Phần 587: Tranh chấp tân đế. (4)
Xu mật phó xứ Thạch Hi Tái lớn tiếng: “Trình đại nhân nói có lý lắm, tuy quan gia bị bao vây trùng trùng, nhưng ý chỉ này hẳn là không bị cưỡng chế, nên chúng ta vẫn phải nghe theo.”
“Hồ đồ.” Tế tửu Vương Đức Hiển mắng: ” Quan gia là hán tử đỉnh thiên lập địa, nếu bị bắt cũng không có chuyện tiếp nhận điều khoản khuất nhục ấy, nên thánh chỉ không đại biểu ý nguyện của quan gia, mà của nước Liêu. Chúng ta không thể làm theo.”
“Quan gia có bị uy hiếp không chỉ là suy đoán, thứ không có chứng cứ thì không thể nhận định. Vì thế chúng ta cứ theo thứ đã rõ ràng để làm, đấy chính là thánh chỉ.” Hàn lâm học sĩ Sài Vũ Tích chắp tay:
“Nói thế là sai rồi.” Lão tướng quân Trương Mỹ phản bác: ” Quan gia bị uy hiếp là cái chắc, các ông chẳng lẽ ngây thơ tới mức cho rằng quân Liêu đánh tan 20 vạn quân lại không làm gì được một nghìn người chứ. Thánh chỉ này đương nhiên phải chứa những thứ có lợi cho Liêu, nếu không chúng không để tới tay chúng ta, tuy chưa biết mưu đồ của chúng là gì, nhưng tuyệt đối không thể làm theo.”
“Chúng ta tranh luận vấn đề truyền thừa hay là thay thế hành sử quyền lực, mà không phải vấn đề thánh chỉ thật giả, các ông đi quá xa đề tài rồi.”
Tranh cãi, tranh cãi, tiếp tục tranh cãi, người nọ nối người kia, không ai chịu thua ai, cãi nhau cả sáng, đến gần trưa một số lão thần tuổi cao không chịu nổi mệt mỏi nữa, lăn quay ra đất rồi. Chỉ đám quan viên râu chưa trắng hết là lao vào cãi nhau như gà chọi, thiếu điều đánh nhau nữa mà thôi.
Hoa Nhị đợi bọn họ nói chán rồi mới lệnh tất cả im lặng: “Mọi người đã tranh cãi không ra vậy chúng ta nghe bốn vị phụ chính đại thần mà quan gia chỉ định đi, bốn khanh cũng nói ý kiến của mình đi chứ? Lấy ý bốn khanh làm chuẩn.”
Triệu Phổ chắp tay một vòng: “Ý thần đã nói rõ, không kim quỹ minh ước thì quan gia đã chẳng thể kế thừa hoàng vị. Giờ quan gia gần như đã bị quân Liêu bắt, ngay cả chuyện nhục quốc như cắt đất bồi thường mà cũng đồng ý, chứng tỏ quan gia đã bị ép buộc. Cho nên không thể nghe chỉ huy nữa, mà cần nghiêm khắc chấp hành minh ước, để trưởng tôn của tiên đế là Triệu Hằng kế thừa hoàng vị.”
Triệu Hoằng Tú vận nội lực nói chấn động đại điện nhìn Thẩm Luân: “Ý của lão đạo cũng là như vậy.”
Thẩm Luân bị ông ta nhìn phát hãi, do dự rồi nói: “Thần thấy Triệu đại nhân nói đúng, song nếu trong triều còn nhiều đại thần không đồng ý, chủ trương để Tam hoàng tử Triệu Nguyên Khản kế thừa hoàng vị vậy chúng ta nên suy xét ý kiến của họ.”
Triệu Hoằng Tú hùng hổ chất vấn: “Tên tiểu tử ý đồ méo mó thật nhiều, cái gì mà suy xét tới ý kiến của họ, chẳng lẽ ngươi định lập hai hoàng đế hả?”
Thẩm Luân sợ hãi vẫn tỏ ra điềm tĩnh: “Không, không, ý lão phu là nếu chúng ta lập tân đế, nếu một ngày quan gia về thì sao?”
Thế là xong rồi, lại một đề tài mới mở ra, hai bên lại như gà chọi, xông vào cãi nhau tưng bừng. Đó là nếu quan gia trở về thì thế nào.
Lãnh Nghệ nãy giờ chỉ nghe không nói, chính là muốn nhân cơ hội này nhìn rõ tình thế trong triều, giờ đã gần như nhìn ra rồi, sẽ không thể giành được toàn thắng ở trận này. Thẩm Luân nói không phải không có lý, phải chiếu cố tới suy nghĩ của phe khác, nếu không ý chỉ của Triệu Hằng không được quần thần tán đồng, thiếu đi tính quyền uy, sẽ làm nước Tống càng suy yếu.
Như vậy một khi Triệu Quang Nghĩa về rất có khả năng khiến Đại Tống rơi vào phân liệt, đấu tranh tới khi diệt hẳn một phe mới thôi, vậy không phải điều Lãnh Nghệ muốn.
Nghĩ tới đây Lãnh Nghệ điều chỉnh sách lược, hắng giọng nói: “Ta muốn nói vài câu.”
Lời y vừa phát ra tiếng cãi vã lắng xuống, trước kia nhiều người chỉ coi y là tên nịnh thần, chỉ nhờ xun xoe nịnh bợ quan gia mới leo lên vị trí cao. Nhưng từ khi quan gia bị hãm trùng vây, quyền lực của y không giảm, ngược lại càng tăng, hiện trong tam nha, gần như không có tướng lĩnh nào dám công khai chống đối nữa rồi.
Lúc này kẻ nắm quân đội mới có tiếng nói nhất, ai dám xem nhẹ.
Lãnh Nghệ thong thả thi lễ với Hoa Nhị trước rồi mới nói với mọi người: “Minh ước kim quỹ có chữ ký của quan gia, nên chấp hành minh ước cũng không trái ý quan gia, đó là thứ nhất. Thứ hai, quan gia gần như bị bắt rồi, quân Liêu sẽ lợi dụng điểm này để thu lại lợi ích lớn nhất, với tính cách của quan gia, sẽ không chấp nhận điều kiện nhục quốc đó. Thánh dụ này rõ ràng đi ngược ý nguyện của quan gia, chúng ta không thể chấp hành, nếu không trúng kế địch.”
“Mặc dù lập ấu chủ lên là trái ý nguyện của minh ước, nhưng nay đã không còn người kế thừa trưởng thành, vì thế lập ấu chủ cũng là bất đắc dĩ. Nếu như ấu chủ chưa trưởng thành, quan gia lại quay về, chúng ta nên ủng hộ quan gia, để quan gia đăng cơ trở lại. Là phụ chính đại thần, ta đảm bảo với mọi người điều này.”
Triệu Phổ sao không hiểu đây là kế hoãn binh của Lãnh Nghệ để phe phản đối tạm thời yên lòng, giờ chuyện quan trọng nhất là đưa Triệu Hằng lên ngôi, làm xong chuyện này hẵng thong thả xử lý việc khác, hướng về phía Hoa Nhị chắp tay: “Lãnh thống lĩnh nói phải lắm, thần cũng tán đồng khi quan gia trở về thì trao lại quyền cho quan gia.”
Triệu Hoằng Tú trao đổi ánh mắt với Lãnh Nghệ sau đó cũng gật đầu: “Ta tán đồng.”
Thẩm Luân mặt thì tươi cười, nhưng mà vẫn cẩn thận hỏi: “Lão phu đương nhiên cũng tán đồng, có điều vẫn có điều cần nói rõ thì hơn. Nếu sau khi tân đế trưởng thành tự mình chấp chính rồi, quan gia về thì sao?”
“Khi đó tân đế đã chấp chính, lời chúng ta còn ý nghĩa gì sao, khi đó là chuyện của hai vị quan gia rồi.” Lãnh Nghệ khéo léo nói: ” Nhưng nếu khi đó hỏi ý kiến cá nhân ta, ta chủ trương tân đế nhường hoàng vị cho quan gia. Ta tin quan gia mai này cũng tuân theo minh ước mà làm, mọi người thấy đúng không? Quan gia luôn là người giữ lời mà.”
Câu cuối chẳng ai tán đồng, nhưng mà ai dám nói quan gia thiếu chữ tín, nên đều gật gù.
Ai còn lạ gì Lãnh Nghệ là thân tín là đệ nhất sủng thần của quan gia, y tất nhiên mong quan gia trở về nhất, thế nên yên tâm với y. Tuy y có xung đột với Triệu Nguyên Tá, khiến mối quan hệ với phe thân Triệu Quang Nghĩa sứt mẻ. Nhưng nhiều người nghĩ rằng đây là xung đột cá nhân, Triệu Nguyên Tá đã chết, hiển nhiên mâu thuẫn này không còn.
Tuy xưa nay Lãnh Nghệ luôn độc lai độc vãng không kết đảng với ai, nhưng một khi cần thiết, y vẫn đứng về phía quan gia. Nhất là việc đưa quan gia về, bọn họ tin tưởng vào Lãnh Nghệ hơn.
Bốn vị đại thần phụ chính thì đã có ba ủng hộ rồi, phe Trình Vũ không còn phản đối kịch liệt nữa, như thế chỉ còn đám Lý Anh là vẫn không chịu, song họ đã thành số. Một khi thế cục ngả một phía không ít những kẻ theo gió trở cờ ủng hộ Triệu Hằng lên làm hoàng đế, cục diện càng nghiêng hẳn một phía.