Phần 285: Thánh chỉ tới
Lãnh Nghệ vung gậy đánh ngất lão giả, sau đó đánh thức đám hộ viện khác lùa bọn chúng đi cứu hỏa. Đám hộ viện này đã biết thủ đoạn hai người ngoãn ngoãn quay về hiện trường mình vừa gây tội ác.
Tới nơi mấy chục xe lương thực lớn vẫn đang chay, Lãnh Nghệ cưỡi trên ngựa chỉ vào đó: “Đây là lúc các ngươi lập công chuộc tội, nếu không ta ném các ngươi vào lửa bồi táng.”
Đám hộ viện hồn phi phách tán xông tới, lương thực chưa cháy thì cố gắng chuyển khỏi xe, cái đang cháy thì cởi áo dập lửa.
Xung quanh có vết máu nhưng không có thi thể, Lãnh Nghệ xách lão giả theo, đánh thức lão hỏi mới biết, xác ngươi đã bị ném xuống sông, chúng dùng thủ đoạn cũ để che đậy.
Trải qua một cuộc kịch chiến, lửa cuối cùng cũng bị dập tắt, sáu bảy tên hộ viện bị bỏng. Bạch Hồng kiểm kê lại thi cháy mất một phần ba, hỏi Lãnh Nghệ: “Tra ra chưa?”
Lãnh Nghệ đem đầu đuôi câu chuyện kể ra một lượt, không thể nhìn thấy biến hóa trên mặt nàng, chỉ thấy tay cầm kiếm của nàng run rẩy.
Vì trục lợi, đẩy mấy chục vạn người vào hiểm cảnh, súc sinh cũng không bằng.
Hai người không tốn thêm thời gian nữa, áp giải đám hộ viện kia mang lương thực về Ba Châu.
Khi sắp tới thành, Bạch Hồng phát ám hiệu cho người của mình tới, thay nàng và Lãnh Nghệ đeo mặt nạ, giả mạo họ. Còn Lãnh Nghệ thì quay về nha môn trước.
Liêu tri phủ hay tin, nổi cơn thịnh nộ dẫn theo bộ khoái và giáp binh, cùng Lãnh Nghệ bao vây nhà Kim chưởng quầy.
Kim chưởng quầy nhìn thấy đám hộ viện của mình được áp giải tới, biết sự việc đã bại lộ, liền khai toàn bộ.
Thì ra Kim chưởng quầy sau khi nhận ra năm nay mưa nhiều bất thường đã có ý đồ này. Hắn xây dựng kho lương thực bí mật trên núi, tích trữ rất nhiều lương thực. Quả nhiên nước lũ kéo tới, vì tránh bị nghi ngờ khi quan phủ kêu gọi quyên góp, hắn bỏ ra rất nhiều, cự kỳ phối hợp. Mới đầu hắn chỉ tích trữ lương thực đợi giá thôi, về sau phát hiện không ít đại hộ khác toàn thành cũng ngấm ngầm tích trữ lương thực, thế thì hắn chưa chắc kiếm được là bao.
Vì mưu đồ lợi ích lớn nhất, hắn sai tâm phúc hộ viện giết dân tráng, phá đê cho lũ vào thành. Đồng thời phái người đi khắp nơi, phá hủy lương thực vận chuyển vào Ba Châu, trước khi gặp đám Lãnh Nghệ bọn chúng đã phá bốn đội vận chuyển lương rồi.
Đây thực sự là tội ác cùng cực, Liêu tri phủ đưa hắn ra quảng trường trước nha môn, chém đầu lập tức.
Kim chưởng quầy là nhà giàu nhất Ba Châu, nhưng muốn dùng bồi thường tổn thất toàn thành thì còn xa mới đủ. Có điều số lương thực hắn tích trữ vô cùng lớn, có thể cung cấp toàn thành trong vòng hai tháng.
Toàn bộ gia sản của Kim chưởng quầy, bao gồm cả ruộng đất toàn bộ bán đi để bồi thường nhà cửa cho bách tính, số tiền này chia từng nhà xây dựng thì chưa chắc đã đủ. Vì thế Lãnh Nghệ thương lượng với Liêu tri phủ, do nha môn đứng ra tổ chức, xây dựng lại nhà cho bách tính, đây cũng là cơ hội điều chỉnh quy hoạch toàn thành.
Rất nhanh toàn thành bắt đầu xây dựng lại trên quy mô lớn. Thuyền bang là bận rộn nhất, đi khắp nơi vận chuyển vật liệu về Ba Châu, bách tính không quên ơn họ hy sinh thuyền cứu đê, thoáng cái khôi phục huy hoàng ngày cũ. Bảo Liệp mừng rỡ vì mình có lựa chọn sáng suốt.
Bách tính trong thành Ba Châu còn được đảm bảo phần nào cuộc sống, nhưng bách tính các huyện phía dưới chỉ còn biết trông đợi vào triều đình chẩn tai. Nhưng triều đình không có bất kỳ động tĩnh gì, như không hề biết.
Lương thực được Bạch Hồng vận chuyển tới liền ưu tiên cung cấp cho bách tính các huyện, nàng cũng tìm được một đại hộ ra mặt cho bách tính vay lương thực.
Lãi suất chỉ một phân, thời hạn là tận mùa thu năm sau, ai có ruộng đất thì có thể mang ra thế chấp, nếu không thì năm nhà đảm bảo cho nhau mới được vay.
Tuy vậy số lương thực của Lãnh Nghệ cũng chỉ là muối bỏ biển thôi, muốn cầm cự được tới năm sau còn phải liên tục chẩn tai.
Công văn gửi triều đình xin chẩn tai khẩn cấp gửi lên, lần này Liêu tri phủ trong tấu chương nói: Cứu trợ không tới, Ba Châu ắt loạn, tới khi đó thần chỉ còn cách tự tận tạ tội mà thôi.
Đây không phải nói quá lời, không ít bách tính không còn cái ăn đã lên núi làm cướp, cướp đương địa thì tất nhiên không có, bọn họ tới vùng bên cướp bóc, loạn sinh loạn. Kim chưởng quầy dám ngang nhiên phái người đốt xe lương mà chẳng sợ vì những chuyện như vậy thật quá nhiều.
Lần này tấu chương báo lên chưa được bao lâu thì triều đình đã có hành động, lượng lớn lương thực, y phục, chăn màn được đưa tới Ba Châu. Phụ trách áp tải là một đội quan binh, theo cùng còn có Doãn Thứu, nhưng làm Lãnh Nghệ chú ý nhất là một vị thái giám.
Vị thái giám này tên Vương Kế Ân, khi Triệu Khuông giận giá băng, Khai Bảo hoàng hậu sai ông ta đi gọi hoàng tử Triệu Đức Chiêu vào cung, vì thái giám này lại đi gọi Triệu Quang Nghĩa. Kết quả Triệu Quang Nghĩa vào cung trước một bước kế thừa hoàng vị.
Đây là đoạn lịch sử rất nổi tiếng, cho nên Lãnh Nghệ thấy Vương Kế Ân liền biết những người này tới đây e không chỉ là chuyện chẩn tai.
Lãnh Nghệ theo Liêu tri phủ rời nha môn nghênh đón, đưa Vương Kế Ân tới đại đường, quỳ nhận thánh chỉ, không ngờ trước khi tuyên đọc thánh chỉ còn cho gọi cả nhà Lãnh Nghệ tới.
Khác với ấn tượng trong lòng Lãnh Nghệ về lão thái giám già mặt mày nham hiểm mưu mô. Vương Kế Ân còn rất trẻ, chừng 30 thôi, người cao gầy, mặt trắng trẻo thanh tú. Đứng giữa đại sảnh mặt trang trọng trải thánh chỉ ra, đọc một tràng dài làm người ta nghe mà ù đầu chóng mặt, vậy mà hắn đọc lưu loát không hề va vấp. Lãnh Nghệ lòng hồi hộp không dám bỏ sót lấy một chữ, tóm lại y nghe ra, hoàng đế biết Ba Châu gặp thiên tai, bách tính giang khổ, miễn nhiệm vụ quân lương và ba năm tiền thuế.
Miễn ba năm thuế nông, đây là ân huệ không nhỏ, Lãnh Nghệ và Liêu tri phủ vui mừng, gánh nặng của họ nhẹ đi nhiều.
Thánh chỉ vẫn còn, do Lãnh Nghệ trong thiên tai lần này phát huy tác dụng lớn, cứu vãn vô số sinh mệnh, đặc biệt một đai lưng vàng để khích lệ.