượng kếm nhỉ!”
Tôi cũng cười, đáp: “Đúng là kém thật. Đại Ưng ca, muộn thế này rồi còn chưa ngủ, anh cũng khát nước à?”
Đại Ưng lắc đầu: “Nãy tôi ngủ quên, sực tỉnh mới nhớ chưa giặt quần áo, đi giặt xong sẽ ngủ tiếp!”
Tôi gật đầu, chợt có trận gió lạnh thổi qua, cả người rét run, ôm bả vai nói: “Đại Ưng, chỗ chúng ta ở là ký túc công nhân phải không, nhiều phòng thế sao tôi cứ thấy trống trải nhỉ.”
“Đúng rồi, thời nhà máy còn huy hoàng, đây là ký túc cho công nhân, môi trường hơi kém. Bắt hai người phải chịu khổ rồi, tuy nhiên giờ chỉ có chúng ta ở đây, anh có thể làm bất cứ điều gì mình muốn.”
Dứt lời Đại Ưng vỗ vai, quay vào phòng lấy cho tôi chai nước lọc, chúng tôi nói chuyện thêm mấy câu thì ai về phòng nấy.
Uống nước xong, nằm xuống giường thì lại không ngủ được, tôi bật đèn, lấy cuốn nhật ký củ Ngụy Hữu Chí ra đọc. Chếch cửa phòng tôi là phòng tắm giặt, chắc Đại Ưng đang giặt quần áo, tiếng xả nước vang lên.
Đọc nhất ký của Ngụy Hữu Chí thật là nhàm chán, chả đọc được mấy tờ, tôi đã ngủ quên mất. Không biết ngủ bao lâu thì bị đánh thức bởi tiếng động phòng bên cạnh. Tôi miễn cưỡng mở mắt lắng nghe, phòng Đại Ưng vang lên tiếng kinh kịch Nữ Tử Oa Khang.
Lấy điện thoại ra nhìn, đã 2h sáng, Đại Ưng này cũng quái thật, nửa đêm giặt quần áo đã lạ, giờ lại còn nghe kinh kịch?
Tôi trở mình, tiếng kinh kịch cứ nheo nhéo mất cả ngủ, cuối cùng đứng dậy đi tiểu. Khoác áo choàng đi ra ngoài, lúc nãy ở trong phòng chỉ nghĩ Đại Ưng bật đài hay TV gì đó, nhưng giờ đứng ở hành lang, càng nghe càng hoang mang. Bởi tôi có cảm giác, tiếng kinh kịch này không giống được phát ra từ thiết bị điện tử, mà là như có phụ nữ đang xướng kịch trong phòng anh ta.
Chẳng phải Đại Ưng nói tầng này chỉ có chúng tôi ở thôi sao? Anh ta gọi gái đến à? Chẳng hiểu chuyện gì, cũng chẳng muốn đoán mò, tôi vội chạy sang phòng tắm giặt đi tiểu. Nhà tắm công cộng, bên ngoài là bồn rửa tay, bên trong là toilet, rộng như vậy nhưng chỉ có một cái bóng đèn tối om. Đang khoan khoái xả lũ thì đột nhiên, thứ tôi nhìn thấy bên kia cửa sổ làm nước tiểu nghẹn lại không ra được nữa.
Phía sân phơi ngoài cửa cổ, có một cô gái mặc sườn sám đỏ như máu, bị treo lơ lửng!!!