Phần 368: Kỹ xảo thần kỳ
Toàn bộ cây cối trong ngự hoa viên được treo đèn màu ngũ sắc, biến nơi đây thành đại dương hoa đăng, rực rỡ hơn sao trời.
Đã thế còn có từng đội cung nữ thái giám khiêng đèn lồng đi khắp nơi, mà không phải chỉ là loại cung đăng bát giác bình thường, mang hình phi long, cá chép, phượng hoàng, kỳ luận đủ kiểu làm người ta nhìn hoa mắt.
Đêm nay trăng rất tròn, chỉ là sao lưa thưa, đám cung nữ thái giám liên tục đốt đèn Khổng Minh thả lên trời, điểm xuyết màn đêm. Lại có cung nữ ăn mặc rực rỡ xinh đẹp qua lại giữa mặt đất phủ tuyết trắng, thực sự đẹp tựa như tiên cảnh.
Trong đại điện đã náo nhiệt lắm rồi, điện này hình bán nguyệt, phía trong cùng là một đài cao hơn xung quanh bốn thương, đặt long ỷ và long trác, bày biện vô số bánh trái tinh xảo và mỹ tửu.
Bên cạnh long ỷ treo một bức tranh cao bằng người thật, chỉ có điều dùng vải trắng che đi, không rõ là tranh gì.
Hai bên đại điện là đội nhạc sư cung đình tấu nhạc, chỉ riêng số lượng nhạc cụ nhiều không kể siết, tấu lên những khúc nhạc rộn ràng trang nghiêm.
Các bức tường khác treo rất nhiều hoa đăng dán câu đố, người tới trước đều tụ tập xung quanh đoán đố rồi.
Tham gia Tiết Nguyên Tiêu này trừ phi tần của Triệu Quang Nghĩa, còn có phi tần của thái tổ Triệu Khuông giận. Các vương gia và công chúa, cùng với trọng thần Sở Chiêu Phụ, Lô Đa Tốn, Triệu Phổ, Tào Bân, không phải ít.
Khách khứa tới đầy đủ rồi Triệu Quang Nghĩa mới thong thả bước vào, mọi người đứng lên cung nghênh, ông ta quét mắt một vòng, xua tay bảo mọi người ngồi xuống.
Trong một thoáng quét mắt đó, ông ta nhìn thấy Hoa Nhị phu nhân mặc bộ tăng y ngồi bên Khai Bảo hoàng hậu, đầu cúi thấp, như lão tăng nhập định, vẫn toát ra vẻ đạm nhã cao khiết, không nhuốm bụi trần.
Thái độ của ông ta với Hoa Nhị phu nhân và Tiểu Chu hậu là hoàn toàn khác nhau, ông ta đối với Tiểu Chu hậu chỉ có bạo ngược và chinh phục. Còn với Hoa Nhị phu nhân là ái mộ tương tư, trong lòng thương tiếc. Thực ra luận dung mạo, hai nàng đều khuynh quốc khuynh thành, luận tài hoa đều là tài nữ ngàn năm hiếm có.
Chỉ có điều “thứ không có được mới là thứ tốt nhất”, Triệu Quang Nghĩa có thể mặc sức dâm nhục Tiểu Chu hậu, nhưng Hoa Nhị phu nhân là tần phi của huynh trưởng, nàng không chịu, ông ta không đụng vào được, bởi vậy mới càng khao khát.
Triệu Quang Nghĩa đề phòng Hoa Nhị phu nhân ra gặp mặt mọi người rồi cáo lui như năm ngoài, nên nói trước: “Hôm nay là Tiết Nguyên Tiêu, theo thông lệ chúng ta thưởng hoa đoán đố, uống rượu ngâm thơ ngắm trăng. Có điều năm nay khác biệt một chút, trẫm có một thứ bảo bối, muốn chia sẻ với chư vị.”
Mọi người nghe thế đều tò mò, trong cung không thiếu bảo bối, nhưng khiến hoàng đế gọi là bảo bối thì hẳn không tầm thường.
Triệu Quang Nghĩa chuyển ánh mắt sang bức tranh thêu bị che đi, nói lớn: “Mở ra.”
Vương Kế Ân đích thân kéo vải trắng, roẹt, bức tranh lớn lộ ra…
Gần như tất cả mọi người có mặt đều phát ra tiếng kêu kinh ngạc, xưa nay người ta hay dùng từ sống động như thật để khen ngợi tranh họa, nhưng nếu so với bức tranh này thì khác nào trẻ con bôi vẽ. Nhìn cứ như là có người thật đứng đó, thêm vào cung nữ đó xinh đẹp, Lãnh Nghệ nắm bắt khoảnh khắc nàng cười vừa ngọt ngào vừa bẽn lẽn, dung mạo càng tăng thêm ba phần, đám vương gia ít tuổi nhìn tới ngất ngây.
Chỉ có mỗi Hoa Nhị phu nhân chẳng động lòng, thậm chí không nhìn bức tranh thêu lấy một cái, tựa như trên đời này chẳng có gì khiến nàng động lòng được nữa.
Trên long ỷ, Triệu Quang Nghĩa thấy vậy thì nóng ruột lắm, có điều ông ta túc trí đa mưu, đột nhiên cười lớn, điệu cười cực kỳ khoa trương, khiến người ngồi hàng đầu đều giật mình, bao gồm cả Hoa Nhị phu nhân. Thấy nàng tuy không ngẩng đầu, nhưng người run một cái, biết đã chú ý tới mình, Triệu Quang Nghĩa nói: “Chư vị, có biết nữ tử trên tranh là ai không?”
Trong hoàng cung trên nghìn cung nữ, ai nhận ra được, đều lắc đầu.
Triệu Quang Nghĩa nói tiếp: “Nàng chính là thị nữ thiếp thân của cố Tấn quốc công Mạnh Sưởng đó.”
Lời này vừa phát ra, Hoa Nhị phu nhân bất giác ngẩng đầu nhìn tranh, thế rồi mắt không rời đi được nữa.
Tấn quốc công chính là tiền phu của Hoa Nhị phu nhân, hoàng đế Hậu Thục. Hậu Thục bị Tống diệt, Mạnh Sưởng quy hàng, nhưng chỉ vài ngày bị Triệu Khuông giận hạ độc chết. Nàng bị Triệu Khuông giận chiếm đoạt phong làm quý phi. Nhưng trong lòng nàng chưa bao giờ nguôi nhung nhớ tiền phu Mạnh Sưởng.
Nàng lén lút vẽ bức tranh Mạnh Sưởng tế bái, một lần bị Triệu Khuông giận phát hiện, mặc dù nàng sở trường vẽ tranh, song bị phong cách tả ý không tả thực của hội họa Trung Quốc ảnh hưởng, vẽ ra không giống, thế nên Triệu Khuông giận không nhận ra.
Triệu Khuông giận nghi ngờ hỏi nàng tế điện ai, Hoa Nhị phu nhân thông minh đáp, đó là thần tiên Trương Tiên phụ trách tặng con, nàng thờ cung hy vọng sinh nhi tử, nên lừa qua được. Ai ngờ lời nói dối này khiến nhiều người tưởng là thật, không ít phi tần vì thế mà sai họa sư sao chép tranh của nàng, coi như thần tiên cung phụng. Về sau truyền ra dân gian, hình tượng Mạnh Sưởng liền biến thành Trương Tiên ban con trong Đạo giáo.
Hoa Nhị phu nhân nhìn bức tranh thêu tới ngây người, không phải vì nàng nhận ra thị nữ kia, mà là độ chân thực của bức tranh làm chấn kinh.
Nàng chưa bao giờ nghĩ tới có thể thêu tranh thật như vậy, nàng cũng cực kỳ sở trường thêu thùa, nhưng nàng nhìn kiểu gì cũng không ra làm cách nào để có thể thêu ra được bức tranh như thế. Trong lòng nhen lên một ý niệm khiến trái tim đã nguội lạnh của nàng nóng lên, nếu mình học được cách thêu này, chẳng phải có thể thêu bức tranh vong phu giống thật sao?
Cho nên nàng nhìn bức tranh không chớp, nghĩ cách làm sao để thêu ra ra được bức tranh như vậy, chỉ là càng nhìn càng thấy thần kỳ, thâm sâu kỳ ảo, bất giác ngây ra.
Triệu Quang Nghĩa đâu biết ý nghĩ của Hoa Nhị phu nhân, thấy mưu kế đã thành, cao hứng lắm, chỉ tiếc phòng quá nhiều người chẳng thể ngắm nhìn dung nhan ngày nhớ đêm mong, thong thả nói: “Chư vị có hứng thú biết bức tranh này làm sao thêu ra được không?”