Phần 162
Chiến thắng chưa kịp có thời gian để vui, để ăn mừng, thì ngay sau đó – xen lẫn tiếng cười, tiếng của chiến thắng có một tiếng khóc – và tôi giật mình nhận ra người đó là ai…
– Dương ơi… bố mất rồi – vậy là người đó đã trút hơi thở cuối cùng, giọng nói của chị ấy đứt quãng – dù rằng đã chuẩn bị cho tinh thần từ rất lâu nhưng thật sự khi phải đột ngột chứng kiến một tin dữ này – tất cả như sụp đổ, trời đất như xoay chuyển, không khí cũng dần trở lên tĩnh lặng…
– Rầm! – Chúng tôi hoảng hồn khi nhìn thấy nó ngã khụy ra khỏi chiếc xe lăn, vội vàng đỡ dậy nhưng nó gạt tay thằng Vương ra, không thể bấu víu, rồi từ từ đứng dậy một cách đau đớn – cơ thể con người đôi khi thật phi thường – nước mắt nó lăn dài trên khuôn mặt, cùng một lúc phải hứng chịu hai nỗi đau nặng nề – chúng tôi trầm ngâm dõi theo bạn mình, nó đã gầy đi rất nhiều sau 2 ngày nằm viện – rồi cười! – Có thể đây là Nụ cười đau khổ nhất mà tôi từng chứng kiến, trái tim nó giờ đây hẳn đã rỉ máu, vết sẹo này sẽ không bao giờ lành – bố của nó đã mất khi những bi kịch đang dần qua đi…
Chúng tôi cũng không biết nói gì, chỉ lặng thinh theo tiếng khóc – và rồi nó quỳ xuống chân của người đàn bà ấy…
– Ngay từ lúc đầu… cháu nói là mình không cần gì đến tài sản của bố cháu… những năm qua hai chị em cháu vẫn có thể nương tựa nhau để sống… cháu muốn nhắc lại rằng… cháu không cần tài sản, cháu chỉ xin bác cho phép cháu được đưa bố về chôn cạnh mẹ… cháu xin bác…
Qua hết rồi! – Chỉ còn lại mùi hương của hoa sữa, hoa bồ công anh bay rợp mộng mị, gió biển lạnh lẽo của buổi đêm, tiếng hô hấp của thú rừng – mọi thứ vẫn còn hằn sâu trong tâm trí – không thể khóc thương mãi cho người ra đi, vẫn phải tiếp tục sống – tôi ngồi thừ trên phòng, hướng ánh nhìn ra ngoài, dường như là những người đi bộ ngoài đường không ý thức được họ đang bị ai đó dõi theo như một trò giải trí…
– Anh ngửi thấy không?
– Không!
Dưới chân tôi là dàn chậu xương rồng, treo trên giá đỡ là hoa lan, bên cạnh có hoa hồng, và có cả hoa dại không tên…
– Anh thử tập trung lại đi…
– Anh xin lỗi… anh chẳng thể ngửi được mùi hương gì cả chắc là anh bị cảm lạnh rồi…
Hù! – Cuối cùng thì cũng đến nơi, tôi chạy vội vào một góc có mái che mà thở phào nhẹ nhõm – thời tiết Sài Gòn có khác, nóng kinh khủng, tôi nhắm mắt hờ rồi thở nhẹ, một phút sau đó mới thấy đỡ mệt rồi lau mồ hôi tiếp tục đi về phía tòa nhà – đi qua hàng tá người đang xếp hàng chờ lấy sổ bệnh, kỳ lạ! Cứ lần nào bước chân vào bệnh viện là không khí như chùng xuống vậy, có lẽ là vì một lý do đơn giản, làm gì có ai thích sướng khi phải mang bệnh trên người.
– Cạch! – Tôi mở cửa bước vào…
– Hì! Xin chào! – Nhỏ ngồi trên giường bệnh vẫy tay cười thật tươi…
– Ừ! Cô ăn cơm chưa?
Tôi vừa hỏi rồi đặt nhẹ bịch trái cây lên bàn…
– Chiều nay anh không đi làm à?
– Có chứ! Giờ tan ca, tôi qua xem tình hình cô thế nào rồi lát lại về cũng không muộn – tôi vừa trả lời vừa cố cười thật vui để che đi cái mệt mỏi của 30 phút chạy xe giữa trời nắng…
– Nè! Anh uống nước đi! – Giọng của Hồng Nhi hóm hỉnh…
– Tôi có khát đâu mà mời nước làm gì?
– Không khát thì cũng phải cầm lấy mà uống đại để tôi không phải mất mặt chứ…
Đơ người, tôi cắn môi dưới mà thấy trong đầu như vui hơn trước thái độ càu nhàu ấy…
– Thôi được rồi… cảm ơn nhé… ớ… sao lại…
Chưa kịp nhận lấy ly nước thì con bé cũng đã rụt tay lại uống cái ực rồi phồng má trêu ngươi.
– Tôi thua cô vậy – ăn trái cây không, tôi gọt cho cô ăn nhé?
– Thôi khỏi cần! Lúc sáng bạn tôi có tới đem theo trái cây rồi…
– À! Có phải là cái cô mà lần trước đến, rồi bắt tôi đi ship hàng giùm đúng không? Giờ hai chị em nhà đó sao rồi?
– Cái anh này! Ai bắt anh đi ship hàng lần nào, ai cho anh nói bạn tôi như thế? – Đột nhiên cô bé nổi giận…
– Thôi! Tôi đùa đấy, làm gì mà căng vậy?
Rồi tự dựng con bé hạ giọng trầm hẳn – cậu ấy phải về quê rồi, nói là ngoại mất, giờ cậu ấy cũng đã làm ở một công ty với mức lương rất ổn.
– Vậy ra là… sáng nay trước khi về, cô gái đó cũng kịp lúc ghé qua đây rồi mới về à? – Không dám nhìn thẳng, tôi chỉ dám liếc trộm mà xem phản ứng thế nào…
– Ừ… – nghe câu trả lời mà nhìn mặt hắn buồn thiu…
Rồi cả hai đâm rơi vào trạng thái im lặng, chắc là do tôi vô ý khơi lại chuyện ban sáng làm nhỏ nhớ lại. Vẻ mặt ủ rũ rồi cũng vui trở lại ngay sau đó, khoanh chân rồi chống tay xuống nệm nhướng người về phía bịch trái cây lấy ra quả táo và đưa cho tôi, nàng ta ngẩng mặt cười mỉm – anh gọt táo cho tôi ăn đi…
Hả? Cảm xúc của em sao ngộ nhỉ, mới nãy còn buồn, thoáng lưỡng lự vài giây rồi…
– Ừ! Để tôi gọt cho, cô cứ ngồi chờ một chút nhé – tôi bật cười thật sảng khoái…
– Nè! Bóc cả cam luôn nhé hì…
– Sẽ bóc… quan trọng là cô có ăn hết không mới là chuyện.
– Í! Cam này có chua không vậy nè? – Nhỏ nhăn mặt rồi lắc đầu…
– Yên tâm! Cam mà đã vào tay tôi lựa thì chỉ có ngọt mát ruột mát gan nhé…
– Eo! Tự tin thấy gớm, trước mặt con gái, ai anh cũng như vậy à?
– Không! Chỉ riêng cô thôi đó…
– Vì sao chỉ riêng tôi?
– Vì cô quá đanh đá, hiểu chưa hả tiểu thư?
Tôi biết là kiểu gì thì nhỏ cũng sẽ dơ tay tính táng tôi một cái thì – ủa! Anh gọt táo bằng tay trái à?
– Ừ! Ngộ lắm hả?
– Không…
– Chứ sao lại hỏi vậy?
– Hì! Tôi tưởng đây là lần đầu anh gọt táo đó:), Tôi sợ anh gọt không quen lại đứt tay…
Câu cuối như có vẻ Nhi muốn nuốt lại lời nhưng không thể, tôi nghe thấy hết – trong bệnh viện, một yếu tố quan trọng với người bệnh là phải khiến họ luôn trong trạng thái vui vẻ, tránh bị trầm cảm. Vừa gọt táo, bóc cam tôi trò chuyện linh tinh để em không phải tủi thân.
Con bé mặc đồ màu kem, mái tóc để xõa dài thẳng xuống lưng, trông sao xinh đẹp mà giản dị vô cùng…
– Này… – nhỏ nói…
– Ừ! – Tôi lắng nghe…
– Lúc nãy đấy…
– Lúc nãy làm sao…
– Ừ… lúc nãy tôi có đi qua một phòng khám tôi thấy một bác lớn tuổi bị bệnh ung thư gan…
– Vậy à? Ung thư gan thì cũng hết cách chữa rồi – tôi lắc đầu xuôi theo giọng nói buồn ấy…
– Ừ! Tội nghiệp bác ấy quá… bác sĩ khám xong thì lắc đầu rồi sát trùng luôn…
Sau câu nói ấy thì tôi cũng cắt xong quả cam đặt ra đĩa, ngẩng mặt lên thì thấy hắn đang nhìn mình khó hiểu…
– Có chuyện gì à… – tôi hỏi bừa cho đỡ ngại ngùng…
Hắn lắc đầu. Chắc là vẫn ám ảnh chuyện nhỏ vừa kể cho tôi…
– Đây! Cô ăn trái cây đi, ăn nhiều cho mau khỏe!
Người y tá tay cầm một mảnh ghi chép đứng ở đó, máy điều hòa khiến tôi hơi ê buốt tay, trong căn phòng này có nhiều loại máy móc hiện đại – sắc mặt của Nhi hôm nay có chút mệt mỏi và lo lắng, bệnh của em! Với trình độ y học ngày nay thì tỉ lệ thành công là khá cao, bác sĩ cũng đã trấn an rất nhiều, tôi biết em còn trẻ, cũng chẳng khác gì tôi, cũng sẽ hiểu được cảm giác thấp thỏm ấy là như thế nào, sống chưa qua độ tuổi ở bên kia sườn dốc cuộc đời mà đã mang bệnh nặng. Từ từ con bé nhấc chân đi về phía người y tá, đột nhiên hắn dừng lại rồi ngoảnh đầu về phía tôi, ánh mắt như giận hờn sắp khóc…
– Đừng sợ! – Từ phía cửa tôi ra ký hiệu number one tiếp thêm động lực…
Ơ kìa! Con nhóc chạy vội đến ôm tôi một cái rất nhanh khiến tôi không kịp trở tay nhận ra, tiếng thở của em kéo dài thấm qua chiếc áo thun làm ấm da thịt tôi. Tôi vuốt tóc Nhi khẽ trấn an…
– Đừng sợ… không sao hết, cô sẽ sống mà… vì rất nhiều người cần cô sống đấy, cô rất quan trọng với họ.
Nghe câu này xong thì nàng ta mới chịu rời khỏi lòng tôi, mặt cúi nhìn xuống đất – cảnh không hay này làm chị y tá nhún vai nói đùa một câu…
– Thôi nào hai đứa! Chỉ làm khám sức khỏe thôi, đâu có phải là phẫu thuật ghép tim đâu chứ?
– Này! Sao ăn gì ít vậy? Cô là mèo con à?
Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy em đặt hộp cơm lên bàn mới chỉ ăn chưa hết nửa, con bé không trả lời gì, mặt ủ rũ im lặng rồi nằm xuống giường co chân rồi ôm gối như đang muốn cuộn tròn người mình vậy.
– Sao không nói gì? Cô mệt ở đâu hả? – Tôi tiếp tục hỏi…
Hắn lắc đầu mà môi mím chặt – đúng là cứng đầu có tiếng, lớn rồi mà tính cách lắm lúc trẻ con dễ sợ, quạt trần bên trên chạy êm ru, làm một vài sợi tóc của Nhi cứ chốc chốc lại bị thổi hất lên nhẹ nhàng. Bất giác tôi thấy ngại khi nhận ra con đang nhìn mình chằm chằm, không nén được nên tôi hỏi khéo…
– Sao nhìn tôi ghê vậy? Mặt tôi dính gì à?
Có vẻ thái độ lúng túng của tôi khiến nhỏ mỉm cười…
– Này!
– Sao cứ mở miệng ra nói với tôi là cứ nói chữ này vậy? Huỵch toẹt ra đi, vòng vo hoài…
– Nhưng tôi thích như thế mà – nó lại cười…
– Ừ! Nếu cô thích thì tôi không thắc mắc nữa.
– Ngày nào anh cũng đến thăm tôi chắc anh thấy chán lắm phải không?
– Đâu có! Tại nay hơi mệt – đúng hơn là hôm nay tôi rất mệt.
– Anh kể chuyện cho tôi nghe nữa đi… kể về chuyện ngày xưa của anh cho tôi nghe đi…
– Thôi! Tôi không kể nữa, lần nào kể cũng bị cô đâm thọt – tôi xua tay gạt phắt đi…
– Anh biết không? Thật sự chuyện anh kể tôi thấy rất thú vị đấy – nghe câu này xong mà không biết vui hay buồn…
– Oh vậy cơ à? Thật vinh dự khi chuyện đời của tôi lại là Nụ cười của người khác – tôi thở hắt ra…
– Tôi nói thật mà… ở đây buồn lắm, biết khi nào tôi mới ra viện đây – thở dài.
Nghe cái giọng phụng phịu mà thấy tội nghiệp…
– Vậy là muốn nghe chuyện à? – Vừa hỏi xong là đã gật đầu…
Nhìn đồng hồ cũng đã 9h tối, tôi chống cằm rồi bắt đầu kể một câu chuyện cho hắn nghe bằng giọng điệu rùng rợn…
“Ngày xưa có một người thầy, đang kể chuyện cho các học trò nghe, chuyện kể rằng…”
– Chuyện kể rằng gì? Sao anh lại ngừng rồi – nàng ngạc nhiên, hỏi một cách khẩn trương…
– … sẽ kể sẽ kể!! Tiếp nè – tôi nhíu mày cười thật bí hiểm…
“Chuyện kể rằng, ngày xưa có một người thầy, đang kể chuyện cho các học trò nghe, và chuyện kể rằng…”
– Ủa, sao giống câu đầu tiên vậy nè? – Nhìn cái khuôn mặt thắc mắc ấy mà tôi vui mà hả hê hết thảy…
Nghe tiếp nè “chuyện lại kể rằng ngày xưa có một người thầy, đang kể chuyện cho các học trò nghe, chuyện kể rằng…”
Tới đoạn này thì biết bị tôi troll, cô nàng nặng lời – anh dám ghẹo tôi à? Đồ đáng ghét, anh đi về đi, tôi không cần anh kể nữa – em tức giận dẫm chân liên hồi xuống nệm giường…
Giận hờn mà cũng xinh thật chứ:) – Không để tình hình tệ hơn, tôi vội vã buông lời hạ hỏa…
– Đùa cho có không khí thôi mà… tôi xin lỗi…
– Tôi không thích đùa anh đùa kiểu đó, anh hiểu không? – Em nhăn mặt nhấn mạnh ba chữ cuối, làm tôi cũng thôi cười mà chùng hẳn xuống – giờ này tất cả các căn phòng ở bệnh viện đã lên đèn, không gian dường như có vẻ thanh tịnh hơn, phía ngoài cửa sổ lầu 3 là những thân cây với một màu đen đặc thâm nghiêm và tĩnh mịch, tôi thoáng nổi da gà rồi chợt nhớ đến một câu chuyện chưa kể…
Cuối cùng tôi phất tay…
– Thôi! Vậy giờ tôi kể chuyện ma cho cô nghe vậy, chuyện này là lấy ra từ giấc mơ của tôi, nó không có kết, nhưng cũng chẳng đáng sợ, nghe có vẻ sẽ lãng nhạt lắm đấy – khi tôi còn là sinh viên, bữa đó ngủ nằm mơ thấy ác mộng, cô bạn học chung khoa bất ngờ chết một cách bất đắc kỳ tử, hình như có ai đó đã đẩy ngã cô ấy từ trên cao xuống, tôi chỉ nhìn thấy máu be bét, dù đến giờ không thể nhớ rõ mặt nhưng cô ấy khá xinh, mặc áo khoác hồng, đeo một chiếc balo.
Vừa kể tôi nhìn xung quanh phòng tiếp tục hồi tưởng…
– Một thời gian khi tôi bắt đầu đi học lại, tôi giật mình và sợ hãi khi phía bàn cuối chính là cô gái đã chết đó, rồi mỉm cười nhìn tôi mà không nói gì hết, có lẽ tôi tin là cô gái trong giấc mơ ấy không hề biết là mình đã chết rồi, cô ấy vẫn đi học và ghi bài đầy đủ, đúng là nghe không có gì đáng sợ hết đúng không? Tôi không thể nhớ hết được, chỉ nhớ trước khi mình tỉnh dậy, cô gái đó bất ngờ tìm đến tôi mà khóc nức nở, biết cô ta nói gì không? – Cô ấy nói là: Tại sao mình có đi học, có làm bài, có đi thi mà mình không có điểm?”Thật may là khi đó tôi đã tỉnh giấc, nếu thật sự chưa tỉnh thì tôi cũng chẳng biết phải nói như thế nào hết, khi ấy đã 5h sáng”
Kết thúc một câu chuyện sau một cái thở mạnh, tôi hoảng sợ khi nhìn thấy Hồng Nhi đang khóc, thật dở khi lại đem chuyện ma quỷ đem ra kể trong bệnh viện như thế này, tôi quên rằng Nhi rất sợ ma, những nỗi ám ảnh về chết chóc luôn bủa vây cô ấy suốt những ngày qua…
– Này! Xin lỗi… tôi xin lỗi… tôi ác quá, lỗi tại tôi hết…
Vội vàng tôi lau nước mắt cho nhỏ mà xót xa vô cùng, con bé bật khóc thành tiếng rồi đánh liên tục lên vai tôi – thật lạ, truyện tôi kể nhạt nhẽo như vậy mà lại khiến cho Nhi bị lay động mạnh đến thế.
– Em tên gì?
– Dạ! Trương Thị Hồng Nhi…
– Em sinh năm bao nhiêu? Em hiện bị bệnh gì mà lại nằm viện?
Tim tôi đau dã man, đến sợ mấy anh chị thực tập, bữa đầu gặp phải hai chị là lạ bước vào, cũng giới thiệu là đang trong thời gian thực tập, tôi nói thật trình độ sử dụng mũi tiêm của hai người đó còn thua xa mấy gã nghiện ma túy, cắm 3 lần mà vẫn không đúng chỗ, cuối cùng tôi sợ quá phải chạy ra ngoài tìm y tá gấp, rồi lại chiều, thêm một anh một chị thực tập vào đây đo huyết áp cho Hồng Nhi, đo mà cứ như tra tấn vậy, hôm ấy nếu tôi không can thiệp kịp thời chắc chiếc túi hơi căng phồng kia sẽ siết nhỏ ngất xỉu mất, ấy vậy mà chỉ rơi vài giọt nước mắt, con ngốc này! Quyền lợi của mình mà chẳng lên tiếng, khi được hỏi đến thì nhỏ chỉ cười nói – vì tôi biết anh sẽ luôn đến bên cạnh tôi mà hi hi!
– Lại còn cười nữa à? Póc! Ai da! – Tôi nhăn mặt ký cho nó một cái…
– Sao anh đánh tôi? – Nhỏ xoa đầu…
– Chứ sao? Bộ oan lắm hả?
Nhỏ lau vội nước mắt rồi trách khiến cho tôi khi ấy phải tự suy nghĩ lại mình – anh biết về một chút y học, còn tôi thì ngốc! Tôi đâu có biết thứ họ tiêm lên người mình là đúng chỗ, hay cái máy đo huyết áp kia cứ siết tay thật mạnh là đúng chứ hiz!