Phần 166
Trước bữa cơm tối…
Khổ! Người nhà Nụ nói tiếng Nhật nhanh quá tôi nghe chữ được chữ rớt, làm chỉ biết cười trừ trả lời, ít ra cũng có tiếng Anh để nói lại.
– Thành! – Chị Trúc gọi tôi.
– Em hả? – Tôi hỏi.
– Ừ! Chị nói nè.
Chị ấy đưa cho tôi một quyển sổ tay nhỏ. Mở trang đầu thì tôi đủ hiểu, những ký hiệu như xe ô tô, bàn ăn, ăn cơm… v v… như thể một cách để dễ dàng nói chuyện tốt hơn.
Gật gù tôi cảm ơn chị Trúc liên tục.
– Cố gắng nhé em! – Nói xong thì chị Trúc vén tóc quay lại bếp nấu bữa tối.
Tôi ngồi ở phòng khách cùng anh Huy và mọi người, ông bà ngoại cũng ở đây, vấn đề rào cản về ngôn ngữ, ngay lúc này thì vai trò của một người phiên dịch là rất quan trọng, nhạc phụ hẳn phải vất vả vô cùng.
Một bàn tiệc thịnh soạn bày ra trước mắt, dẫu nó có ngon và hấp dẫn cỡ mấy thì cũng khó mà tròn vị nếu thiếu một thứ gia vị quan trọng “Bia” – Rộp – Rộp! – Nhạc phụ tôi khui hết gần nửa thùng rồi truyền cho từng người, một không khí ấm cúng, mọi rào cản về văn hóa như không còn nữa.
– Nào! Trước hết là con chúc sức khỏe ông và bà! – Tiếng của bác trai đầy sảng khoái…
Tiếng của Chị Trúc thì thầm vào tai ông bà ngoại dịch thay lời.
– Mọi người cứ tự nhiên như ở nhà nhé, đi đường dài mệt rồi, ăn nhiệt tình vào.
Chị cả anh Huy ngồi bóc vỏ tôm cho bé Bắp, mùi của thịt heo nướng, tôi gắp cho mình được cánh gà:), Ăn chưa hết thì mọi người đã lên bia rồi – 100% uống!
– Anh nhà bận hả chị? – Ý bác trai hỏi chồng của bác akiko.
– Anh ấy đang làm ở Tokyo không về được chú ạ – bác akiko nói. – Được biết thì bác akiko làm ở một công ty thời trang cách nhà hơn 1 tiếng xe hơi chạy.
– Anh cùng gia đình dự là đi chơi đâu trong hè này?
– Bọn trẻ đòi đi xem núi Phú Sĩ, chị nhà có đi cùng không? – Bác gái nói.
– Chắc là tôi không đi được rồi (cười hiền), tôi cũng từng làm việc ở đó hồi còn trẻ, nếu có chỗ nào không rõ nếu có thể thì tôi sẽ giúp.
– Dương, chị Trúc hai người đi cùng mình không?
Nhỏ Trang ngồi bên hỏi…
– Không được rồi Trang, mình về thăm nhà mà hi.
– Chị cũng phải đi làm nữa mà Trang.
– Oh! Thôi vậy thì thôi…
Sau vẻ mặt đáng thương của nhỏ Trang thì ngay sau đó tôi hắt xì!@@. Dự là có điềm. Chẳng phải chờ cái điềm ấy xảy ra khi nào…
– Thành! Cháu có đi cùng gia đình của bác H không? – Bác akiko bất ngờ chuyển hướng sang tôi.
Tôi chưa kịp nói thì ông Huy mắc dịch đã đỡ lời – Thành nó nói với cháu là không đâu cô ạ…
Nói hồi nào chứ, chỉ giỏi nói xàm thôi ông thần – tới đây thì bác ấy nở một Nụ cười…
– Vậy thì tốt quá, cháu hãy ở lại làm khách nhà ta vài ngày.
– Dạ… – tôi khó xử trả lời…
Tới lúc này thì ông Huy cũng đã vỗ vài cái lên vai tôi cười đểu như thể vỗ về an ủi – sao quả tạ vừa giáng thế thì tôi lại nhận thêm quả núi rớt vào người, đó là tiếng của bác trai khàn khàn có lẽ là đã hơi say nhẹ.
– Gia đình em cũng chỉ ghé qua thăm với xin chị cho ở lại một đêm, mai lại cùng bà nhà dắt bọn nhỏ đi sớm!
Sớm vậy sao? Nghe mà như ai đó đang đạp tôi xuống hố, vậy là bắt đầu từ sáng mai sẽ chỉ còn mình tôi ở lại với gia đình của bác akiko. Lo à? Lo chứ sao không! – Vừa lúc đó thì – Rộp một tiếng! Anh Huy khui bia rót vào ly tôi nói ân cần đầy gian xảo…
– Uống đi em trai, mai anh đi là hết người uống cùng nhé hehe!
– Tốt ghê! Tôi bất đắc dĩ nhận bia.
– 16 Triệu một tháng cơ hả chú? – Chị cả tròn mắt hỏi lại…
– Ừ! Đất chật người đông, giá phòng bên này đắt vậy đó cháu, không gian sinh hoạt tính ra đủ cho 3 người ở:) – Nhạc phụ cười xuề xòa…
– 16 Triệu! Hi! Vậy chỉ hơn lương của thằng Huy em cháu có xíu.
– Còn Trúc! Công việc em vẫn ổn chứ – chị cả cười.
– Hơi vất vả thưa chị hi!
– Mà em làm công việc gì he?
– Em làm kế toán ngân hàng…
– Oh! Thế em có bạn trai chưa nè?
– Chưa chị – vẻ mặt của Chị Trúc khi ấy sao lại lúng túng lạ kỳ.
– Ngộ à nha! Chị nhớ là một vài năm trước hồi em còn xuống nhà chị chơi, em vẫn nói là chưa có, giờ cũng vậy.
Bữa tiệc dần đi về kết thúc. Bác akiko không cho mọi người uống nhiều vì sáng mai còn phải lên đường – bố của Nụ kể về những ngày đầu đi làm ở Nhật cho tôi, anh Huy và nhỏ Trang, hành trang không có nhiều ngoài bằng tốt nghiệp loại khá hồi ở Việt Nam và vốn ngôn ngữ tiếng Nhật khá tốt của mình. Nói thẳng ra là mẹ của Nụ và chị Trúc hơn nhạc phụ một tuổi, số lần về thăm bố mẹ chồng chỉ vỏn vẹn 3 lần, khi nghe đến quyển sổ tay giao tiếp ngôn ngữ hình ảnh từ miệng nhạc phụ nói thì tôi bỗng giật mình nhận ra rằng, thế hóa ra người nhạc mẫu ấy khi xưa cũng dùng cách này để nói chuyện với chồng mình và cả họ hàng bên nội, và bây giờ đến lượt tôi tiếp nhận.
– Câu gì nhỉ “mẹ tròn con vuông”, mẹ chú nói vậy với cô nhà, mà cô nhà không hiểu, đã tròn thì sao lại vuông, thế tới khi chú mày giải thích cho hiểu thì lại cười từ lúc ở nhà cho đến khi trở lại Tokyo làm việc, cho tới khi cô nhà mang thai cái Trúc thì chú mới hiểu là tại sao.
Cà căn phòng rộn tiếng cười – đó là do chú đầu đất không nhận ra, bảo sao tán chị nhà cả năm mới đị đồng ý. Hề!
Bố của anh Huy cười giòn tan.
Buổi sáng dậy sớm tiễn gia đình bác H, ai cũng hớn hở. Tối qua tận gần 3h sáng tôi mới chợp mắt được. Bố của Nụ cũng phải vào thành phố tiếp tục công việc.
– Bố đi đây! Con gái bố ở nhà ngoan nhé…
– Dạ…
– Mình đi nhé Bông hi, mong gặp lại sớm, nhớ lắm cơ. – Nhỏ Trang vẫy tay…
– Ừ! Cậu và gia đình đi chơi vui vẻ nhé.
Em cười tươi nhưng rồi cũng dần thu lại Nụ cười, ánh mắt man mác buồn khi hình ảnh chiếc ô tô dần biến mất.
Bác akiko cũng phải đi làm, chị Trúc cũng vậy, giờ trong nhà chỉ còn ông bà ngoại, tôi và Nụ.
Không khí như chùng xuống. Tôi ngồi bất động mắt chằm chằm trước hồ cá cảnh.
Những ngón tay của Nụ nắn nót chỉnh cho tôi từng nốt của dương cầm – bản Canon vang lên méo xệch mỏi tay tôi cứng ngắc. Tính ra học guitar thì dễ hơn, mặc dù mới đầu tập ngón tay nó sưng tấy lên sau mỗi lần bấm dây lên bài. Bài hát đầu tiên mà tôi chơi và cảm thấy dễ nhất chắc chỉ có bài “nhỏ ơi”
– Thôi! Anh chịu Nụ à! Anh học guitar chắc là đủ lắm rồi – tính đứng dậy thì…
– Anh ngồi xuống! – Giọng em như nạt vậy.
Xặc! @@ – Ừ! Ngồi vậy…
Nhưng sau đó…
– Anh không hiểu chỗ nào? Chúng mình cùng tập nhé – em tròn mắt nhìn tôi, nghe giọng của em như rót mật, làm tôi bối rối vô cùng, quen nhau lâu vậy mà cảm giác này vẫn luôn tồn tại đến không ngờ.
Ngay lúc này thì Nụ giống hệt bà cô dạy âm nhạc tôi hồi cấp hai, mỗi lần hát sai nhịp là bị bà cô gõ sách lên đầu bắt hát lại – chỉ khác là cô giáo giờ này trước mắt mình xinh vậy, ai lại nỡ chứ – và hai đứa cứ ngồi thừ cả giờ đồng hồ bên dương cầm.
Chiều, hai đứa dạo phố bằng xe đạp – hè về mà sao chẳng thấy đứa trẻ con nào.
Để giải đáp thắc mắc của tôi thì Nụ chỉ tôi hướng đi và chạy thẳng về một khoảng đất trống khá rộng. Thì ra là ở đây, một trận so tài túc cầu đang diễn ra quyết liệt, bên cạnh là những tiếng hò reo.
Tôi và em xuống xe dắt bộ – giờ này gió thổi nhẹ khô rát trên da mặt tôi. Hai đứa ngồi xem vài phút thì tiếp tục đi – tiếp là trường cũ của chị Trúc từng học – ở bãi đất trống là chơi bóng đá, còn ở đây, đám học sinh đang tập bóng chày. Bóng chày và bóng đá ở Nhật thì môn nào số 1:) Chắc là bóng đá rồi, tôi nghĩ vậy, người Nhật đầu tư vào bóng đá cỡ vậy mà, vượt qua vòng bảng, qua cả vòng 1/8 world cup, là một trong những ngọn núi của châu lục.
Người đến xem khá nhiều, chủ yếu là học sinh.
– Anh biết chơi bóng chày không? – Nàng hỏi tôi.
– Anh không biết – tôi cười…
– Ngày bé anh cũng chơi trò này nhưng anh chỉ biết dùng gậy mà đánh vào quả tennis thôi, còn luật chơi anh mù tịt – tôi kể lại…
Đám nữ sinh hét nói câu gì đó…
– Họ nói gì vậy em?
– Họ đang gọi tên, cái người mặc áo số 9 ấy, chỉ làm hâm mộ thôi anh!
Trong đám tập có một anh cu cậu khuôn mặt mệt mỏi đang miệt mài nhổ cỏ và dịch những hòn đá lớn nhỏ ném ra khỏi sân, tôi hiểu nó đang làm gì. Cậu ta đang cố giúp cho sân tập được bằng phẳng, nhưng có một điều mà tôi luôn thắc mắc là cùng là đồng đội thế mà lại chỉ mình anh chàng này làm. Tính ra bọn trẻ ở quốc gia nào cũng xấu tính hao hao nhau, đâu thể ai cũng tốt hết.
Trở về nhà. Đi ngang qua bãi đất thì đám người cũng đã bắt đầu trở về. Trời chập choạng bắt đầu chuyển màu – về được vài phút thì lúc này bác akiko và chị Trúc cũng đã đi làm về.
Chuẩn bị bước ra chào thì có tiếng gọi, đó là ông ngoại Nụ – ông gọi cháu ạ?
Ông gật đầu và đưa tôi một cái lọ gì đó và hỏi – của cháu hả? – Ta thấy để ở trên cây piano – nói đoạn ông ngoại chỉ về phía cây piano cho tôi hiểu…
Tôi ngớ người, là một lọ thuốc giảm đau, chú thích ngoài ghi bằng tiếng Việt, bảo sao ông ngoại lại hỏi đó là của mình – của ai nhỉ? Tôi nhận lấy lọ thuốc thắc mắc tính nói câu gì thì…
– Ở nhà buồn lắm đúng không Thành? – Là bác akiko.
– Dạ! Đúng là nơi này yên tĩnh, cháu cũng thấy vậy – tôi quay lại giấy lọ thuốc vào sau lưng.
– Ừ! Ta xin lỗi, ta muốn con bé haruka về đây cho đỡ trống trải căn nhà một chút, cho ông bà đỡ buồn, nhưng ta sợ con bé buồn hơn nên mới muốn cháu ở lại làm khách.
Chẳng hiểu sao lại quên bẵng đi chuyện lọ thuốc hồi tối – ngồi đánh cờ vua với chú của Nụ đến tận gần 0h, 3 trận thua và 2 trận thắng, cờ vua không phải là sở trường của tôi thành thử yếu thế là đúng, còn chuyện 2 trận thắng một cách chật vật kia thì tôi thừa biết chú nhường mình cho có chút thể diện.
Ngoài 5 trận cờ trên thì tôi còn ngồi đấu trí với cả Chị Trúc – người chú ngồi cạnh làm khán giả đồng thời cũng là nhà phân tích – nước đầu tôi đã theo khẩu quyết pessing toàn bàn cờ tấn công toàn diện, trong khi đó phía quân xanh lại theo thế trận phòng ngự phản công, tượng và sĩ đen đã chống thì tướng được nhờ – gần 15p trong khi tôi dồn cả cặp mã, xe, pháo áp sát miệt mài tìm đường chiếu, dường như là thế trận chỉ diễn ra ở nửa phần bàn cờ quân xanh.
Dồn hết quân và cả tốt qua sông rồi, hàng thủ giờ còn 1 tượng và 2 sĩ đen – thế trận đối với tôi bây giờ gần như là bế tắc toàn trận, và những lúc bế tắc ấy cũng là lúc cơn ác mộng chính thức bắt đầu – bất ngờ tôi để lính tốt của mình chết giữa sân, ngay lập tức dàn lính tấn công bên xanh đã ào sang, quân xe chiếu thẳng tướng, tôi bĩnh dịch tướng sâu vào trong, chị Trúc hạ pháo thì tôi hạ sĩ để tướng lộ thiên, cho đến khi chị chuyển cánh tấn công sang xe thì lúc ấy tôi vô tình dồn tướng vào thế tiến thoái lưỡng loan, tôi đưa mã vào vòng cấm bảo vệ cho chủ.
Mã nhập cung thì tướng khốn cùng, châm ngôn của mấy lão tiền bối chơi cờ gần nhà tôi. Đúng là như vậy, ngay từ lúc hạ mã về thủ thì tôi cũng nhận ra sai lầm này, ước chừng còn 3 nước đi là tôi thua. Xong! Đánh đấm chi nữa. Tôi ngắc ngoải đầy thiểu não trả cờ chết về phần sân đối thủ xin thua.