Phần 354: Yên Chi Lệ. (1)
Mấy ngày vừa rồi trời đổ tuyết, từ đường đi, cây cối, nóc nhà đều biến thành một màu bạc.
Trác Xảo Nương vẫn khá yếu, dù mặc rất dày vẫn rùng mình, vương phủ quá rộng vì thế gió cũng mạnh, không như nhà họ, nhỏ hơn nên tường bao che chắn hết rồi.
Bên đường có một thị tòng cao giọng hô: “Khai Phong phủ Thôi quan Lãnh Nghệ Lãnh đại nhân tới…”
Lát sau từ đại đường có đôi nam nữ đi ra, nam tử chính là Triệu Đình Mỹ cười ha hả: “Lãnh đại nhân tới rồi, ta không nghênh đón được, thật thất lễ.”
“Vương gia quá lời rồi, ti chức không dám nhận.” Lãnh Nghệ chắp tay, rồi giới thiệu: ” Đây là chuyết kinh Trác thị.”
Trác Xảo Nương vội nhún eo thi lễ: “Bái kiến vương gia.”
Triệu Đình Mỹ đáp lễ, Lý vương phi dáng người cao gầy thướt tha, dung nhân kiều diễm, cao quý vô song, đi tới thân thiết đỡ tay Trác Xảo Nương: “Ái dà, nghe nói muội tới kinh thành thì bị bệnh, vừa khéo bên ta bận quá, không tới thăm được, sau nghe nói Hoa thần y đã chữa khỏi mới yên lòng.”
Trác Xảo Nương không giỏi xã giao, hơn nữa người ta là vương phi, nàng càng lúng túng, chỉ biết ấp úng nói: “Đa ta vương phi lo lắng.”
Lý vương phi khoác tay Trác Xảo Nương dẫn vào phòng, như khuê mật nhiều năm: “Đi nào, bên ngoài tuyết to giá rét, muội bệnh nặng mới lành tránh gió lạnh. Vào đây ta giới thiệu một đại mỹ nhân cho muội.”
Bên ngoài gió lạnh căm căm, bên trong đại đường lại ấm áp như xuân, không chỉ vì bốn góc đều có bồn lửa cháy rừng rực, chủ yếu vì lớp thảm êm ái, mà trên đó có một mỹ nhân tuyệt sắc nằm nghiêng nghiêng trên thảm, mày đậm mắt phượng, mũi quỳnh môi son, da dẻ như tuyết. Nàng mặc chiếc váy dài vừa người, đường nét thân thể ẩn hiện phía dưới, thiết kế hoa văn cỏ cây trên váy áo làm đổi ngực thêm nổi bật, bất kể nam nhân nào nhìn thấy nàng cũng khó tránh khỏi những suy nghĩ miên man, toàn thân tán phán phong quang mê người. Tay nàng cầm chén mỹ tửu đỏ sậm, đang thong thả nhấp nháp. Chỉ ngắm nhìn nàng đã cảm giác như gió xuân phất qua mặt.
Nếu không phải Lãnh Nghệ đã quá quen với mỗi tấc da thịt trên thân thể nàng hẳn đã ngây người.
Tuyệt sắc mỹ nhân này chính là Tiểu Chu hậu.
Trác Xảo Nương thì thực sự là sửng sốt, nữ nhân này đẹp không thua kém gì Bạch Hồng, chỉ là vẻ đẹp hai người khác nhau, một thanh nhã cao xa, một thì mị hoặc điệu đà. Nhưng nàng kinh ngạc chủ yếu vì không quen chuyện này, nữ tử kia dường như tựa vào lòng một nam nhân làm nũng, chuyện này nếu phu thê trong chốn khuê phòng không là gì, sao có thể làm thế trước mặt người khác, làm nàng thẹn đỏ mặt.
Khung cảnh trong đại đường xa hoa dâm mỹ vô cùng.
Nam nhân kia diện mạo cũng hết sức tuấn lãng, tuổi chừng ngoài bốn mươi, mang một vẻ mệt mỏi và thương cảm lạ thường. Môi mỏng, ánh mắt thiếu tập trung toát lên hờ hững, tựa như một vị vương hầu đã kinh qua mọi phú quý trên đời, không thiết tha nhân thế nữa vậy. Người này chỉ liếc qua Lãnh Nghệ, khẽ gật đầu.
Triều Đình Mỹ cười ha hả giới thiệu, nam nhân trung niên là Lũng Tây công Lý Dục, nữ nhân là Trịnh Quốc phu nhân.
“Ti chức tham kiến Lý công gia.” Lãnh Nghệ trong lòng chửi thầm không rõ tên này bày trò gì, bề ngoài thì chắp tay thi lễ nghiêm chỉnh, Trác Xảo Nương đỏ mặt nhún eo thi lễ.
Lý Dục đứng dậy đáp lễ: “Không cần khách khí, Lãnh đại nhân, mời ngồi.”
Trên sàn gỗ đại đường trải thảm nhung dầy, ở giữa đặt cái bàn thấp, trên đó có vài món ăn, một bầu rượu nho bằng đồng cổ kính, một chiếc đàn tranh đặt nghiêng trên gối, tựa hồ mới đàn xong.
Thị nữ mang tới hai cái bồ đoàn, Lãnh Nghệ và Trác Xảo Nương ngồi quỳ trên đó, phu thê Triệu Đình Mỹ phân nhau ra ngồi hai bên bàn.
Cũng may đây là kiểu ngồi mà Bạch Hồng quen dùng, nàng có vẻ không quen kiểu ngồi bàn ghế mà thích dùng kiểu ngồi quỳ kia. Kỳ thực Lãnh Nghệ cũng hiểu, đây mới đúng là kiểu ngồi truyền thống của người Hán, tới thời Ngũ Hồ loạn Hoa văn hóa người Hồ du nhập mạnh mẽ vào Trung Thổ mới dần chuyển sang cách ngồi bàn, nhưng trong gia đình quý tộc, bọn vẫn giữ truyền thống cũ.
Tất nhiên kiểu nửa nằm nửa ngồi như phu thê Lý Dục thì Lãnh Nghệ đoán chừng là phong cách sa đọa của hoàng cung.
Lãnh Nghệ cầm chén rượu lên mời: “Công gia và vương gia hứng trí thật cao, tiệc say nghe đàn sáo, đêm thưởng thức yên hà.”
Lý Dục liếc xéo mắt nhìn y: “Xem ra Lãnh đại nhân cũng có tạo nghệ với thi tử.”
Lãnh Nghệ chẳng biết mình vừa thuận miệng nói ra câu thơ của ai, cười trừ: “Chỉ là thiếu nam bất thức sầu tư vị, vi phú tân từ cường thuyết sầu, công gia chê cười rồi.”
Đây là hai câu nổi tiếng của Tân Khí Tật thời Nam Tống, thi từ trọn vẹn Lãnh Nghệ nhớ không nhiều, nhưng những câu thơ vượt qua ngàn năm đi vào đời sống sau này thì mở miệng ra là nói được.
Đôi mắt Tiểu Chu hậu chưa từng nhìn Lãnh Nghệ một cái mở ra không ít, nhìn y từ trên xuống dưới, tuy gương mặt hơi dài nhưng đường nét rất rõ ràng, làn da trắng nhưng không hề gây cảm giác ủy mị, đôi mắt trấn định vững vàng cho thấy là người kinh qua song gió, mang sức hút nhất định, có điều như thế chưa đáng để vào mắt: “Không nhìn ra, thôi quan nho nhỏ có tài tình như vậy.”
“Lãnh mỗ trước mặt Lý công gia làm sao dám nói hai chữ tài tình, từ của công gia, mỗ yêu thích đã lâu, hôm nay được gặp, đúng là tam sinh hữu hạnh.” Lãnh Nghệ không để ý tới thái độ khinh khỉnh của Tiểu Chu hậu, nâng chén mời Lý Dục, cái khác không nói gặp được Lý Dục, y thực sự rất vui, vừa rồi cũng là cố tình nói vài câu thơ để thể hiện, ai bảo y thích thơ của Lý Dục chứ:
Triệu Đình Mỹ vui vẻ nói: “A, thì ra Lãnh đại nhân cũng thích từ của Trọng Quang, vậy chúng ta là tri âm rồi.”
Trọng Quang là tự của Lý Dục, xưng hô như vậy chứng tỏ hai bên rất thân thiết. Tiểu Chu hậu mắt chớp chớp hai cái rồi lại hạ xuống khép hờ, dư âm vọng ra từ chiếc miệng nhỏ: “Cao sơn lưu thủy, tri âm khó cầu.”
Câu này hàm ý nói y không xứng làm tri âm của Lý Dục, Lãnh Nghệ không biết làm thơ nhưng y luôn yêu thích thi từ, đặc biệt là thơ của Liễu Vĩnh và Lý Dục, y thuộc rất nhiều. Thậm chí hàm ý trong đó còn hiểu rất rõ, thế nên đọc hai câu thơ của Lý Dục: “Tất xẻ dẫm thềm thơm, tay xách dép chỉ vàng, từ của công gia thật hay.”