Phần 586: Lập tân đế. (3)
Triệu Hoằng Tú hừ một tiếng: “Lão phu ở trong núi nhiều năm rồi, đạo lý khác lão phu không biết, lão phu chỉ biết kẻ nào nói láo lếu kẻ đó phải bị ăn tát.”
Trình Vũ tức tới râu tóc rung rình, ôm mặt nhìn Hoa Nhị: “Nương nương, chẳng lẽ để ông ta làm xằng như vậy?”
Hoa Nhị chưa đáp thì lại một ông gia nữa bước ra: “Lão già Lý Anh kia muốn giết sạch cả nhà lớn nhỏ ngoại tôn ta, chẳng lẽ không đáng ăn tát.”
Người này là nhạc phụ của Triệu Đức Chiêu, thái tử thái phó Vương Phổ.
Lý Anh miệng vẫn còn chảy máu bao biện: “Ta chỉ lỡ mồm nói sai, sao có khả năng làm việc đó.”
“Vì ngươi lỡ mồm nên chỉ ăn tát, nếu ngươi dám làm chuyện thủ túc tương tàn thì không chỉ là một tát đâu.” Triệu Hoằng Tú gằn giọng:
Trình Vũ không sợ: “Vậy vì sao Dực vương đánh ta, chẳng lẽ ta nói sai à? Nếu ngài nói ra chỗ sai của ta, ta nhận cái tát này, nếu nói không ra, ta tái thái miếu đâm đầu vào linh vị tiên đế chết chứ không chịu nhục.”
Từ thì một đoàn người Hàn lâm viện, Ngự sử đài không sợ chết đứng ra đòi hạch tội Triệu Hoằng Tú.
Không đợi Triệu Hoằng Tú trả lời, một người khác bước ra, vị này tư cách càng lão thành, là một đại thần thời Hậu Chu, quan cùng triều với tiên đế. Ông ta khi xưa lúc Tống triều kiến lập, một lần Triệu Khuông giận mở tiệc đãi quần thần, ông ta uống say tưởng niệm Hậu Chu mà khóc, người khác đòi chặt đầu ông ta. Triệu Khuông giận nói, nhớ chủ cũ là lẽ thường của con người, không đáng tội. Người này cảm kích vô cùng từ đó một lòng trung với tiên đế.
Ông ta là hàn lâm học sĩ Vương Chiêu.
“Trình đại nhân nói nghe thì có lý, thực ra là sai lầm, luận ra bị tát là đúng.”
Trình Vũ đứng thẳng lưng: “Được, Vương đại nhân nói xem ta sai ở đâu?”
“Ồ ta hỏi ngài, trên minh ước có nói tới chuyện truyền vị là phải đợi giá băng mới thực thi?”
“Tùy không nói, nhưng ai cũng hiểu như vậy.”
“Vậy thì Triệu Vũ Linh Vương truyền vị cho Triệu Huệ Văn Vương, Đường cao tổ Lý Uyên truyền vị Đường thái tông Lý Thế Dân thì nói thế nào?” Vương Chiêu thong thả nói: ” Khi không thể hành xử quyền lực, giao cho người khác, chình là truyền. Các vị đại nhân, đây là chuyện vô cùng quan trọng, nếu chúng ta không chú ý sẽ phạm sai lầm lớn, thậm chí là đại tội đấy.”
Phe Triệu Nguyên Sản không khỏi lo lắng.
“Chư vị, mục đích của minh ước là gì? Vì sao lại có minh ước, vì sao không trực tiếp truyền ngôi cho hậu nhân tiên đế mà truyền qua hai đệ đệ của tiên đế mới quay về mạch tiên đế? Đạo lý này nếu chúng ta không chú ý, sẽ có kẻ bóp mép. Như vậy là phụ sự kỳ vọng của thái hậu, của tiên đế.”
Lý Anh đang sôi máu, ăn nói càng thiếu giữ gìn: “Đủ rồi đấy, ông đừng dài dòng, nói luôn đi, lải nhải cả đống, rốt cuộc muốn nói gì?”
Vương Chiêu không để ý tới ông ta, cứ tiếp tục việc mình mình nói: “Đỗ thái hậu hoăng vào năm Kiến Long thứ hai, cũng là khi Đại Tống ta mới thành lập được vẻn vẹn một năm, khi đó hoàng tử Triệu Đức Chiêu mới chưa tròn 10 tuổi, tiên đế chinh chiến khắp nơi, Đại Tống còn quá nhiều cường địch vây quanh. Đại Tống ta thay Hậu Chu, khi đó Hậu Chu Cung Đế chỉ 7 tuổi, nên thái hậu lo đi vào vết xe đổ mà lập ra minh ước này.”
Lý Anh bực tức: “Chuyện đó ai chẳng biết, không cần ông nói.”
“Ông biết thì không nói những lời này rồi.” Vương Chiêu chỉ mặt Trình Vũ: ” Nên nhớ khi đó Tề vương Triệu Đình Mỹ chỉ hơn hoàng tử Triệu Đức Chiêu có 4 tuổi, nếu theo trình tự này mà truyền, hai người tuổi tác tương đương, đợi lúc giá băng thì chẳng biết ai đi đước. Đỗ thái hậu chẳng lẽ không hiểu? Nên an bài trình tự này chỉ để đề phòng bất trắc đợi Triệu Đức Chiêu lớn lên đủ đảm đương đại sự là phải truyền thừa về. Chứ không phải là đợi lúc giá băng mới truyền thừa. Trình đại nhân cố tình làm lập lờ ý đồ thái hậu, bẻ cong nguyện vọng thái hậu. Ở chuyện quan trọng thế này mà ông lại chơi đùa thủ đoạn, bị tát một cái là xứng.”
Triệu Hoằng Tú nghe vậy thì đắc ý như thể mình thấy trước rồi vậy, liếc xéo Trình Vũ, hàm ý là, phục chưa, không phục cho cái tát nữa.
Trình Vũ là bậc hồng nho đương thế, sao dễ dàng bị người ta phản bác: “Ông đang nói tới chuyện chủ nhỏ bị thần tử thừa cơ, vậy thì trưởng tôn của tiên đế là Triệu Hằng mới sáu tuổi, không phải chính là thế sao?”
“Vậy Triệu Nguyên Khản thì hơn được Triệu Hằng bao nhiêu?”
“Đều là ấu chúa, thế thì nên theo thanh chỉ quan gia.”
“Danh bất chính thì ngôn bất thuận, giang sơn do tiên đế giành được, phải do con cháu tiên đế kế thừa.”
“Giờ không phải là lúc kế thừa, quan gia vẫn còn, không có chuyện kế thừa.”
“Hoàng vị xưa nay càng không có chuyện hành sử thay, nước không thể một ngày thiếu vua, nước không thể có hai vua, quan gia đã không thể chấp chưởng hoàng quyền, vậy phải lập tân đế. Đó không phải là truyền thừa là gì?”
Người ai bên tới tấp nhảy ra tranh luận không dứt.
“Đủ rồi.” Hoa Nhị quát lớn: ” Tranh đi cãi lại chỉ có đúng một vấn đề, lập tân đế hay tìm người thay thế quan gia. Hai ý kiến này đã được nói rõ, mọi người còn có ý kiến nào khác hẵng nói, không có thì im lặng.”
Hai bên trừng mắt nhìn nhau, nhưng chẳng đưa ra được luận điệu nào mới hơn.
Chất nhi của Đỗ thái hậu, hữu tán kỵ thường thị Đỗ Chúc rời hàng nói: “Thần cho rằng trước đó Hướng đại nhân đã nói rõ ràng rồi, quân Liêu đã phá thành, không rõ vì sao lại không bắt quan gia chỉ còn một nghìn thị vệ. Mục đích quân Liêu chính là giống Tào Tháo năm xưa, ép thiên tử, lệnh chư hầu. Quan gia đã không thể tự quyết, thánh chỉ của quan gia ắt bị quân Liêu uy hiếp mà viết ra.”
Câu này không ít người tán đồng.
Đỗ Chúc tiếp tục: “Nếu đã thế, chúng ta khác mà nghe theo thánh chỉ này thì khác gì đang nghe theo hiệu lệnh nước Liêu.”
Toàn triều ồ lên xôn xao, câu này làm không ít người nổi giận, nói không thể làm theo thánh chỉ, không có chuyện quan gia đồng ý cắt đất, rõ ràng là ý đồ của nước Liêu.
Trình Vũ nói lớn: “Các vị, nội dung cắt đất bồi thường chúng ta có thể không để ý, từ từ bàn bạc sau. Nhưng ta dám khẳng định, thánh chỉ chọn người nhiếp chính của quan gia không bị ai uy hiếp. Nếu quân Liêu uy hiếp quan gia thì quan gia hạ chỉ lệnh quần thần tuân theo là được, đâu cần tìm người hành sử quyền lực thay quan gia.”
Thế là lại một phen tranh luận quan gia có bị uy hiếp không?