Phần 98
Trời sáng! Sau một đêm ảm đạm, tôi bị đánh thức bởi tiếng gọi của mẹ, ba mẹ con ăn mặc chỉnh tề sau đó qua nhà bác. Không để bụng chuyện của ngày hôm qua, bác tôi cười nói thông cảm về chuyện cũ mà không ai muốn nhắc tới.
Ánh mắt của bà dì vẫn dõi theo tôi, chị Hằng rạng rỡ trong bộ váy đen đơn giản nhưng rất cuốn hút. Chị trang điểm nhẹ đứng líu ríu khép nép chờ đoàn rước dâu đến.
Nụ cười móm mém của bà và giọng nói ồm ồm của ông tôi bên cạnh chị Hằng.
– Bao giờ thì mới tới cái hằng nhà mình bà nhỉ?
– Không biết là tôi có đợi được ngày đó hay không!
Tôi cũng chẳng muốn nhắc lại chuyện tối qua, chị Hằng cũng vậy. Chị cười như hoa như ngọc níu áo tôi nói.
– Thành nè!
– Dạ!
– Trông chị thế nào! Có đẹp không hì?
– À ừ… đẹp… nhưng vẻ bề ngoài lại khác hẳn với tính cách (ý là tôi trêu chị nam tính ấy)
– Khen thì khen cho hết! Sao lại khen nửa chê nửa nịnh chị vậy.
Chị nhăn mặt nhéo mạnh vào hông tôi, quả là chị đã thay đổi từ ngày hôm qua. Đúng rồi! Một đêm khóc lóc đã là quá đủ rồi. Giờ chị đã là con người mới. Mải nghĩ mà tôi quên rằng eo mình đang bị méo xệch vì đau.
– Aaaaa… bỏ em ra… đau quá! Coi chừng nhăn áo… ui ui ui.
– Dám chê chị mày à?
Vừa đau vừa mừng, như được trút đi một gánh nặng, tôi mặc nhiên cho chị nhéo thoải mái.
Nhanh quá! Mới thoáng chốc mà họ hàng gần xa giờ đã có người lên xe hoa. Lông mày tô đậm, móng tay sơn đỏ thẫm óng ánh, môi hồng, tóc dài uốn xoăn, tôi suýt đã không nhận ra chị nhỏ, trang điểm hình như ai cũng già dặn hơn thì phải.
Vẻ mặt anh vũ rạng rỡ, tóc vuốt keo, bộ vest như hơi rộng. Nói thật là cho đến giờ tôi vẫn không biết là liệu bà dì mình có biết con mắt nhìn người hay không. Chứ nhìn vẻ mặt anh thế này, tôi thấy không ưa một chút nào, có lẽ là do chuyện chị Hằng rồi nghĩ lây sang lão vũ.
Về phần nhà gái. Chị nhỏ, khi đi chị ấy vui lắm, tôi cũng mong cho chị được hạnh phúc, hy vong về nhà chồng rồi chị ấy sẽ sống tốt, bố mẹ chồng cũng sẽ không làm khó cho chị. Nhà bác chỉ còn có hai cô con gái, nay chỉ còn một mà cũng bỏ hai bác lên Sài Gòn mà đi học. Ban đầu tôi cũng ngỏ ý tại sao hai chị em mình không lên Hà Nội học cho gần, năm hết tết đến…
Tuy nhiên đó cũng chỉ là suy nghĩ thời còn đi học của tôi thôi, sau này khi hỏi lại những người đồng nghiệp và bạn bè thì theo tôi đa số họ đều chung một suy nghĩ rằng, chỉ muốn lao đầu vào miền nam mà lập nghiệp, thậm chí… họ còn có ý định đưa cả gia đinh theo.
Về phần chị nhỏ, tương lai không đoán trước được, hạnh phúc hay không thì không biết mà chỉ thấy đến lúc, tiệc tàn, bia cạn, khách cũng thưa thớt dần, chỉ còn lại những lời động viên, tiếng dô hò lên bia của mấy người còn muốn ở lại, Quang cảnh nhộn nhịp giờ này cũng đã chỉ còn lại người phục vụ, và… cả lũ nhóc loắt choắt đang hì hục mò mẫm nhặt nắm keng. Mắt chị nhỏ đỏ hoe, nước mắt chảy ròng ròng, vóc dáng mảnh mai nhỏ bé của chị giờ này càng trông lại càng thương, chị khóc nấc lên. Anh vũ an ủi vỗ về, cũng phải thôi! Cái cảm giác lần đầu tiên về nhà chồng của chị tôi nó như thế đó! Người thân an ủi bao nhiêu rồi cũng phải về hết để lại chị nhỏ một mình nơi đất lạ. Chị Hằng cũng khóc, chị nựng gò má chị nhỏ vỗ về trấn an cô em gái bé bỏng, liệu… lấy chồng sớm quá có phải là quá phí phạm tuổi thanh xuân hay không? Vẻ mặt bác tôi ỉu xìu như trái bóng xì hơi, chắc bác ấy cũng không lỡ. Tự dưng… tôi thấy chạnh lòng, cảm xúc lâng lâng khó tả, tôi không còn giận chị nhỏ nữa, mà trong lòng giờ chỉ toàn là yêu thương, trước mắt tôi lúc này chỉ là những hình ảnh mờ nhạt, hình như là tôi cũng đang khóc…
Chiều chiều. Trở lại với con người nhà quê. Tôi lại theo chị đi câu cá, chị Hằng cứ vừa đi vừa hát… cả một bài hát mà chỉ thuộc có vài chữ, lắp từ bài này rồi lại ghép sang bài khác, cứ ngân nga như một bản mashup vậy. Nhiều lúc cứ nghĩ sao bà này trẻ con quá thể.
– Thành ơi! Chờ chị với!
Tiếng chị sau lưng tôi. Tưởng là chờ. Ai ngờ hóa ra chị xin đểu, chị xòe hai bàn tay trắng nhỏ ra trước mắt tôi.
– Nè! Em còn dâu tằm không? Cho chị một ít nữa đi! Hì hì…
Tôi ngửa đầu nhăn mặt tỏ vẻ khó chịu. Vì rõ là ban nãy đi hai dâu mà chị hái nhiều nhất, tôi chưa động đến trái nào mà giờ chị đã kín hết sạch, cái con người, ăn mãi mà vẫn gầy. Nhận được thứ mình cần chị cười khúc khích…
– Hì! Cảm ơn nhé em choai!
– Ăn ít thôi! Cứ mỗi lần mà tọng cả chục trái thì có chất núi cũng hết.
– Hừ! Có vậy mà cũng càu nhàu!
Chị làm mặt giận bỏ đi, lướt qua tôi với tốc độ rất nhanh. Đi được một khoảng, tôi gọi chưa chắc chị đã chịu nghe.
– Ai đời thích câu cá mà lại để người ta cầm cần giùm… đã thế lại còn không biết bơi. Hừ!
Lẩm bẩm trong miệng, tôi giật mình khi chị gọi tôi.
– Thành?
– Ơ… ớ… à dạ…
– Làm gì mà nghĩ ngẩn ngơ vậy em?
Tôi cứ tưởng là chị đã đọc được suy nghĩ của mình rồi chứ…
– À ừ! Sao nay… trông chị vui vậy?
– Ừ! Hì…
– Hả! Vậy kể em nghe với!
– Mơ đi em! Nhanh lên chị đi trước đây.
– Có cái gì mà giấu kín thế không biết?
– Nè đội cái này lên cho đỡ nắng!
Chị Hằng đưa cho tôi chiếc nón lá, tôi nhăn mặt.
– Thấy chị đi làm trên thành phố nhiều mà chỉ mua có mỗi cái nón lá…
– Nón lá thì sao hả? Chị nguýt dài…
– Ờ ờ… không sao nhưng… sao chị cứ thích mặc mấy cái áo xí quắc… với lại… sao chị không mua lấy cho mình mấy cái váy hay áo mới mà diện… tiền chị kiếm em thấy cũng khá mà… à mà nè! Cái váy hồi sáng chị mua ở đâu vậy? Nói em nghe với.
– Tính mua tặng cái Bông hả em?
Chị cười tinh quái lém lỉnh lườm tôi rõ ớn.
– Ờ… dạ… (tôi gãi đầu hơi ngại)
Chị Hằng che miệng cười. Giọng nhẹ như tơ hồng mà nghe sao bứt rứt cảm giác hơi cáu cáu sao ấy.
– Không sao! Chị cũng quý con bé mà.
– Cái váy đó em thấy đẹp lắm hả? – Chị mua lâu lắm rồi, tại không có dịp để diện đó em, nhà mình toàn làm nông, chị mặc trong nhà trông kỳ cục lắm.
– Chứ thật ra chị cũng thích mua sắm, diện đồ đẹp lắm chứ hì!
– Vậy sao… chị không mua. Vậy tiền chị kiếm bay đi đâu hết rồi?
(Tôi hỏi như người vô tâm)
– Ừ hì! Tiền chị kiếm mua quà cưới cho cái hoài hết rồi mà em, phận chị ai lại nỡ để em mình đi tay không.
Hoài là cô chị nhỏ đấy các bạn.
Chị nói quá đỗi bình thường, nhưng điều đó đủ khiến tôi như bị rớt xuống vực thẳm vậy. Mặt cúi xuống đi lặng lẽ, không dám hỏi chị câu nào nữa, tôi thì đã thế cứ hết chữ là im như hến, còn chị Hằng sao không nói nữa thì tôi cũng không biết.
Không phải là nghỉ hè, hay nghỉ tết, bọn trẻ ở đây giờ đi học hết, đến tận hơn 5h chiều mới tan, buồn quá trời, về không đúng lúc. Buồn đến nỗi, gió cũng không thèm thổi, cá cũng không buồn đớp mồi, hai chị em thơ thẩn cả buổi mà chẳng được gì. Trời nắng, khuôn mặt chị từ đỏ ửng chuyển sang tái nhợt… sau đó là khóc…
– Ăc! Chị làm sao vậy… sao lại khóc.
Tôi cuống quýt lay vai chị.
– Nè nè… khóc gì thế…
Chị ngẩng mặt nhìn tôi, vừa cười vừa khóc.
– Chị thấy nhớ cái hoài quá thành à?
– Mới hôm qua nó còn là em của chị… còn hôm nay…
– Ừ… em biết mà… chị đừng buồn nữa…
– Con bé nó mới còn trẻ, nó vẫn còn dại lắm, chị sợ…
Giọng chị nhợt nhạt với nước mắt…
– Em… cũng nghĩ giống chị vậy! Đúng là chị hoài vẫn chưa đủ chín chắn…
– Hức… mong là nó sẽ sống tốt…
Nếu tôi và chị cứ mãi nghĩ hoài như thế này, chắc! Sẽ chẳng bao giờ thoát ra khỏi nỗi buồn đó.
Tôi sẽ tìm và hỏi tội bà dì đầu tiên nếu có gì xảy ra với chị.
Khó nói quá. Để tôi giải thích cho rõ hơn nhé, đúng là chú xuân (tức là người nghiện), chú ấy có liên quan đến cái chết của bố tôi, ngày mà bố mất, nghe mẹ tôi kể, chú ấy khóc nhiều lắm, người ngoài cuộc kể cả tôi khi đó đều không biết gì, nghe thêm những thông tin đồn thổi thì ngày càng không thể chấp nhận. Biết là chú ấy nghiện, có thể là tình thương nó đã vượt qua được lý trí kiên định vàng ngọc, can ngăn, khuyên bảo của bố. Chắc là bố tôi cũng không muốn tự tay mà bắt chú ấy vào trại cai nghiện. Nhưng phía sau những lời nói cay độc của dì… tôi đã làm rõ được sự thật…
Nói là sự thật chứ mọi việc nó đã sững ngay trước mắt chỉ chờ có người tác động vào thôi. Con trai nhỏ của chú xuân bị bệnh nặng, tôi biết nó, cu cậu ngoan lắm, rất biết nghe lời, nó còn đi học mà bị huyết áp cao, có thể ngày hôm đó là ngày định mệnh, thằng bé lại trở bệnh, huyết áp tăng cao, ngày đó nghe chú ấy kể, nó bị đứt mạch máu, vạt áo ướt đẫm chỉ máu là máu, biết tin, bố tôi mải chạy về nhà bác mượn xe chở thằng bé vào viện, khổ thay đi được nửa đường. Đoạn này thôi! Không kể nữa, bố mất mà thằng bé cũng nguy kịch, may mắn cho nó thay là cũng có người kịp thời giúp. Vậy đó! Chẳng có buôn ma túy nào ở đây hết, chú xuân khi biết tin bố mất ngày hôm đó cũng tự dác vào trại cai nghiện, công an người ta biết hết! Chúng ta chỉ mải nghe người này người kia mà không chịu nghe từ người trong cuộc, chú xuân nghiện chú ấy tự chịu trách nhiệm.
Niềm vui khi bố mình được giải oan cộng thêm sự thật được sáng tỏ khiến cho tôi cảm thấy… cảm giác như mình vừa làm một điều gì đó có lỗi thì phải. Nghe những lời nói đồn thổi từ dì mà tôi chỉ muốn đánh cho bà ta một trận.
Về quê chỉ mong là sẽ yên bình vài ngày, nào ngờ cái đen đủi vẫn bám theo…
– Bố à… những thứ xung quanh khiến con cảm thấy tủi thân và mệt mỏi quá! Con thấy kiệt sức mất rồi.
– Thoáng chốc đã qua rồi. Ngày vào thăm chú xuân, chú ấy vui lắm, chú ấy nói mong có ngày được ra sớm, con chẳng biết kể gì và nói gì hết, chỉ toàn là chú ấy nói, chú ấy nói là chú nợ bố nhiều lắm đấy!
– Từ khi nghe từ giọng của dì nói bố buôn bán ma túy con đã không tin rồi, bà ta có phải là khắc tinh của nhà mình không vậy?
– Tim con như sắp bật tung ra ngoài vậy, cảm giác cứ như rằng mạn sườn lúc này đã gãy nát hết vậy?
– Chị hoài lấy chồng rồi đấy bố biết không? – Liệu… bố có thấy ông nhà mình nghĩ như vậy có phải là đúng không bố? Sao… con cứ thấy bất công cho chị Hằng và thương thay cho chị hoài vậy.
– Dù bất kỳ hoàn cảnh nào đi nữa, cái gì đúng thì con sẽ nghe lời của ông nhà mình, còn chuyện cưới hỏi, xin lỗi là con không làm được. Con sẽ yêu và kết hôn theo cách của mình.
– Chuyện của bố! Chỉ mình con biết thôi! Bố mất mà cũng chẳng được yên.
– Dì nói bố buôn ma túy con không tin, nhưng khi tự mình tìm tìm hiểu thì con mới ngộ nhận ra, con vừa trách bà dì nhà mình không hiểu hết chuyện mà đã nói xấu trước mặt người nhà, và con… cũng trách bố… bố quá thương người rồi, nếu là con thì có lẽ con không làm được như vậy đâu.
– Chú nhà mình nghiện từ lâu, nói thật là con mới chỉ biết tin này mới đây thôi.
– Cả ngày hôm nay con ủ rũ như người mất hồn vậy, con chẳng thể nghĩ được nhiều…
– Con về nhà! Cứ nghĩ là vài ba ngày rồi đi, nào ngờ suốt hai tuần nay con vẫn còn ở đây. Chị Hằng vào nam trước rồi bố ạ…
– Không phải kể chứ kỳ này con chắc bị rớt hết môn rồi, nghỉ ở nhà hai tuần, đấu tranh dai dẳng với bản thân, một là ở nhà, hai là đi học tiếp. Phải đến ngày cuối cùng con mới nghĩ lại đấy.
– Nhiều khi con cứ nghĩ rằng học xong rồi tốt nghiệp như thế là đã làm tròn bổn phận làm con… haizzz… mà con quên rằng mình mới chỉ đi chưa được một nửa của chặng đường đời.
– Con buồn quá! Mẹ nói năm nay lúa tốt lắm bố à! Con nhớ ngày xưa quá…
– Còn bây giờ ngồi ở cạnh bố mà con chẳng biết rằng mình đang nói linh tinh gì nữa rồi.
2016…
– Năm nay anh hai cưới bố à!
– Thế thôi! Con chỉ biết nói thế thôi, mẹ cũng sắp đỡ cực mà cũng vui nhà vui cửa khi nhà mình có thêm thành viên mới.
– Bố đừng hỏi con khi nào lấy vợ! Nói thật là nhiều người hỏi con lắm rồi, mệt lắm cơ, mình trả lời là có bạn gái rồi thì họ hàng không tin, còn nếu con nói là chưa thì họ hàng nhà mình lại khăng khăng như đinh đóng cột rằng con dấu chưa muốn dẫn người yêu về, bất công quá trời! Nhưng! Có một điều là bố và mẹ hẵng an tâm, con sẽ dẫn cô ấy về vào tết năm sau nhé, con hứa đấy. Chắc là con sẽ chờ chị Hằng rồi con mới… đùa thôi! Chứ hiện tại công việc của con vẫn chưa ổn định bố à! Vả lại… nhìn thấy cảnh tay bế tay bồng mà đôi khi con cũng thấy nản:)
– Còn hiện tại! Con phải trở vào nam đây bố à! Tết con lại về!
Hành trang trở lại lúc này có vẻ nặng hơn rất nhiều, nhìn vào đống hàng lý mà mẹ tôi sắp sếp cứ như thể là tôi đang sắp phải di cư đến một nơi rất xa xôi mẹ có làm cho tôi vài đòn bánh tét và chả giò, cả ngày nghe những lời dặn dò của mẹ mà tôi đâm ra như muốn thuộc lòng vậy.
Hết dặn câu này, rồi lại nói câu khác, cả buổi mà tôi cứ như cái máy trả lời tự động vậy, mặc dù đôi lúc cảm thấy rất khó chịu nhưng nghĩ lại thì mình cũng chẳng có lý do nào để giận hết.
Chị Hằng gọi điện về, ngày nào cũng vậy, thật ra tôi cũng nhanh muốn trở lại lắm chứ…
Vì là lần thứ hai xa quê, tôi cũng bớt đi cảm xúc nhường nào, một phần cũng muốn quay trở lại thành phố. Một phần cũng đã không còn cảm giác sợ sệt như ngày xưa. Nhưng cả hai lần đều có một điểm giống đó chính là, tất cả đều yên bình cho đến khi lên xe thì, nhìn ảnh gia đình phía sau tấm kính xe tự dung lúc này cái cảm giác bị bỏ rơi mới bắt đầu, ruột gan như thể lộn tung lên vậy, một cảm giác khó thở, mãi cho đến khi nhìn ảnh đã nhòa đi thì tôi mới thở phào mà dựa hẳn lưng vào ghế và cũng mới hay rằng mình đang sắp khóc.
Đã quá hai tuần, tôi trở về Sài Gòn, thời gian dài dằng dặc ở nhà, giờ trở lại, hình như mỗi ngày, thành phố này luôn luôn thay đổi và đẹp hơn thì phải. Mang tâm trạng không mấy vui vẻ, có lẽ là vẫn còn chuyện dưới quê, chị Hằng nói! Chị sẽ sắp xếp ra đón, thế mà giờ này tôi cũng chẳng có nổi một tin nhắn từ chị.
Phải! Từ khi bắt đầu bước chân xuống khỏi tàu, người tôi nghĩ đầu tiên chính là em, Nụ nói là nhớ quay trở lại thật nhanh, vậy mà tôi ở lại tới hơn nửa tháng.
Thoáng chốc, không hiểu sao? Cứ nhìn thấy cô gái nào đi ngang qua mình, hay tất cả hình ảnh từ phía sau một cô gái đều làm cho tôi lầm tưởng là em hết, cảm giác nhớ nhưng yêu xa nó như thế đấy! Khổ tâm lắm chứ chẳng đùa. Ánh mắt lúc này vẫn không ngừng đảo liên, bước lê thê với hành lý đầy tay, tôi cắn môi lau nhẹ trán, hơi nóng đặc trưng của Sài Gòn làm lưng áo tôi ướt đẫm, nghĩ việc về phòng sớm thì cũng chẳng chết ai, tôi ngồi vào hàng ghế chờ tựa lưng, mắt lại hết nhìn lên trên trời, rồi lại nhìn lén cụ già, nhìn lén cặp tình nhân tay trong tay, và ghen với cả lũ con nít đang ngủ gục trên người của bố nó… trán tôi nhức mỏi, có vẻ bây giờ mới thấy dễ chịu một chút, lạ thật! Đi tàu mấy lần rồi mà vẫn bị say.
Không biết là giờ này… em đang làm gì nhỉ? Chắc là em giận mình lắm? Hẹn lên sớm mà giờ này. Tự nhiên trong lòng tôi cảm thấy muốn gặp em vô cùng…
– Giờ này! Em đang làm gì thế hả Nụ?
Tôi thở dài, cố gắng bịa cái lý do gì gì đó, mong em sẽ không giận nữa…
– Anh bận quá, chuyện dài lắm… khi nào anh kể cho nhé…
– Thời gian qua… Anh nhớ em lắm đấy…
Bản thân chúa ghét những lúc này, ngồi thẫn thờ độc thoại nội tâm với những suy nghĩ vẩn vơ, nửa vui nửa buồn, đôi lúc hơi lo sợ điều gì đó. Ánh mắt lúc này cũng thôi nhìn linh tinh mà tôi bắt đầu cúi gằm xuống hẳn, thở nhẹ giữa lấy sức một chút rồi về…
– Em giận anh à… chị Hằng nói gì với em à? Anh thề với trời đất là anh không có để ý đến ai đâu nhé…