Phần 79
Ngày xửa ngày xưa, ở vùng Nghệ An có dòng họ La nổi tiếng với biệt tài săn tìm sản vật quý hiếm. Tiếng lành đồn xa, lọt vào tai một gã Chúa Tể tham lam bạo tàn. Tên bạo chúa buộc người họ La lập ra một lời thề nguyền, bắt họ phải tìm cho hắn 100 cây nứa bằng vàng, nếu không sẽ bị nguyền rủa và giam cầm vĩnh viễn nơi rừng sâu.
Kết quả đương nhiên là không tìm được, lời thề nguyền ứng nghiệm, gia tộc họ La chỉ có thể sinh sống ở một thung lũng nằm sâu trong rừng Pù Mát, khi người của dòng họ này rời quá xa thung lũng sẽ lập tức gặp tai nạn hoặc mắc bệnh rồi chết, từ đó thung lũng được đặt tên là thung lũng Thề Nguyền, còn dòng họ La sau nhiều năm tháng trở thành dân tộc Đan Lai.
– Đó là những gì ta nghe cha ông truyền lại…
Tộc trưởng tộc Đan Lai nói, lão hiện tại đang được một thanh niên trong tộc cõng đi, Dương, Hoài Bão và Linh Nhi theo sau, lắng nghe chăm chú.
– Vì không thể rời đi quá xa nên chúng ta không được tiếp xúc nhiều với người ngoài, càng không thể giao thương mua bán vì địa hình sâu xa hiểm trở, công nghệ lạc hậu, lại thường xuyên bị thú dữ tấn công, tộc ta ngày càng xuống dốc…
Nói đến đây, lão tộc trưởng thở dài buồn bã.
– Khổ như vậy sao chúng ta không nhờ người chuyển lời xin cứu trợ ạ? – Dương thắc mắc.
Tộc trưởng đáp:
– Có chứ, hễ may mắn gặp người ngoài là chúng ta nhờ xin cứu trợ, nhưng khi biết là người của gia tộc bị nguyền rủa thì liền từ chối giúp vì sợ vạ lây…
Để thay đổi không khí, Linh Nhi bắt đầu kể lại chuyện gặp nạn, sau đó là gặp Hoài Bão, gặp Dương và cùng cả hai phiêu lưu vào linh cảnh.
Lão tộc trưởng nghe xong, thân thiện nói với Dương và Bão:
– Cảm ơn hai cháu đã cứu giúp Linh Nhi, nhưng thật xấu hổ là chúng ta lại không có gì để đền ơn hai cháu…
Hoài Bão nói:
– Ông đừng ngại, chỉ là tiện đường thôi, mà Linh Nhi cũng đã cứu bọn cháu…
Lão tộc trưởng nói:
– Nếu không ngại chuyện lời nguyền, chúng ta mời hai cháu ở lại nghỉ ngơi và ăn vài bữa cơm vậy, còn không thì ta sẽ phái người hộ tống hai cháu trở về an toàn.
Dương nhanh nhảu đáp:
– Dạ không sao! Cháu ở lại chơi vài bữa cũng được, còn thằng này thì để nó tự về một mình được rồi ông!
– Ngươi! – Hoài Bão trợn mắt. – Ai nó ta về, ta cũng ở lại!
Dương trêu chọc:
– Cơm rau đạm bạc, sợ không hợp khẩu vị của hoàng tử Hoàng thành đâu nha…
Hoài Bão cũng không vừa:
– Long tộc thì toàn ăn thịt, hoàng tử Long thành chắc cũng không thích ăn rau đâu nhỉ?
– Ai nói! Ta… thích nhất là ăn rau! – Dương ngụy biện.
– Ta không thích, nhưng vẫn ăn được, ăn rau rất bổ! – Hoài Bão đáp.
Nghe cuộc trò chuyện giữa Dương và Hoài Bão, tộc trưởng giật mình rời lưng gã thanh niên, chắp tay cúi đầu với Dương và Bão:
– Thì ra hai vị là hoàng tử của Hoàng thành và Long thành, xin thứ lỗi cho thảo dân vì đã thất lễ…
Hoài Bão và Dương vội đỡ lão tộc trưởng đứng thẳng dậy, Hoài Bão nói:
– Ông đừng làm vậy, thời kỳ hiện đại rồi, cháu cũng không tính là gì nên không cần dùng thứ lễ nghi phong kiến đấy!
Dương gật đầu:
– Đúng vậy, cháu cũng không được tính là hoàng tử gì đâu…
– Được hai vị hoàng tử ghé thăm, thật là vinh dự chưa từng có của tộc ta… – Lão tộc trưởng mừng rơi nước mắt, nếu giao hảo được với hai vị hoàng tử này thì tộc Đan Lai có chút hy vọng rồi.
Nhóm người tiến vào một khu vực rậm rạp nằm giữa hai chân núi, nơi đây có rất nhiều cổ thụ mọc đan xen tựa như cố tình để tạo thành một bức tường khổng lồ.
Lão tộc trưởng giải thích:
– Đây là khu vườn cổ thụ do tổ tiên chúng ta trồng từ thời xa xưa, chúng tạo thành bức tường dày đặc bảo vệ con đường duy nhất vào thung lũng Thề Nguyền, vừa giúp ngăn bớt thú dữ vừa giúp tộc ta ẩn mình trước kẻ thù.
Đường vào khu vườn âm u và nhiều ngã rẽ vì cây to chắn lối, tựa như một mê trận rất dễ gây ra lạc đường, được nhóm người tộc Đan Lai dẫn dắt nên Dương và Hoài Bão vượt qua không mấy khó khăn.
Đi một lúc thì có ánh sáng len lỏi qua những thân cây phía xa.
– Đến rồi! – Phong Linh Nhi thở phào.
Nhóm người bước ra khỏi vườn cây, trước mắt Dương và Bão là một thung lũng rộng lớn, xung quanh là núi đồi cùng ruộng bậc thang lúa xanh ngào ngạt, giữa thung lũng là một con suối nhỏ quanh co trong vắt cùng những ngôi nhà sàn mái lá đơn sơ mộc mạc, vài đứa trẻ chăn trâu, thả diều ven con đường nhỏ vào làng, đôi ba bóng lưng lom khom nơi vườn rau cải xanh tươi.
– Đẹp quá… – Dương và Hoài Bão cùng thốt lên, cảnh vật thơ mộng và yên bình như một bức tranh sống động.
Nhưng sau mỗi bức tranh đẹp là biết bao mồ hôi, công sức của người họa sĩ, cũng như sau khung cảnh yên bình kia là máu và nước mắt của biết bao nhiêu thế hệ Đan Lai, xây dựng và giữ gìn. Người ngắm cảnh thì cảm thấy bình yên, còn người trong cảnh thì chôn giấu đau buồn.
Tất nhiên Hoài Bão không phải dạng thiếu niên vô tâm như độ tuổi thật của hắn, Dương thì càng không, cả hai đều dễ dàng đoán được tộc Đan Lai đã phải trả giá bao nhiêu để có được sự yên bình tạm bợ này, những đứa trẻ ốm yếu, những phụ nữ lưng còng da cháy nắng, những đàn ông thương tật sẹo đầy mình. Người ta tìm kiếm sức mạnh, quyền lực và giàu sang, còn họ tìm kiếm sự yên bình và no ấm.
Lời nguyền không chỉ giam cầm mà còn làm hạn chế sức khỏe và khả năng tu luyện của tộc Đan Lai, khiến họ luôn có thể chất cùng linh hồn yếu đuối, rất ít người tu luyện đến cấp Tướng và rất nhiều người chết yểu.
Nhóm người tiến vào làng.
Cực kỳ hiếm khi thấy người lạ, lại là hai thiếu niên anh tuấn phi phàm nên già trẻ lớn bé của làng đều ra chào đón, đầu tiên là chào mừng thánh nữ của họ cùng tộc trưởng bình an trở về, sau đó là tò mò nhìn ngắm hai thiếu niên khôi ngô một áo đen một áo trắng này.
Sau khi giới thiệu Dương và Bão trước toàn tộc như hai vị anh hùng vì đã cứu giúp thánh nữ của họ, tộc trưởng tổ chức một bữa tiệc đón khách, sau đó sắp xếp cho Dương và Hoài Bão nghỉ ngơi tại gian nhà sàn lớn nhất làng. Hoài Bão lập tức ngồi vận công khôi phục và chữa trị linh hồn, còn Dương ngồi trêu chọc Thiên Ảnh Dị Thú, con thú lúc này bị nhốt trong một chiếc lồng nhỏ, đương nhiên chiếc lồng đã được một Linh Tướng của tộc Đan Lai đặt lên cấm chế để ngăn con thú phá lồng chạy mất.
Hoài Bão ngồi vận công đến chiều mới bước ra ngoài, Dương thì đã biến đi chơi từ sớm.
Hoài Bão đi dọc ngôi làng, chiều tà nhưng vẫn còn nhiều người lấp ló ngoài đồng, đến lũ trẻ em cũng có việc, đứa thì giữ em, đứa thì thổi bếp dưới nhà, đứa thì giặt giũ bên bờ suối.
– Thời đại này mà vẫn còn dạng tồn tại lạc hậu nghèo nàn thế này sao… – Lão sư phụ than thở.
Hoài Bảo đáp:
– Lần này về con sẽ gọi thật nhiều tiếp tế đến cho họ…
– Tiếp tế được bao nhiêu, và bao lâu? Ngươi xem đằng kia! – Lão sư phụ nói.
Hoài Bão nhìn về hướng mà sư phụ hắn nói thì thấy một lò rèn, Dương đang rèn đập thứ gì đó, bên cạnh là một phụ nữ tuổi khoảng 40 tên Thắng, là chủ lò rèn và là giả kim thuật gia nghiệp dư duy nhất trong làng, xung quanh còn có mấy đứa nhỏ tò mò quan sát, có vẻ rất thích thú.
– Xong rồi nè chị Thắng!
Dương lau mồ hôi trên trái và nói, sau đó đứng dậy, cầm ra thứ mà Hoài Bão nhìn thấy giống như một cái thúng gắn một bánh xe cùng với hai khúc cây gắn song song hai bên để cầm nắm.
– Đây gọi là xe rùa! Dùng để đẩy đồ vật thì rất nhanh nha, tiết kiệm được rất nhiều sức và linh lực!
Dương nói, bế một đứa trẻ đặt lên xe, sau đó đẩy một vòng, đứa nhỏ ban đầu hơi sợ nhưng sau đó liền thích thú vô cùng, những đứa khác liền chạy theo đòi ngồi xe.
Lão sư phụ gật gù nói:
– Cho người con cá, không bằng cho người chiếc cần câu!
Hoài Bão mỉm cười ngộ đạo:
– Cảm ơn sư phụ, con đã hiểu!
Lúc này Dương thấy Hoài Bão đang đứng ngơ ngác, liền đẩy xe rùa đến trêu chọc:
– Tránh đường tránh đường!
Binh!
Nào ngờ xe vấp vũng nước bật lên, đứa bé bay thẳng tới chỗ Hoài Bão được hắn đỡ lấy, còn Dương ngã ụp mặt xuống nước ướt mem, tạo cho cả làng một trận cười thoải mái, đương nhiên Hoài Bão biết thừa rằng Dương chỉ là cố tình gây cười, với khả năng của hắn dư sức tạo ra một lớp linh lực bảo vệ khỏi bị ướt.
Còn Dương thì mắng thầm:
– Bà mẹ! Quên mất rằng mình biết dùng linh lực!
Lúc này Phong Linh Nhi cũng đã dần hồi phục, từ trong nhà bước ra thì thấy Hoài Bão, liền chào hỏi:
– Hoài Bão! Ngươi khỏe hẳn chưa?
Sau đó nàng mới thấy Dương đang ướt mem ngồi trong vũng nước mưa, liền tròn mắt ngạc nhiên:
– Dương! Bên kia có suối sao không tắm, tắm ở đó làm gì?
– Ừ, tắm bùn đẹp da lắm nha! Tắm chung không?
Dương trêu Linh Nhi, tiện tay hất nước vào người Hoài Bão, tên này đang ngắm gái nên bất cẩn, bị dính nước ướt cả áo.
– Tên trời đánh!
Hoài Bão vốn tính sạch sẽ, tự nhiên bị tạt nước bẩn liền lụm đá ném vào mặt Dương, kết quả là hai thằng nhào vô đánh lộn trước sự cổ vũ nhiệt liệt của Phong Linh Nhi cùng đám trẻ trong làng.
Đêm đó, hai vị thiếu niên anh hùng, một sưng mỏ, một nâu mắt được dân làng tiếp đãi nồng hậu trong buổi tiệc ngoài trời, lại còn được thưởng thức màn diễn múa tuyệt đẹp của Phong Linh Thánh Nữ cùng các dân nữ trẻ tuổi của làng.
…
Rừng Pù Mát về đêm, bề ngoài thì có vẻ yên bình nhưng bên trong thì giăng đầy cạm bẫy.
Một mảng rừng vắng khá xa thung lũng Thề Nguyền, nơi có vài bóng người ngồi cạnh một đống lửa bập bùng nóng bỏng, trong đó có Đại Du đã được băng bó một bên mắt.
– Mẹ kiếp! Hai thằng Linh Tướng, có ba đứa nhóc Linh Tá cũng xử không được, còn để mất một mạng!
Người mắng là Đại Vũ, anh trai của Đại Du và cũng là người chỉ huy cuộc săn bắt thánh nữ lần này của Âm Đạo hội.
Đại Du cãi:
– Nhóc cái gì, nó là Thánh Nữ đó! Dù chưa trưởng thành nhưng đã mạnh ngang ngửa ta rồi, lại còn cầm một thanh thánh kiếm nữa thì làm sao ta đánh lại!
Đại Vũ vẫn còn tức giận:
– Khốn nạn! Còn con Lan với thằng Tuấn đâu sao vẫn chưa thấy đến, đã hẹn trước rồi!
Một người khác run run nói:
– Chị Lan với thằng Tuấn xui xẻo thế nào mà gặp phải Cương Dương Hổ cấp Đại Tướng, khi em phát hiện thì thằng Tuấn đã bị đánh gãy cổ, chị Lan thì bị hổ… đụ đến chết…
Đại Vũ càng tức thêm:
– Mẹ nó! Một lũ vô dụng!
Mắng xong, Đại Vũ giậm chân một cái làm mặt đất rung chuyển, linh thú săn mồi phát hiện ra liền sợ hãi lảng tránh, bởi vì linh tính nói cho chúng biết đây là chấn động được tạo ra từ một kẻ mà chúng không thể đụng vào…