Phần 507: Một câu chuyện ma. (2)
“Làm gì?” Thành Lạc Tiệp hỏi, nữ nhân là vậy, sợ thì sợ, nhưng không kháng cự được tò mò:
“Moi mắt quạ ăn.” Trần Tòng Tín điềm nhiên nói:
Thành Lạc Tuyền bấu chặt vào tay Lãnh Nghệ, Lãnh Nghệ cảm giác được nàng sợ thật rồi, khẽ khẽ vỗ mu bàn tay an ủi.
Hướng Củng mặt tái mét, gật đầu nói: “Đúng rồi, ta nghe nói quạ là quái vật âm ti, nếu ăn mắt nó có thể nhìn thấy ma quỷ.”
Trần Tòng Tín xua tay: “Ta không kể chuyện ma, mà kể chuyện có thật, mọi người muốn nghe tiếp không?”
Không ngờ người sợ nhất là Thành Lạc Tuyền lại nói: “Ngài kể đi, kể chuyện phải kể cho hết chứ.”
Trần Tòng Tín giơ ngón cái khen ngợi: “Lão phụ nhân đó về sau hay nói là nhìn thấy một số người kỳ quái, không biết có phải ma không? Còn thôn dân thì thường xuyên nhìn thấy bà ta nói chuyện với không khí. Bà ta nói nhà ai khi nào có người chết là thế nào cũng có người chết, rất tà môn. Ai cũng sợ bà ta, nói bà ta là vu bà, không cho con cái chơi với bà ta. Ta sinh ra thì bà ta đã là một bà già rồi, cha mẹ ta dặn ta đi đường gặp bà ta phải tránh đi. Nhưng đám trẻ con bọn ta thì lại rất thích bà ta, bà ta còn cứu mạng ta nữa.”
“Bà ấy cứu ngài thế nào?” Thành Lạc Tuyền đúng là thính giả tốt, luôn đặt câu hỏi đúng lúc:
Trần Tòng Tín hồi ức: “Khi đó ta tám tuổi, bà ấy nói nhìn thấy đứa bé toàn thân ướt sũng theo sau ta, bảo ta nhất định phải cẩn thận, chớ tới gần nơi có nước sâu. Ta nghe theo lời bà ta, không bao giờ tới gần bờ sông. Không ngờ một lần ta đi múc nước trong chum, chum ở quê to lắm, cao hơn đứa trẻ con. Ta dẫm ghế đi lên lấy nước, đột nhiên có ai đó ấn đầu xuống, thế là chui vào chum, Chum nước không đầy, chỉ ngập tới lưng ta, nhưng ta ngã cắm mặt xuống, đầu ngực nhấn chìm trong nước, ta muốn bò dậy mà không bò lên nổi, cứ như rơi xuống ao chứ không phải chum. Khi ta sắp chết đuối thì có người đập vỡ chum cứu ta ra. Chính là lão phụ nhân một mắt.”
Không phải là chuyện ma, Thành Lạc Tuyền thở phào vỗ tay: “Cha mẹ ngài hẳn cảm kích lắm.”
“Không, cha mẹ ta đánh bà ta một trận, nói nước trong chum không thể dìm chết ta, đòi bà ta đền tiền. Khi đó ta còn nhỏ, sợ quá nên chỉ biết khóc, không nói đỡ được cho bà ta. Bà ta không có tiền đền, bị cha mẹ ta đánh tím mặt, còn giật đứt không ít tóc. Bà ta không giận mà còn cười với ta, bộ dạng đó, cả đời ta không quên.” Trần Tòng Tín cảm thán:
Hướng Củng thấy hết chuyện rồi thì cười lớn, làm ra vẻ anh hùng: “Thế mà là chuyện ma à? Chẳng thấy sợ gì cả.”
“Tất nhiên rồi còn chưa bắt đầu cơ mà, ta kể chuyện về lão phụ nhân đó để mọi người biết bà ta đặc biệt thế nào, chuyện vừa rồi ta kể là nói tới ma mà bà già ấy nhìn thấy, khác với ma ta nhìn thấy.” Trần Tòng Tín là người rất biết kể chuyện, lúc này đây tất cả bất giác im lặng nghe ông ta kể: ” Đó là khi ta còn chưa tham gia khoa cử, vẫn đang dùi mài kinh sử, ta rời quê lên phủ thành cầu học. Ở trường tư thục của bọn ta có một phụ nhân mang theo nữ nhi, thường tới trường ta thu y phục đem giặt kiếm tiền. Nữ nhi của bà ta tên Liên Tử, khi đó mười lăm mười sáu, nàng xinh xắn nhưng rất e thẹn. Họ không phải lúc nào cũng có y phục để giặt, vì thế mà Liên Tử thường bị đói.”
“Ta thấy nàng ấy đáng thương, lén lút cho nàng ấy đồ ăn, nàng ấy không nhận. Ta cố ý làm bẩn y phục cho nàng ấy giặt, vì ta giặt y phục quá nhiều nàng ấy liền hiểu ra, rất cảm kích ta, thấy ta là đỏ mặt. Kỳ thực ta cũng thích nàng ấy.”
Thánh Lạc Tuyền thấy chén rượu của ông ta đã cạn, chủ động rót thêm.
Trần Tòng Tín cười với nàng: “Một ngày mùa đông, Liên Tử giặt y phục bên dòng sông đóng băng, ta thì đọc sách ở xa. Ta không dám tới gần, nàng ấy không dám nói chuyện với ta, bọn ta cứ thi thoảng nhìn nhau như vậy, đều thấy lòng ngọt ngào.”
“Về sau ta đọc sách quá chăm chú không để ý tới nàng, đột nhiên nghe thấy tiếng kêu cứu, ta quay sang không thấy nàng đâu. Bên cạnh hố băng có mấy người, nói nàng vừa đứng lên thì nói chóng mắt rồi liền bị ngã xuống. Ta biết nàng hẳn là mệt quá nên ngất xỉu. Ta vứt sách đi, quên cả lời bà cụ dặn dò không được tới gần nước, ta nhảy xuống hố băng, rồi không biết vì sao bọn ta lên được bờ đều còn sống. Nàng cảm kích ta, từ đó bọn ta liền thành một đôi.”
Thành Lạc Tuyền cảm thán: “Câu chuyện vậy là kết thúc hoàn mỹ rồi.”
Triệu Phổ vuốt râu, biết chuyện chưa dừng ở đây được: “Nếu thế thì đâu gọi là chuyện ma, kể tiếp đi.”
Trần Tòng Tín không kể ngay mà cầm chén rượu lên uống một ngụm nhỏ, ánh mắt mang theo đầy nỗi hoài niệm và thương tiếc: “Sau đó mẹ Liên Tử về quê, để nàng lại. Nàng không đi giặt y phục nữa, ngày ngày đợi ta đi học về, làm cơm cho ta, cùng ta đốt đèn đọc sách. Trong thời gian đó, lão phụ chột mắt trong thôn lên phủ thành, ghé qua thăm ta. Bà ấy không nói gì, chỉ thở dài rồi đi.”
“Cứ thế ta với Liên Tử ở bên nhau nửa năm, tới kỳ thi, ta phải lên kinh. Liên Tử cùng theo ta lên kinh, dọc đường lo liệu đủ thứ chăm sóc ta. Kết quả ta đề danh bảng vàng rồi, mừng rỡ về khách sạn muốn báo tin tốt lành với nàng, nhưng tìm đâu cũng không thấy, hỏi chưởng quầy và hỏa kế, họ chỉ nhìn ta với ánh mắt quái lạ.”
Thành Lạc Tuyền buồn bã nói: “Liên Tử hẳn cho rằng ngài đỗ đạt rồi, không xứng với ngài nữa, nên trở về một mình.”
“Ừ, lúc đó ta cũng nghĩ thế, vì vậy ta ngày đêm đuổi theo nàng về tới phủ thành. Tới nơi bọn ta ở, nhưng Liên Tử không có nhà, cũng không giống có ai ở. Ta hỏi hàng xóm, họ cũng nhìn ta rất kỳ. Ta về nhà kiểm tra, phát hiện trừ y phục của ta thì không có gì nữa. Ta đoán nàng về quê với mẹ, ta lại đuổi theo tới quê nàng. Mẹ nàng nghe ta kể xong chuyện thì khóc to dẫn ta ra đầu thôn, ở đó có một cái bia mộ, trên đó viết tên nàng, ngày tháng là ngày nàng rơi xuống nước.”