Phần 82
Sáng, tôi với chị vẫn là hai nhân vật dậy trễ nhất nhà, vì hôm qua cả nhóm uống hơi nhiều nên hôm nay quyết định không tự làm đồ ăn sáng tại nhà mà kéo nhau ra ngoài caffe ngay hồ Xuân Hương để ăn sáng. Mọi người đều vui vẻ trò chuyện, tôi cũng cố gắng tỏ ra bình thường nhưng vẫn nhận ra cảm giác nặng nề nào đó, ít nhất là từ ánh nhìn của nhỏ Hân.
Ngồi chơi đến gần trưa thì cả nhóm bắt đầu di chuyển đi tham quan vườn dâu. Đây là vườn dâu của người quen gia đình anh Khải chứ không phải vườn của dịch vụ du lịch nào cả. Dịp này cũng là những ngày dâu vào mùa, không biết ai gợi ý mà chị nhất quyết đòi đi cho bằng được, nay mới biết tự nhiên biết mê dâu nửa mới lạ. Phải nói là lần đầu tiên thăm vườn dâu cho nên phái nữ nhà mình vẫn cuồng đến nổi suýt hái sạch vườn dâu nhà người ta. Lần đầu tiên trong ngày tôi nhìn thấy nụ cười của nhỏ Hân, thở phì một cái thầm cảm ơn cái vườn dâu đã làm gương mặt nhỏ rạng rỡ hơn kể từ sáng đến giờ.
Chiều, sau khi rời khỏi vườn dâu cả nhóm còn kéo nhau đi chơi thác rồi quay trở về nhà một người bạn của anh Khải. Đây là một căn nhà rất đẹp, đẹp nhất là ở cái kiến trúc hoài cổ, vườn hoa, xích đu, hàng rào trắng, có lẽ bao nhiêu là đạt chuẩn để khiến chị mê mẫn ngắm nhìn. Đặc biệt có một chiếc xe ôtô cổ màu trắng đen trong gara, theo lời anh Chinh – chủ nhà đây là chiếc xe anh của một người bạn của ba anh, tuy cũ nhưng anh đã bỏ công mang tận Sài Gòn sửa sang lại máy móc chủ yếu là để kỷ niệm nhưng thi thoảng vẫn mang ra chạy dạo phố với vợ con.
Nghe đến việc chiếc xe có thể chạy được chị reo ầm lên năn nỉ anh Chinh mang ra ngoài cho chị chạy chơi. Tất nhiên anh Chinh vui vẻ đồng ý, vì có không đồng ý cũng không được. Trong lúc mọi người tụ tập với nhau ăn uống trong sân thì chị cầm đầu mấy đứa con nít chơi với chiếc xe. Tận tay anh Chinh hướng dẫn tập chạy xe cho chị vì dù sao đây là xe cổ nên anh Chinh nói không phải ai cũng quen điều khiển.
Sau khi chắc rằng chị có thể tự chạy xe một mình được anh Chinh mới rời khỏi xe để đi vào sân tiếp tục cuộc vui chung để lại đám con nít chí chóe chơi với chị. Tuy xe cũ, khói nhiều, tiếng ồn cũng khá to nhưng tốc độ khá tốt. Chiếc xe cứ vi vu chạy lên con dốc rồi quay ngược trở lại, mỗi lần xe chạy ngang nhà là mấy đứa nhỏ toe tóe vẫy tay la hét. Nghịch xe khoảng nửa tiếng có vẻ chị đã chán cho nên chạy xe trở về đậu gần cổng, mấy đứa nhỏ loi nhoi trong xe, chị cũng ló đầu ra khỏi xe bắt tôi đứng chụp ảnh. Được khoảng ba bốn kiểu ảnh thì đột nhiên chiếc xe gầm lên lao nhanh về phía cổng, chỉ chỉ kịp hét lên một tiếng rồi ngã trở vào trong xe.
– Grựm…Aaaaaa…nhox ơi…Grựm…Rầm…rầm!!!
Chiếc xe đâm thẳng vào cổng nhà khiếc chiếc cổng sắt kiên cố sập một bên xuống ngay trước mặt tôi, chiếc xe mắc kẹt vào cổng gầm rú như muốn thoát ra lao đi thêm, khói bốc ra từ phía sau cứ như một bộ phim hành động có cảnh cháy nổ. Mọi người đều giật mình, tôi là người đầu tiên hoảng hốt quăng luôn máy ảnh xuống đất chạy ngay lại xe.
Tôi luống cuống tìm cách mở cửa xe nhưng không được, tiếng hét vì lo lắng của tôi át vào tiếng xe rít lên từng hồi làm tình hình càng lúc như càng nghiêm trọng hơn. Sau lưng mọi người cũng chạy ào ra, tiếng la hét của mọi người càng làm tôi cuống hơn, tay nấm xe mở thế nào cũng không được vì chị khóa chốt từ bên trong, chẳng kịp suy nghĩ nhiều tôi dùng tay đấm liên tục cái thật mạnh vào cửa kính xe. Tất nhiên tôi không khỏe nhưng các diễn viên và kính xe cũng không dễ vỡ như mấy chiếc xe của phim hành động, bên trong xe chị đang ôm lấy đầu hét lên hoảng sợ không còn nghe tiếng tôi gọi nửa.
Lúc này anh Khải với anh Chinh mới chạy đến gần, anh Khải nhanh trí dùng một cây sắt rớt ra từ hàng rào cạy cửa kia của xe từ bên ngoài. Chiếc cửa xe cũ nên không thể cưỡng lại sức mạnh của hai người thanh niên khỏe mạnh bật ra. Anh Chinh lao nhanh vào trong xe tắt máy, chiếc xe rung lên một hồi rồi im tiếng gáo thét, chỉ còn lại tiếng khóc tiếng la của mấy đứa nhỏ trong xe, riêng chị thì không còn la nửa nhưng vẫn ôm lấy mặt gục vào vô-lăng xe, tôi nhảy vội lên mũi xe leo qua bên kia lôi luôn anh Chinh ra ngoài, hét lên hết sức có thể.
– Anh tránh ra…tránh ra nhanh…
Thái độ của tôi khiến anh Chinh tuy to người nhưng cũng vội leo ra ngoài cửa xe sau khi cố gắng với tay mở luôn cửa sau. Tôi nhớ hình như anh Khải có vỗ vỗ vai tôi, tiếng chị Tiên hay nhỏ Hân nói sau lưng.
– M bình tĩnh em…từ từ…đừng có nóng.
– M ơi…đừng như vậy.
Tôi không hề quan tâm lời anh Khải, không hề quan tâm lời của bất cứ ai, chỉ biết nắm lấy áo anh Chinh kéo ra khỏi xe.
– Anh tránh ra…
Anh Chinh rời khỏi xe, tôi lao luôn vào ôm lấy chị, run run xoay vội người chị ra xem xét.
– Chị! Chị ơi…chị có sao không…chị…chị…!
– Chị…chị hổng sao…nhóc ơi!
Tôi kéo tay chị xuống, gương mặt chị như không còn giọt máu, môi tái mét run run vì sợ, nước mắt rơi trên má.
– Chị có bị thương không, đâu nhóc coi…
– Nhóc ơi…nhóc ơi…!
Chị ôm chầm lấy tôi, dụi dụi đầu lên vai. Hình như chị không sao hết, chỉ sợ thôi, tôi vừa ôm chị vừa lấy tay xem xét tay chân, lưng, vai chị để chắc rằng chị không bị thương chỗ nào, sau đó mới đưa tay vuốt nhẹ nhẹ lên tóc chị an ủi.
– Thôi thôi không có bị gì hết… thôi thôi chị đừng khóc nè, không sao hết mà… không sao!
Sau một hồi thủ thỉ an ủi chị mới cười được một tí. Tiếng chị Nga nhẹ nhàng sau lưng.
– Hai đứa sao rồi? Không có gì thì vô nhà đi em!
Lúc này tôi mới như bừng tỉnh quay lại nhìn chị Nga gật đầu nhẹ một cái, giờ để ý thì mấy đứa nhỏ đã được đưa ra khỏi xe từ lâu, chỉ còn có tôi và chị còn ngồi im trong xe, bên ngoài mọi người đang cùng nhau dọn dẹp bãi chiến trường.
– Nè chị! Mình vô nhà nha… được không?
Chị không nói gì gật gật đầu, tôi nhẹ nhàng đỡ chị leo ra khỏi xe đi ra ngồi xuống ghế. Anh Phong im lặng, anh Kha cũng im lặng, anh Chinh và anh Khải lúc này mới chia nhau người leo vào trong xem xét người coi bên ngoài xe, tôi để chị ngồi đó rồi đi trở ra phụ dọn dẹp. Anh Khải vừa gỡ cây sắt ra khỏi mũi xe vừa nói nhỏ với tôi.
– Con Phương có sao không em?
– Dạ không sao anh. Sợ chút à. Mấy đứa nhỏ sao rồi anh.
– Đ.M giờ mày mới nhớ tới mấy đứa nhỏ hả?
Ông Kha ở sau lưng nói chen vào. Anh Khải gật đầu:
– Không sao! U đầu trầy xướt sơ sơ thôi, đang thoa dầu trong nhà. Mà thằng em mày bình tĩnh chưa thế?
– Dạ!
– Mày…Đ.M nóng quá… con Phương nó phá xe người ta giờ thêm mày ăn nói nóng nảy.
Ông Kha lại la tôi, anh Chinh bước từ trong xe ra đi lại vỗ vỗ vai anh Kha.
– Thôi anh! Người không sao là được rồi.
– Banh chành cái đầu xe với cái cửa nhà rồi kìa.
– Từ từ em sửa, bé Phương với mấy đứa nhỏ không sao là may rồi. Chắc tại Phương ngừng xe chụp hình quên tắt máy xe, tai nạn thôi có ai muốn đâu.
– Biết là vậy, nhưng mà con nhỏ này, thiệt tình!
Ông Kha lắc đầu ngao ngán, anh Chinh chỉ cười cười nhìn tôi.
– Hồi nảy em làm anh cũng quýnh quáng theo luôn. Làm gì lo lắng ghê vậy ku?
Tôi gãi gãi đầu:
– Dạ…tại em rối quá trời. Nảy hơi nóng, em xin lỗi!
Anh Chinh vỗ vai tôi một cái rồi quay trở lại xem xét xe, anh Khải lúc này mới tiếp tục nói nhỏ với tôi:
– Nè! Anh thấy em lo cho con nhỏ vậy là tốt, mà sau này có chuyện gì bình tĩnh một chút. Thôi vô nhà băng bó đi để tụi anh dọn cho, máu me tùm lum kìa.
Anh Khải cười khì nháy mắt với tôi một cái rồi đẩy đẩy tôi tránh sang một bên. Giờ tôi mới bắt đầu cảm thấy nhói đau ở chân, tay phải tê tê, đầu nắm đấm đỏ hết lên, nhìn xuống mới phát hiện chân bị chãy máu hồi nào không hay, ống quần rách một miếng khá lớn. Có lẽ do vội quá nên tôi bị hàng rào làm xướt chân lúc leo qua đầu xe, giày phải của tôi cũng rách một miếng lớn ở mũi, không nhờ giày của tôi dày chắc cũng nhận thêm một vết thương. Tôi đành đi khập khiễng trở vào trong, chị thấy tôi như vậy mới vội chạy tới dìu lấy tôi:
– Nhóc nhóc ơi nhóc sao vậy? Nhóc bị thương hả, nhóc có đau hôn? Nhóc đi được hôn?
Tôi bật cười:
– Thôi không sao mà, bị xướt chút thôi. Đi được mà.
– Chị dìu nhóc nha, hay chị cõng nhóc vô nhà nha.
– Cõng nổi không mà đòi. Thôi khỏi dìu, có sau đâu mà dìu dắt chi cho mệt, lo cho chị kia. He he!
Tôi cười cố đi bình thường hết sức vào trong nhà mặc dù cũng khá rát bắp chân, chị líu ríu đi bên cạnh. Vừa vào trong nhà đã thấy tụi con nít cười cười, nói nói ăn trái cây cứ như chưa từng bị tai nạn gì hết, đúng là con nít, dù có bị tại nạn này nọ nếu không sao là nhanh chóng vui vẻ trở lại ngay. Chị Nga và chị Thủy vợ anh Chinh vội kéo chị lại xem xét, riêng chị Tiên và nhỏ Hân thì vẫn đang ngồi chia nhau thoa dầu thoa thuốc gì đó cho mấy đứa con nít. Sau khi xem xét chị xong, chị Nga mới nhìn tôi lắc đầu:
– Rồi lại đây chị coi coi. Khỗ, đứa bị tai nạn hổng sao mà đứa đứng ở ngoài máu me quá trời vậy nè.
– Hì hì…dạ chắc tại em có duyên với máu.
Tôi cười xòa, chị Nga vừa lấy hộp sơ cứu trên bàn vừa quay qua nói với tôi:
– Duyên cái đầu em. Hồi nảy nóng cho lắm vào giờ biết nói đùa rồi hả. Em ngồi xuống đây tháo giày ra đi, vén cái ống quần lên được không? À mà thôi vén gì được. Thủy lấy dùm Nga cây kéo đi.
Tôi ngồi xuống ghế, chị Nga dùng kéo cắt ống quần của tôi ra rồi dùng khăn ướt lau nhẹ cho sạch máu.
– Sao ra máu nhiều dữ vậy ta. Thủy ơi Thủy xem xem có cần phải đi bệnh viện may không?
Chị Thủy nhẹ nhàng cúi xuống xem vết thương của tôi xong rồi mĩm cười.
– Rách không sâu lắm, băng lại là được rồi Nga, có ô-xi già đó, Nga lau rồi băng. Nhưng về Sài Gòn phải đi tiêm ngừa uốn ván cho an tâm.
– Rồi! Để Nga băng cho em nó…
Rồi quay qua nói với tôi.
– Chị Thủy em là bác sĩ đó em. Chị đang học Thủy sơ cứu thuốc men linh tinh để chăm anh Khải.
Chị Nga nhẹ nhàng lau cho sạch hết máu trên chân tôi rồi xịt ô-xi già ra dùng bông chấm nhẹ nhẹ vào chân tôi. Cảm giác bị thương mà có ô-xi già chấm lên xát trùng thì khỏi phải nói rồi, đau rát thiều điều muốn nhảy khỏi ghế chạy luôn khỏi băng bó làm gì cho thêm đau khổ. Có điều thân nam nhi, trước mặt toàn phái nữ và con nít mà như vậy thì mất mặt chết, vậy là đành cắn răng chịu đựng. Cũng may là vừa đau mà vẫn phải phì cười khi chị ngồi kế bên chăm chú nhìn chị Nga băng bó cho tôi, tay chị nắm chặt tay tôi, miệng chu chu thổi thổi nhẹ nhẹ vào chân tôi, chắc là để tôi bớt đau. Đúng là người có tay nghề có khác, sau vài phút cái chân tôi đã được băng kín nhìn rất đẹp, chứ chân tôi mà để chị băng thì chắc thành một cục to như băng bột luôn quá.
– Xong! Đâu em đứng dậy đi thử coi đi được không?
Tôi đứng dậy đi thử vài bước, đau rát bắp chân thôi chứ vẫn đi lại bình thường.
– Dạ không sao chị. Em cảm ơn.
Rồi tôi quay qua chị nháy mắt.
– Nè! Hết sợ chưa. Nhóc hổng sao, đừng có lo.
– Hihi! Nhóc khờ!
Chị cười tinh nghịch rồi chạy ra ngoài sân, tôi cũng đi theo, chị nhẹ nhàng chắp tay sau lưng đi lại gần anh Chinh đang loay hoay với chiếc xe giữa sân, phía trong góc là cánh cổng bị đụng ngã, những cây sắt bị gãy cũng được gom chung lại.
– Anh ơi!
– Sao em? Mà có sao không cô bé?
– Anh ơi! Em xin lỗi nha… anh đừng có bắt đền em nha… anh bắt đền cái anh kia kìa.
Chị nói với anh Chinh cái giọng không có tí nào thành khẩn nhận lỗi hết, đã vậy còn chỉ tay đổ hết trách nhiệm cho anh Khải. Anh Khải cũng đang ngồi xem xét xe chung với ông Kha, anh Phong quay qua nhăn mặt.
– Ê! Con nhỏ này, quậy cho dữ rồi đổ thừa hả? Đứa nào phá hoại thì tự mà đền đi nhá.
– Em hổng biết… anh lo mà đền xe cho anh Chinh đi, em vô can. Xí!
Chị lè lưỡi chọc anh Khải, hai người bắt đầu đổ thừa nhau qua lại một cách vui vẻ, chỉ tội nghiệp anh Chinh, tự nhiên đang yên lành bị chị phá hư xe, hư luôn cổng nhà. Sau khi dọn dẹp, đưa xe vào ga-ra mọi người trở lại với bàn ăn. Chủ đề lại có thêm chuyện tai nạn của chị, ngoài ra anh Chinh cho biết xe vẫn chạy bình thường, chỉ có đầu xe phải mang đi tân trang lại, cổng nhà thì hôm sau kêu thợ tới sửa. Tổng tổn thất chị gây ra là một cái đầu xe móp méo, một cánh cổng và một cái quần mà gương mặt và thái độ cho tới giờ vẫn không có chút hối lỗi nào hết nếu không muốn nói là còn toe toét vui cười nửa chứ.
Rời nhà anh Chinh, cả nhóm trở về nhà anh Khải, chị Tiên lại tổ chức đánh bài cho vui, ông Kha đấu cờ với anh Phong và anh Khải, mấy đứa nhỏ túm tụm coi phim hoạt hình. Đang ngồi coi đánh bài thì chị kéo tôi ra, tay ôm theo cái áo ấm của tôi.
– Nhóc ơi…đi với chị!
– Hả? Đi đâu?
– Đi đi … chút biết. Nhóc mặc áo vô nè. Chị gọi ta-xi tới rồi nè.
– Ừ ừ…thì đi.
Mọi người đều ngẩng lên nhìn tôi và chị, chị Tiên lên tiếng:
– Hai đứa tối rồi đi đâu nửa, sao hổng ở nhà chơi?
– Dạ…tụi em đi một chút.
– Nhưng mà…
Anh Khải mĩm cười xua tay ra dấu với chị Tiên:
– Được rồi! Để hai đứa nó đi một chút đi em.
Anh Phong cũng nhìn tôi mĩm cười, nhớ không lầm đây là câu nói đầu tiên của anh Phong với tôi từ lúc xảy ra chuyện hồi chiều.
– M đi với Phương đi em! Đừng về khuya quá nhé!
Tôi gật đầu im lặng đi theo chị ra ngoài, trong đầu cảm thấy thắc mắc vì thái độ ủng hộ nhanh chóng thậm chí là có phần khuyên tôi nên đi với chị của anh Khải và anh Phong. Tôi và chị leo lên chiếc ta-xi đang chờ sẵn bên ngoài. Xe chạy vòng vèo những con đường của thành phố rồi đi thẳng lên con dốc cao và tối, nhìn ra bên ngoài đường tôi cũng đủ biết con dốc này dẫn đi đâu. Đà Lạt Knight hiện ra trước mắt tôi nhẹ nhàng trong đêm tối, những ánh đèn dịu dàng, tiếng piano du dương… mọi thứ vẫn ấm áp, quen thuộc đến lạ. Một người phụ nữ khoảng 30-40 tuổi bước ra nhẹ nhàng gật đầu chào:
– Em là Phương và M đúng không?
– Dạ phải!
– Hai em vào đi, chỗ của tụi em có sẵn rồi!
– Ủa? Sao chị biết tụi em?
Tôi thắc mắc, người phụ nữ mãi thật lâu sau này tôi mới đoán ra được là chủ caffe mĩm cười.
– À! Lúc nảy có một khách xưng là anh trai của Phương có điện thoại đặt sẵn chỗ cho hai em, anh ấy có miêu tả trang phục hai đứa, nhưng chị nhìn Phương là đoán ra ngay, cô bé đẹp quá!
– Dạ!
Tôi gật đầu thay mặt chị cảm ơn người phụ nữ, còn chị thì chỉ im lặng nắm chặt lấy tay tôi. Người phụ nữ đưa hai đứa vào góc phòng riêng nằm sâu bên trong, chỗ ngồi lần trước tôi và chị đến đang để trống. Sau khi tôi và chị gọi nước xong, người phụ nữ nói gì đó với cô bé nhân viên rồi cả hai đi ra bên ngoài, tiếng piano lại vang lên. Là ca khúc quen thuộc mà chị vẫn thích, không ngờ người đánh đàn có thể chơi được ca khúc này, không biết đây là đặt trước hay chỉ là sự trùng hợp mà thôi. Từ lúc đó cho đến lúc tôi và chị rời đi, căn phòng không có thêm một vị khách nào khác.
Tôi đưa ly caffe đen lên miệng, không thể chờ thêm để thưởng thức món caffe không đường của riêng mình ở nơi tôi yêu thích nhất ở Đà Lạt này, nhưng chị nhẹ nhàng ngăn lại, im lặng cầm ly caffe đưa lên miệng, mím môi lại và xoay xoay. Tôi cười nhẹ, lại pha chế món caffe son dành cho tôi đây mà. Đặt ly caffe trở lại vào tay tôi, chị ngả đầu lên vai im lặng… tôi nhấp một ngụm caffe son đắng nồng… để rồi khi quay qua nhìn… dường như vị đắng của caffe đã không còn bằng cảm giác đắng trong lòng khi nước mắt chị rơi trên áo tôi. Đôi tay chị ôm chặt lấy tôi, dưới ánh đèn dịu dàng của căn phòng, dù tối nhưng vẫn đủ soi sáng gương mặt chị đang khóc. Tôi đưa tay nhẹ nhàng lau nước mắt chị, tay còn lại kéo chị sát vào người tôi hơn.
– Nhóc ơi! … Chị sợ lắm…thực sự chị rất sợ. Chị đã cố gắng vui vẻ để anh Khải, để Phong và mọi người không lo lắng…nhưng chị sợ lắm nhóc ơi! Chuyện hồi chiều… nó… nó làm chị nhớ tới papa, mami…chị sợ phải nhìn thấy tai nạn như vậy lắm… nhóc đừng xa chị nha… nhóc sẽ luôn ở bên cạnh chị đúng không? Chị chỉ còn nhóc là người thân thôi đó. Chị xin lỗi nhóc vì đã gây ra chuyện đó… chị xin lỗi. Nhóc ơi… chị sợ lắm… chị nhớ papa mami nhiều lắm!
– Nhóc ở đây nè… chị ngốc!
Tôi mĩm cười, bàn tay tôi cố kéo chị sát vào vai mình hơn, chị đang nhớ ba mẹ, tôi quên mất chuyện tai nạn không may hồi chiều là sự ám ảnh đối với chị, tôi quên mất chị đã từng mất ba mẹ cũng vì tai nạn xe. Tôi đã quên điều này vì tôi thực sự vẫn còn vô tâm ngu ngốc lắm. Trời lạnh đến run người, vài cơn gió lùa vào khung cửa sổ làm tôi càng muốn ôm chị chặt hơn nửa, tôi cũng không nghĩ mình cần nói thêm lời an ủi nào cả, đơn giản chỉ cần ngay lúc này tôi bên cạnh, ôm chị vậy là đủ. Đó cũng là lời duy nhất tôi và chị nói với nhau cho đến lúc cả hai rời khỏi quán… Tự nhủ lòng, từ giây phút đó… tôi sẽ cố gắng hơn nửa để là gia đình của chị… không phải vì tôi tội nghiệp chị đâu, mà vì chị là chị tôi mà 🙂
Trời lạnh, tôi cố ôm chị chặt nhất có thể mong giữ cho chị thật ấm, tôi chưa từng mất người thân như chị nhưng tôi hiểu cảm giác của một người đột ngột mất gia đình sẽ lạnh và dễ tổn thương như thế nào. Quán đóng cửa, tôi và chị lên xe trở về nhà, chỉ muốn chị cười một cái thôi cũng thấy bớt lo, vậy mà gương mặt chị cứ như người vô hồn… xót lắm nhưng tôi không còn biết làm gì hơn nửa. Xe dừng ở đầu dốc, chị muốn đi bộ một đoạn ngắn. Đêm của Đà Lạt sương giăng mờ những ngọn đèn đường, tưởng chừng người ta có thể với tay chạm lấy chúng dễ dàng như cho tay vào mặt nước… Tôi và chị về đến nhà, bên trong mọi người vẫn đang nói về việc của chị hồi chiều. Tôi đưa chị lên phòng rồi quay trở xuống đứng ở đầu cầu thang nói xuống nhà:
– Ngay từ giây phút này, em không muốn bất cứ ai nói gì về chuyện hồi chiều của chị Phương nửa. Trách móc hay nói đùa cũng không, xin lỗi vì em đã hỗn!
Rồi tôi quay lưng đi thẳng vào trong phòng của chị. Ngồi được một lúc thì chị ngủ thiếp đi, tôi mới thở phù một cái đứng dậy đi ra khỏi phòng. Bên ngoài, nhỏ Hân đang ngồi im trên chiếc ghế sô-pha của tôi.
– Em vô ngủ đi, chị Phương ngủ rồi!
– Anh đang làm gì vậy hả? Mọi người chị nói giỡn thôi mà anh nói gì nghe nghiêm trọng quá vậy?
– Có gì vui đâu mà nói giỡn!
– Chuyện có chút xíu hà!
– Chính vì chút xíu nên đừng ai nói tới nửa.
– Anh…! Em hổng biết có chuyện gì khác, nhưng mà anh có cần phải lo lắng cho chị Phương tới vậy hôn?
– Cần chứ!
– Anh! Thái độ của anh thật quá đáng!
– Ừ!
– Anh có biết anh làm như vậy… sẽ… sẽ có một người rất buồn không?
– Ừ!
– …
Nhỏ im lặng nhìn tôi một lúc rồi đứng dậy đi vào phòng, tôi ngẩn mặt lên nhìn theo bóng nhỏ khuất sau cánh cửa thầm thì vừa đủ để chỉ mình tôi nghe…” Anh xin lỗi!”
Như thường lệ, tôi lại khó ngủ vì những suy nghĩ vây lấy đầu, lo lắng cho chị, lo lắng cho cả nhỏ Hân nửa. Lang thang ra ngoài sân, trời lạnh nên thi thoảng tôi ho lấy ho để.
– Trời lạnh ra ngoài này chi cho ho vậy thằng em?
Anh Chinh bước ra từ sau lưng vỗ vai tôi.
– Dạ! Khó ngủ một chút!
– Phương tôi sao rồi?
– Không sao, chị mới ngủ hồi nảy. À, hình như anh cũng biết chuyện của chị phải không?
– Biết chứ em! Chị Nga vợ anh là do hai bác bên nhà cưới cho anh mà.
– Dạ!
– Anh mồ côi từ hồi còn bé xíu. Nhờ người bạn của dì anh nên hai bác biết chuyện rồi giúp đỡ dì anh, lo lắng cho anh ăn học, đưa anh sang tận bên kia làm việc rồi cưới vợ cho anh. Nếu không có hai bác, chắc anh cũng khó cưới được chị Nga em vì anh đâu có cha mẹ, có khi giờ này anh cũng không ở được trong căn nhà khang trang thế này nửa. Anh coi hai bác như ba mẹ ruột, bé Phương tất nhiên như em gái anh rồi.
– Dạ!
– Biết vì sao hôm nay anh nói với em chuyện này không?
– Dạ không anh!
– Để thằng em mày biết anh coi bé Phương quan trọng tới chừng nào. Cho nên, em mà đối xử không tốt với nó…đừng trách anh ác!
Tôi mĩm cười, một chút rùng mình vì gương mặt anh Chinh trong phút chốc mất đi nụ cười tưng tửng hàng ngày.
– Dạ! Anh yên tâm!
– Ừ! Anh cũng thấy yên tâm. Mấy hôm nay anh thấy thằng em mày tuy có hơi trẻ con mất bình tĩnh nhưng như vậy là được.
– Vậy là anh không có trách vụ em hỗn với anh hả?
– Chuyện nhỏ! Biết lo lắng bảo vệ cho con bé là được, chuyện khác anh không để bụng.
– Dạ!
– Lần này anh đưa vợ con về thăm quê hai tháng, sẵn coi con Phương nó ở bên này ra sao, chắc qua tết anh trở về bên kia.
– Ủa vậy là anh không phải ở đây hả?
– Quê anh ở đây nhưng anh được hai bác đưa qua bên kia ở cũng được gần mười năm rồi.
– Còn nhà này?
– Nhà mua để lâu lâu đưa vợ con về thăm quê, vợ chồng anh bên kia làm việc cũng không phải quá dư nhưng nhờ chêch lệch tiền với bên này nên mua nhà không khó. Cái này là bác trai dạy anh, có đi đâu ở đâu làm gì thì cũng phải cho con cái về thăm quê, biết quê hương đất nước mình. Em cũng thấy đó con anh có đứa nào không nói tiếng Việt được đâu.
Tôi và anh Chinh còn nói chuyện với nhau khá lâu, đa số anh kể về chuyện gia đình mình, còn khi tôi hỏi về chị nhiều hơn thì…
– Thôi biết nhiêu được rồi. Con bé nó không cho anh nói chuyện với em nhiều về nó đâu, nay anh em mình nói chuyện với nhau đừng có cho nó biết nhé.
– Sao vậy anh?
– Có trời mới biết con bé nó muốn làm gì. Nói chung nào giờ nó thích bí ẩn vậy đó. Đặc biệt là chuyện gì liên quan tới thằng em mày, nó không có cho ai nhiều chuyện hết.
– Có vụ này nửa?
– Haha kệ đi em, con bé nó thích làm gì cũng được, miễn tôi vui là anh vui. Thôi anh vào ngủ, thằng em mày cũng ngủ sớm để có sức mai cho bé Phương nó hành xác. Chào nhé!
Anh Chinh cười khì khì đi vào trong nhà để lại tôi sau lưng ngẩn ngơ với những thắc mắc về chị mà không biết bao giờ mới được giải đáp. Cái cô nữ hoàng nhà mình… tuy cũng có chuyện đau buồn nhưng tính ra vẫn luôn có những người xung quanh lo lắng hết mình đó chứ. Tôi cũng đi vào nhà ngủ, nằm được một chút thì chị lò dò ôm mền bông đi ra chen lên ghế nằm ngủ, cảnh này… đã quen thuộc từ lâu. Hôm sau, như lời anh Chinh, chị của tôi sau một đêm buồn đã trở lại với nụ cười tươi và những trò nghịch hành xác bắt tôi dẫn đi chơi suốt cả ngày. Đến ông Kha cũng than trời vì phải đi nhiều, có lẽ trừ mấy đứa nhỏ ra thì người nào cũng mệt mõi vì phải di chuyển liên tục giữa các điểm tham qua khắp thành phố. Xem như trọn vẹn nghĩa vụ đi chơi với chị trước khi về quê.