Phần 371: Nguyệt luân quy. (2)
Hoa Nhị phu nhân lại nhoẻn miệng cười hỏi: “Lãnh đại nhân thấy bài thơ này của bản cung ra sao?”
Lãnh Nghệ toát mồ hôi hột, nữ nhân này thật cá tính, thế này khác nào công nhiên chọc tức Triệu Quang Nghĩa chứ, giờ nàng còn hỏi mình, y không thể né tránh, kêu khổ không thôi, làm một nịnh thần nào dễ dàng gì, may mà tâm tư y mẫn tiệp: “Thần vụng về cho rằng, bài thơ này của phu nhân miêu tả một oán phụ trong đại trạch, thấy ngoài kia tiết Nguyên Tiêu rộn rã, ánh đèn rực rỡ, nhìn trăng sáng trên cao, hy vọng phu quân của mình tựa thiên thần, chân đạp trăng sáng đáp xuống, phu thê đoàn viên. Tình cảm nhung nhớ này vô cùng hợp, thật tuyệt diệu.”
Y cố tình lờ đi hai chữ cấm cung, thế là thành bài thơ miêu tả tình cảm nam nữ bình thường, tránh cấm khu ai cũng sợ.
Không ít người thầm khen hay, xử lý rất tốt.
Triệu Quang Nghĩa cũng giả ngốc vỗ tay: “Quả nhiên là thơ hay, nếu không có bài thơ này của nương nương, trẫm không biết trong đại trạch dân gian có oán phụ nhớ trượng phu tha thiết như thế.”
Đám đại thần yên tâm rồi, có gợi ý, liên tục phân tích ra cái hay của bài thơ mà không đụng chạm tới điều cấm kỵ, không khí rộn rã.
Hoa Nhị phu nhân nhìn Lãnh Nghệ đầy thâm ý: “Lãnh đại nhân tâm tư mẫn tiệp, tương lai hẳn tiền đó vô lượng. Bản cung cũng đang đợi nghe giai tác của ngài đây.”
Câu này hàm ý châm chọc rõ ràng.
Triệu Quang Nghĩa cười ha hả: “Lãnh ái khanh, còn không mau làm thơ đi, nếu được nương nương chỉ điểm là hưởng dụng cả đời đấy.”
Lãnh Nghệ đau đầu, không phải y không thể “làm thơ”, thơ y “làm ” chắc chắn chấn kinh toàn trường, muốn kiếm bài dở dở một chút cũng không nổi, vì thơ dở thì làm sao y nhớ. Nếu bảo y thực sự tự làm thì xong đời, thứ đó không thể gọi là thơ được.
Nếu lại lấy ra một danh tác nào đó thì hậu quả tiếp theo là gì đây? Cảm giác mình ngày một lún sâu vào vũng bùn nội cung này rất không hay, chưa nói đi trái với bản tâm của y, đây còn là chuyện nguy hiểm nữa.
Thái tử Triệu Nguyên Tá cũng có ham thích với thi từ, nên khá thân thiết với Triệu Đình Mỹ, hỏi: “Hoàng thúc, văn tài của y ra sao, đừng để bị bêu xấu thì không hay.”
Triệu Đình Mỹ ấn tượng về bài Ngu mỹ nhân còn rất sâu, lộ vẻ trông đợi: “Ngươi đợi thưởng thức một giai tác đi.”
Triệu Nguyên Tá ngạc nhiên, trong ấn tượng của hắn, tầm mắt của hoàng thúc rất cao, thi tử bình thường không coi ra gì, thế nên cũng nảy sinh hứng thú.
Hai người trò chuyện lọt vào tai đám văn thần, Tề vương Triệu Đình Mỹ tài hoa hơn người, sở trường thi văn, được hắn tán thưởng thì tên thị vệ nhỏ này có bản lĩnh. Bọn họ đều là hồ ly thành tinh, biết hoàng đế không hứng thú với thơ của bọn họ, mà có ý đồ khác, nên chẳng thực sự làm thơ, chỉ góp vui thôi.
Lãnh Nghệ thong thả mài mực, bộ dạng khổ sở suy nghĩ, chẳng giống cao thủ thi từ gì, mất một tuần hương mới nhấc bút viết, nhưng đã viết là viết rất nhanh, thoắt cái đã xong rồi, hướng Hoa Nhị phu nhân chắp tay: “Xin nương nương chỉ giáo.”
Hoa Nhị phu nhân không có ấn tượng tốt với tên chó săn của hoàng đế, hời hợt nói: “Đọc đi.”
“Để ta.” Thái tử Triệu Nguyên Tá còn ít tuổi, ưa náo nhiệt, lại cũng thích thi thơ, đi lên cầm tờ giấy, không ngờ vừa đọc đã ngỡ ngàng, mất một lúc mới hồi thần, giọng kích động đọc:
Phương đông gió thổi nở ngàn hoa.
Chợt thoáng rơi rụng như mưa sao…
Ngựa quý, xe trổ, hương khắp chốn…
Tiếng tiêu phượng uyển chuyển mành không…
Trăng nghiêng bóng, động trên dòng biếc.
Cả đêm cá lội tựa du long.
Mũ hình ngài, tơ vàng liễu rũ…
Cười nói đùa vui thoáng hương bay…
Giữa chúng sinh tìm người trăm vạn cách…
Người lại ở chốn đèn tàn bay.
Đây là bài thơ nổi tiếng của Tân Khí Tật của Nam Tống, dùng ở thời điểm này vô cùng phù hợp.
Bài từ này chia làm hai phần, dùng thủ pháp đối lập rõ ràng, phần đầu tập trung miêu tả cảnh, không khí náo nức của tiết Nguyên Tiêu, sau miêu tả nam tử cấp thiết tìm người thương trong đám đông ồn ã. Cuối cùng dưới ánh đèn tàn lụi, nhìn thấy tình nhân đứng nơi cách xa huyên náo, siêu phàm thoát tục. Hai câu cuối vô cùng đắt giá, không khác gì vẽ rồng điểm mắt, làm người ta tán thưởng không thôi.
Hoa Nhị phu nhân bị chấn kinh bởi “tài hoa” của Lãnh Nghệ, người khác nghe thơ này nghĩ tới tình tố nam nữ, trong tiết Nguyên Tiêu náo nhiệt, nam nữ hẹn hò. Nhưng nàng nghe thấy ý vị khác, nữ nhân kia đứng ngoài chốn phồn hoa huyên náo, không ham ánh sáng rực rỡ che mắt nhân gian, lòng sinh cảm giác tri ngộ.
Đột nhiên có tiếng quát: “Lãnh Nghệ, ngươi là ngự đái thị vệ, dám ngang nhiên viết thơ tình cho quý phi của tiên hoàng, còn thành thể thống gì.”
Nghe câu này tất cả biến sắc, vốn nhiều người không chú ý lắm phía này đấu thơ, yếu hội khá tự do, người trò chuyện, người đoán đố, người chén thù chén tạc. Một tiếng này làm trong đại đường rộng lớn yên ắng hẳn.
Mấy tiểu vương gia công chúa đang nô đùa cũng bị các phi tần cho thái giám cung nữ gọi về.
Lãnh Nghệ ngạc nhiên quay đầu, chỉ thấy một thiếu niên lỡ cỡ, ngồi trên xe lăn gỗ, tuy trong phòng đèn lồng muôn màu vẫn nhìn ra mặt hắn trắng tái khác thường, hoàn toàn không nhận ra, không hiểu sao lại đột nhiên công kích mình.
Đó là chính là Nhị hoàng tử Triệu Nguyên Hi, thiếu chút nữa bị Tiểu Chu hậu bóp vỡ trứng, tới giờ chưa khôi phục, chẳng thể đi lại, phải ngồi xe lăn, nói là do mình không khỏe: “Nhìn cái gì mà nhìn, ngươi ngang nhiên trêu ghẹo quý phi tiên hoàng, đó là tội chết! Còn không mau quỳ xuống nhận tội.”
Chẳng rõ gì sao thẳng nhóc này nhắm vào mình, nhưng đây đông người như thế, nếu không làm rõ chuyện này, lỡ có người đi nói linh tinh, lúc đó không biết thành ra cái gì, Lãnh Nghệ từ vị trí ngồi cũng nhận ra hắn là một hoàng tử, nhưng y không vì thế mà nhún nhường: “Xin hoàng tử chỉ giáo, trong bài thơ của thần, có câu nào nói người đứng chốn đèn tàn bay kia là nữ.”
Nếu theo ý cảnh bài thơ, người tác giả tìm kiếm tất nhiên là nữ, nhưng cả bài lại không có câu nào nói rõ đó là nữ nhân, Triệu Nguyên Hi nghẹn lời, song không chịu bỏ qua: “Trong thi từ của ngươi có ý tán thưởng mỹ mạo của quý phi, bản thân là thần tử, đó là hành vi bất kính.”