Phần 372: Cảnh còn người mất
Triều Tống thịnh hành tranh biện, Bao Chửng cùng Tống Nhân Tông tranh cãi, nước bọt bắn cả vào mặt hoàng đế. Khấu Chuẩn thậm chí kéo cả Tống Thái Tông ngồi xuống tranh cãi. Có thể thấy ở thời Tống, giữa quân thần khá cởi mở, huống hồ Lãnh Nghệ chỉ cãi nhau với một hoàng tử, không ai thấy có gì to tát, không có người nào đứng ra ngăn cản.
“Xin hỏi điện hạ.” Lãnh Nghệ lớn tiếng nói: ” Mặt tưởng là hoa, áo ngỡ mây, hiên sương phơ phất gió xuân bay. Chính là bài mà tiên thơ Lý Thái Bạch viết ngay trước mặt Dương Quý Phi, tán dương vẻ đẹp của nàng hơn cả mẫu đơn, chỉ tiên nữ trên trời mới có. Nói vậy Lý Thái Bạch cũng nên bị Đường Huyền Tông giết mới đúng.”
Triệu Nguyên Hy cãi chày cãi cối: “Ông ta tán dương trực tiếp, còn ngươi biểu đạt ngưỡng mộ, khác nhau.”
Lãnh Nghệ lại hỏi: “Vậy trong Trường ca hận, Bạch Cư Dị lại viết, chim trời nguyện đôi bay liền cánh, cây đất liền đôi nhánh liền da. Có hồi đất sụp trời sa, giận này dằng dặc chẳng giờ nào nguôi. Đã biểu đạt ngưỡng mộ Dương Quý Phi tới cực điểm. Không biết là hoàng thất Đường triều trị tội ông ấy ra sao?”
Triệu Nguyên Hi cưỡng từ đoạt lý: “Bài thơ đó của Bạch Cư Dị nói bằng giọng điệu của Đường Huyền Tông, không phải nói nỗi lòng ông ta.”
“À…” Lãnh Nghệ dài giọng: ” Ra là chỉ có Bạch Cư Dị mới có thể làm thế à?”
Trong đám đông chẳng biết ai phì cười, Lãnh Nghệ tuy không nói rõ, hàm ý rõ ràng, Bạch Cư Dị có thể dùng giọng điệu của quân vương viết cho Dương Quý Phi, Lãnh Nghệ đương nhiên cũng có thể nói mình dùng giọng điệu của Triệu Quang Nghĩa viết cho Hoa Nhị phu nhân, tự mở lối thoát cho y.
Hoa Nhị phu nhân cười nhẹ, xoay người về phía Triệu Quang Nghĩa thi lễ: “Đa tạ quan gia.”
Triệu Quang Nghĩa xuất thân võ tướng nhưng tinh thông văn học, giờ Hoa Nhị phu nhân vì bài thơ này của Lãnh Nghệ mà đa tạ mình, rõ ràng thừa nhận Lãnh Nghệ dùng danh nghĩa của mình viết cho nàng, trúng ý ông ta, không bỏ lỡ cơ hội bày tỏ: “Nương nương khách khí rồi, trẫm thường cảm thán nương nương cao khiết thanh nhã, siêu phàm thoát tục, chỉ tiếc tài hèn học kém, khó biểu đạt thành công. Nay Lãnh ái khanh thay trẫm nói lời trong lòng, thật đáng quý.”
Ông ta đã nói thế rồi, Triệu Nguyên Hi hết cớ, im luôn.
Lãnh Nghệ chắp tay với Hoa Nhị phu nhân, cảm tạ nàng giải vây.
“Tiên sinh thì ra là cao nhân thâm tàng bất lộ, thất kính rồi! Với thi tài của tiên sinh phải làm thầy của Hoa Nhị mới đúng, trước đó Hoa Nhị múa rìu trước cửa Lỗ Ban rồi.” Hoa Nhị phu nhân nhún eo thi lễ, nàng thay từ “bản cung” sang xưng tên, gọi Lãnh Nghệ là tiên sinh, có thể nói đã tự nhận là học sinh của y:
Lãnh Nghệ chỉ có cái bản lĩnh đi trộm thơ của người khác, đâu có chút thi tài nào chứ, làm sao dám nhận là thầy người khác, xấu hổ tới không biết giàu mặt vào đâu, nhất thời lúng ta lúng túng, chỉ biết cười cho qua.
Hoa Nhị phu nhân tiếp tục nói: “Vừa rồi thơ của Hoa Nhị so với tiên sinh thật không đáng để vào mắt, tiên sinh có thể dùng danh nghĩa Hoa Nhị làm một tác phẩm khác coi như chỉ bảo không?”
Lãnh Nghệ dám nói không sao, Triệu Quang Nghĩa đang ngồi kia kìa, lời nàng nói lúc này khác nào thánh chỉ của ông ta chứ, với lại đùn qua đẩy lại càng phiền, không bằng kết thúc sớm cho bớt đau khổ, thoáng cái lòng đã có kế ứng phó: “Xin nương chỉ điểm.”
Hoa Nhị mừng rỡ nói: “Tiên sinh khiêm tốn quá, vậy Hoa Nhị đợi giai tác.”
“Hôm nay là Nguyên Tiêu, mọi người náo nhiệt là được, ai thích đoán đố thì đoán đố, ai thích uống rượu thì uống rượu, thích làm gì thì làm nấy đi, không cần xúm lại vào đây làm gì.” Triệu Quang Nghĩa cười ha hả phất tay, giải tán đám đông vừa rồi vì chuyện của Triệu Nguyên Hi mà chú ý cả vào đây:
Mọi người đều cười vui vẻ, đặc biệt là những võ tướng không hiểu thi từ và đám phi tần công chúa hiếm khi có dịp vui chơi, nghe Triệu Quang Nghĩa nói vậy liền thi lễ rồi tản đi, thế là trong đại sảnh náo nhiệt hơn bội phần.
Triệu Quang Nghĩa sở dĩ bảo họ tùy ý là để ông ta có thể thoải mái ngắm nhìn Hoa Nhị phu nhân mà không sợ bị người khác phát hiện.
Tuy nhiên ông ta không hoàn toàn toại nguyện, còn ít văn thần bị bài thơ khi nãy của Lãnh Nghệ bị bài thơ trước đó của y cảm phục, thấy y sắp làm bài thơ nữa, đều tò mò chờ đợi.
Thơ Nguyên Tiêu rất nhiều, Lãnh Nghệ không mất quá nhiều thời gian tìm một bài phù hợp, chỉ là chẳng thể thể hiện ra mình có tài “xuất khẩu thành thơ” thì quá đáng rồi.
Một tuần hương sau Lãnh Nghệ cầm bút viết, chẳng bao lâu đã xong. Triệu Nguyên Tá sớm ở bên cạnh, hít sâu một hơi đọc:
Năm ngoái đêm nguyên tiêu…
Chợ hoa đèn sáng rực…
Ngọn liễu mảnh trăng treo…
Hoàng hôn người hẹn ước…
Năm nay đêm nguyên tiêu…
Trăng với đèn như trước…
Chẳng gặp người năm qua…
Tay áo đẫm lệ ướt.
Đây là bài Lãnh Nghệ sao chép của Nguyên Tịch, danh tác truyền thế của Âu Dương Tu…
Triệu Nguyên Tá đọc xong mà sững sờ, trong một thời gian ngắn liên tiếp làm hai danh tác, nếu hắn không tận mắt chứng kiến, nghe người khác kể thì không tin.
Bài thơ này đặc biệt ở chỗ, câu từ của nó hết sức bình thường, kể cả người không hiểu chữ nghĩa cũng hiểu được, nhưng như thế khắc họa nỗi nhớ nhung càng thêm chân thành cảm động. Có thể nói phản phác quy chân rồi.
Một đám văn thần khép mắt ngẫm nghĩ, vừa nghiền ngẫm lại vừa thán phục không thôi.
Nhưng nói tới người cảm xúc nhất phải là Hoa Nhị phu nhân, trong mắt người khác, bài thơ này tả nàng hoài niệm Triệu Khuông giận. Nhưng người mà nàng hoài niệm là tiền phu Mạnh Sưởng. Bài thơ như khắc họa lại cảnh nàng và Mạnh Sưởng trải qua, từng đoạn ký ức hiện ra trong đầu, vẫn Nguyên Tiêu, vẫn ánh trăng đó, nhưng người thì chẳng còn.
Chua xót trào dâng trong lòng, hai hàng nước mất cứ thế mà rơi.
Không muốn người khác nhìn thấy, nàng từ từ đứng dậy, không nói câu nào, thi lễ với Lãnh Nghệ rồi lặng lẽ mà đi.
Triệu Quang Nghĩa nhìn nàng mà đau lòng, hận không thể ôm vào lòng an ủi một phen, nhìn theo bóng lưng nàng đi xa dần, buồn bã không thôi, cũng dâng lên cảm giác cảnh còn người mất.
Ở lại nghe thơ đều là người có văn tài, càng như thế càng bị bài thơ này ảnh hưởng, ai chẳng có người trong lòng, chẳng có chuyện hoài niệm, bất giác yên tĩnh hẳn.
Bài thơ này không có lấy một lời khen.
Triệu Quang Nghĩa hồi tỉnh đầu tiên, lớn tiếng nói: “Hôm nay là Nguyên Tiêu, không khí không sao lại nặng nề thế này? Lãnh ái khanh, đều tại khanh cả, sao lại làm ra bài thơ thương cảm như thế? Hay thì hay, nhưng quá bi thương, phạt uống một chén rượu bồi tội với mọi người.”
Mọi người đều cười.
Lãnh Nghệ vội nâng chén rượu lên, vái xung quanh một cái uống cạn.