Phần 33: Chị Văn Nhã
Tôi thực sự muốn chửi thề, nhưng khi thấy ông ta đã từng này tuổi rồi, con trai cũng không còn nữa, tôi lại nhịn cơn giận.
“Lam Lam đâu? Sao vẫn chưa tới? Tối qua cô ta đi đâu?”, Trần Mãn Quang nhìn ra phía sau tôi, rồi hỏi.
Tôi lười biếng đáp: “Không biết nữa. Chắc là lại đi với chị họ tôi rồi”.
“Cái con bé này, quá lười biếng!”, Trần Mãn Quang nói: “Cậu mau đi thu ngô cho tôi, tôi đi gọi Lam Lam”.
“Ông đừng đi nữa”, tôi vội vàng nói: “Cô ta có thể thu được bao nhiêu cơ chứ? Cùng lắm thì tôi thu hết toàn bộ ngô cho ông trong vòng hai ngày là được chứ gì”.
Khoảng mười giờ trưa, mặt trời đã nhô cao lắm rồi, nắng gắt như cháy da cháy thịt, cả người tôi toàn là mồ hôi.
Lau đi mồ hôi trên mặt, tôi chọn một chỗ râm mát, định ngồi xuống nghỉ ngơi chốc lát.
Nhưng nghỉ chưa được bao lâu, tôi lại nhìn thấy một chiếc xe màu đỏ đang đi xuống núi, chậm rãi chạy tới đây.
Xe dừng lại trước mặt tôi, sau đó bên trong xe có người lên tiếng chào hỏi: “Tiểu Thành, em đang làm gì thế?”
Tôi ngước mắt lên nhìn mà ngây người: “Chị Văn Nhã?”
Văn Nhã lớn hơn tôi bốn, năm tuổi, hồi tôi còn bé, chị đối với tôi rất tốt. Trong lòng tôi xem chị như chị ruột. Nhưng hồi ấy, nhà chị Văn Nhã khá nghèo, học hết cấp hai đã phải đi làm ăn ở Quảng Đông rồi. Chị ấy rất chăm chỉ, nỗ lực, nghe nói bây giờ chị đã tự mở một nhà máy gia công quần áo ở Thâm Quyến, giá trị sản nghiệp đã lên tới hàng triệu, vì thế mà chị còn mua được nhà ở Thâm Quyến nữa.
Vài năm trước, chị Văn Nhã định đón bố mẹ qua Thâm Quyến sống, nhưng bố mẹ chị là chú Văn và cô Văn đều không đồng ý, họ bảo không quen sống ở thành phố, ở quê vẫn cứ là thoải mái nhất.
Trong kí ức của tôi, lần cuối cùng tôi gặp chị Văn Nhã là ba năm trước, không ngờ, hôm nay tôi lại có cơ hội gặp chị.
So với ba năm trước, chị Văn Nhã càng thêm chín chắn và xinh đẹp, đứng gần chị có thể cảm nhận được một khí chất phát ra từ cốt cách.
“Sao chị lại quay về đây?”, tôi vui vẻ nói.
“Chị về để làm đám cưới”, chị Văn Nhã nhìn sang người đứng bên cạnh rồi giớ thiệu với tôi: “Đây là bạn trai chị, Hoàng Tiểu Tinh”.
Vừa nãy tôi chỉ mải nhìn chị Văn Nhã mà không để ý tới người đàn ông ngồi ở ghế lái xe. Anh ta cũng cao to giống tôi, trông khá đẹp trai.
“Chào em”, Hoàng Tiểu Tinh chủ động bắt tay với tôi.
Tôi thật sự ngạc nhiên khi được quan tâm thế này, thế là tôi vội vàng bắt tay với anh ta: “Chào anh”.
Chị Văn Nhã hỏi: “Tiểu Thành, em đang làm gì thế mà trông người ngợm ướt đẫm mồ hôi thế này?”
“Em đang giúp chú Mãn Quang thu ngô lại. Ha ha”, tôi lau mồ hôi trên trán rồi đáp.
“Trời nắng thế này mà, em về nhà nghỉ ngơi đi, cứ cố làm rồi ốm ra đấy”, chị Văn Nhã vừa nói, vừa lấy chai nước khoáng trong xe ra, đưa cho tôi: “Đây, em uống nước đi”.
“Cảm ơn chị Văn Nhã”, tôi nhận lấy chai nước của chị. Đúng là tôi đang rất khát, hành động này của chị Văn Nhã cũng giống như đang đưa than giữa trời tuyết giá lạnh vậy.
“Thôi, chị về đây, em có rảnh thì tới nhà chị chơi một lát nhé”, chị Văn Nhã vẫy tay chào tạm biệt tôi.
Tôi cũng vẫy tay với chị, cho tới khi xe đã đi xa mới ngậm ngùi buông tay.
Chị Văn Nhã vẫn tốt tính như vậy, tôi rất cảm động.
Tôi bỗng nhớ tới lúc nãy chị Văn Nhã bảo chị ấy về để làm đám cưới. Thep phong tục của thôn chúng tôi, trước khi kết hôn chị ấy phải khai quang. Vậy thì tới lúc đấy, chẳng phải tôi chính là người khai quang cho chị Văn Nhã sao?
Nhưng, tôi coi chị Văn Nhã như chị ruột của mình, tôi sao có thể……
Không nghĩ lung tung nữa, tôi uống một hơi hết sạch chai nước khoáng, rồi ngửa đầu nhìn mặt trời, cũng đến lúc nên về nhà rồi.
Hai giờ chiều, trưởng thôn cho gọi toàn bộ mọi người tập trung tại đền thờ, mở một cuộc họp.
Lúc tôi tới nơi, mọi người trong thôn đã đến khá đông đủ rồi. Tôi chỉ nhìn thấy ông trưởng thôn, chị Văn Nhã, anh Hoành Nhất Tinh ngồi ở bàn chủ trì trên bục thờ. Dân làng túm năm chụm bẩy bàn tán không ngớt, mọi người đều đang nói mấy năm nay chị Văn Nhã ăn nên làm ra thế nào, lại còn chuẩn bị về quê làm đám cưới nữa chứ.
“Phù, phù……!”
“Alo, alo!”
… Bạn đang đọc truyện Thầy phá thân tại nguồn: https://tuoinung.link
Ông trưởng thôn thổi vào mic để thử âm thanh, sau đó ông ta bắt đầu nói: “Mọi người trật tự đi nào, bây giờ chúng ta bắt đầu họp nhé”.
Xung quanh trở nên im lặng hẳn, bọn họ không hẹn mà cùng nhìn về phía bục chủ trì.
Mà tôi vẫn luôn nhìn chị Văn Nhã, trong lòng tôi luôn dành cho chị một tình cảm khó nói.
“Này, cậu nhìn người ta tới nỗi mắt sắp rớt ra rồi kìa!”, Lâm Ngọc Lan bỗng nhiên xuất hiện bên cạnh tôi, cô ta còn tới cùng người bạn như hình với bóng của mình là Sở Tuyết Sương.
“Chị làm cái gì đấy? Giật hết cả mình”, tôi rất không vui mà thu lại ánh mắt.
“Làm cái gì á? Tối hôm qua….. cậu quá trớn lắm đấy nhé!”, Lâm Ngọc Lam bực mình nói.
Tôi thực sự không biết nên trả lời cô ta thế nào nên dứt khoát rời đi luôn.
“Hình như Trương Sơn Thành rất thích Văn Nhã”, Sở Tuyết Sương nói.
“Hừ, thích thì sao? Văn Nhã sắp kết hôn rồi mà chú rể đâu phải là cậu ta”, Lâm Ngọc Lam nói với giọng điệu vui sướng khi có kẻ gặp hoạ.
“Nhưng cậu ta là thầy khai quang mà”, Sở Tuyết Sương tiếc nuối jois, cứ như là tôi không nên khai quang cho chịVăn Nha.
“Thằng nhóc này đúng là lợi qúa!”, Lâm Ngọc Lam nói: “Văn Nhã xinh thế này, lại còn có tiền, lần đầu lại dành cho cậu ta, đúng là vô lý!”
“Lần đầu của cậu chẳng phải cũng là cho cậu ta đấy sao?”, Sở Tuyết Sương cười nói.
“Thôi đừng có mà nói tớ, đến lúc cậu kết hôn thì cũng thế thôi”, Lâm Ngọc Lam thản nhiên nói.
“Haizz, phận làm con gái như chúng mình đúng là khổ mà”, Sở Tuyết Sương buồn rầu thốt lên.
Tôi chả muốn nghe hai người họ bên xướng bên hoạ nữa nên rời đi luôn.
Lúc này ông trưởng thôn lại nói tiếp: “Hôm nay mời mọi người trong thôn tập trung ở đây là muốn bàn ba việc”.
“Thứ nhất, Văn Nhã khởi nghiệp ở Thâm Quyến đã mười năm, nay con bé về thôn mình là muốn đóng góp cho thôn làng, quyên góp hai triệu để xây đường”.
“Được lắm!”, cả thôn vui mừng khôn xiết, vỗ tay ầm ầm một hồi lâu.
“Thứ hai, mùng chín tháng sau, Văn Nhã sẽ làm đám cưới với bạn trai con bé là Hoàng Tiểu Tinh ở thôn chúng ta, mời mọi người cùng tới uống rượu mừng!”
“Được!”, mọi người lại tiếp tục hoan hô hò reo.
“Ừm, việc cuối cùng thì lát nữa tôi sẽ nói sau, trước hết để Văn Nhã nói vài lời với mọi người cái đã. Xin mọi người cho tràng pháo tay!”
“Bốp bốp…..”, tiếng vỗ tay vang lên không ngớt.
Đến khi vỗ tay xong xuôi, Văn Nhã bắt đầu nói. Tôi nghe kĩ từng chữ chị nói. Văn Nhã nói rất nhiều, chị chủ yếu kể về con đường khởi nghiệp mấy năm nay của chị ở Thâm Quyến, mặc dù chị phải đi làm ăn nơi phương xa nhưng chị chưa bao giờ quên quê hương của mình, vì thế mới quyết định quyên góp hai triệu cho thôn.
Văn Nhã còn nói, chị về đây làm đám cưới mà không tổ chức ở quê Hoàng Tiểu Tinh là vì chị rất yêu nơi chị chôn rau cắt rốn. Toàn bộ phong tục, quy tắc đám cưới đều sẽ làm theo truyền thống của thôn chúng tôi.
Trong lòng tôi vô cùng cảm động.
Chị Văn Nhã kết hôn theo truyền thống, phong tục của thôn tôi có nghĩa là trước một ngày làm đám cưới, sẽ phải có một người khai quang cho chị.
Mà thầy khai quang đó đương nhiên sẽ là tôi.
Lòng tôi rối như tơ vò, tôi vừa không muốn nghĩ đến chuyện đấy, lại vừa nhen nhóm chút chờ mong.
“Bây giờ tôi sẽ nói đến việc thứ ba”, một giọng nói quen thuộc bỗng cất lên, kéo tôi lại từ những suy nghĩ viển vông ban nãy, tôi phát hiện ra vừa nãy chính là ông trưởng thôn đang nói.