Phần 236: Hán gia đại ca. (1)
Ngăn cách giữa Đại Tống và Thổ Phồn chỉ là một quan ải không lấy gì làm hùng vĩ cho lắm chắn ở khe núi, một cổng thành cao một trượng, hai bên kéo dài thành đoạn tường thành ngắn, vài cái chòi canh, thậm chí còn chẳng có tên. Nơi này cũng không mấy tấp nập, có dịch trạm, hai ba quán cơm, khách sạn, chưa tới mười nóc nhà. Binh sĩ trên dưới quan ải chỉ có thấy mười mấy người uể oải như hai tên lính gác cổng lười biếng của huyện Âm Lăng.
Văn điệp của bọn họ thuận lợi thông qua, tiếp nhận kiểm tra không mang theo hàng hóa hạn chế hay khả nghi, bọn liền tiền vào địa giới của bộ lạc Di Tang.
Qua quan ải một cái là đường xá tệ ngay, lối đi thì nhỏ, lại mấp mô, gập ghềnh, tốc độ của bọn họ không đẩy nhanh được. Đến tối bọn họ tá túc một cái thôn, không ngờ trong thôn đại bộ phận là người Hán, chỉ là bọn họ không phải bách tính Đại Tống.
Tiếp tục đi thêm hai ngày, dấu vết con người bắt đầu ít đi, bọn họ đi trên cao nguyên. Ở Âm Lăng đã là thời tiết cuối xuân đầu hè, ai cũng mặc áo mỏng rồi, nơi này còn khá lạnh, bảo sao Bạch Hồng chuẩn bị rượu, không có thứ này thật khó chịu nổi. Dọc đường họ chỉ gặp được vài hộ gia đình sống lẻ tẻ, hơn nữa không người Khương thì là người Tạng, Lãnh Nghệ hoàn toàn không hiểu họ nói gì, nhưng bọn họ tiếp khách nhiệt tình, y được ở trong lều, ăn thịt, ngủ chăn lông thú ấm áp, mỗi tội mùi nặng quá.
Không đi lên núi nhưng Lãnh Nghệ có thể cảm nhận được bọn họ đang lên cao dần, cảnh sắc dọc đường đi hoang sơ hùng vĩ, một bên là dãy núi sừng sững cao chót vót, bên kia là rừng nguyên sinh rộng lớn trải dài vô tận. Đường sá gập ghềnh khúc khuỷu khó đi, thêm dã thù rình rập, tăng thêm không ít vất vả của kẻ lữ hành.
Đến đêm nếu không gặp được nhà ở nhờ, họ phải chia nhau ra ngủ, vất vả với Lãnh Nghệ mà nói thì không thành vấn đề, một cô nương như Gia Trân vậy mà cũng coi như thường, cả ngày tươi tắn giới thiệu phong thổ nhân tình cho y.
Trưa ngày hôm đó bọn họ tới một hẻm núi, nghe thấy tiếng sạt lở rầm rầm vang vọng, Gia Trân ghìm ngựa lại: “Lãnh đại ca, chúng ta không qua được rồi.”
Lãnh Nghệ thấy hai bên hẻm núi chỉ còn lại mấu cầu, xa xa là dòng lũ như đàn ngựa thoát cương lão đi, khí thế kinh thiên động địa, hét lên: “Có đường vòng không?”
“Có, nhưng xa lắm, hôm nay lại phải ngủ trên đường rồi, nơi này hay có dã thú qua lại.”
“Không vấn đề, chúng ta phải tranh thủ thời gian, cẩn thận chút là được.”
Hai người cưỡi ngựa quay đầu ngựa, lần này lần mò mà đi, không còn đường nữa, lúc chập tối hai người thấy được khu rừng nhỏ, quyết định vào đó nghỉ lại.
Gia Trân lấy thức ăn và nước từ trong hành trang ra, sau đó tháo cả yên ngựa, vỗ mông ngựa một cái, cho bọn chúng tự do ăn cỏ gần đó.
Còn chưa ăn được mấy miếng thì nghe thấy có tiếng hét, là tiếng nữ, nhưng Lãnh Nghệ không hiểu, Gia Trân đứng bật dậy: “Có người kêu cứu.”
Lãnh Nghệ chạy ra khỏi khu rừng, nhìn về phía tiếng kêu, chỉ thấy dưới ánh tà dương đỏ ối giao mùa xuân hạ, từ thảo nguyên phía xa có hai thớt ngựa đang chạy tới, cách nhau hơn trăm bước.
Con ngựa đầu chạy tới gần liền nhìn rõ, nó chở nữ tử mặc Tạng phục, đang ra sức la hét, ôm phía sau là một nam nhân, mặt bừng bừng phấn khích.
Lãnh Nghệ bảo Gia Trân lùi lại, chạy nhanh tới nấp sau cái cây mà dự đoán hai con ngựa kia sẽ chạy qua, y không dám phòng phi đao, sợ trúng cô nương kia.
Đợi ngựa tới đúng tầm Lãnh Nghệ bất thình lình xông ra, vươn tay kéo kỵ sĩ khỏi ngựa, hai người lăn lông lốc trên cỏ.
Con ngựa không có người điều khiển chạy một đoạn dựng lại, cô nương kia ngã xuống ngựa, nàng vừa bỏ dậy thì thấy nam tử Hán tộc đã bẻ ngoặt tay người bắt cóc mình.
Đúng lúc ấy, viu một tiếng, có mũi tên bay tới trúng lưng Lãnh Nghệ.
Mặc dù có áo chống đạn bảo vệ, nhưng lực xung kích cực mạnh vẫn làm Lãnh Nghệ như bị tảng đá lớn đập vào lưng, ngạt thở trong giây lát, kinh hai xoay người kia lại, cách đó hơn trăm bước một kỵ sĩ đang giương cung, khoảng cách như vậy mà lực đạo vẫn kinh người.
May mà tên không trúng đầu.
Kỵ sĩ kia còn chấn kinh hơn cả Lãnh Nghệ, hắn thấy rõ ràng mình đã bắn trúng, vậy mà tên lại bật ra, phản ứng của hắn cũng nhanh, dù kinh ngạc vẫn tiếp tục rút tên chuẩn bị bắn. Nhưng Lãnh Nghệ đã kịp con tin làm khiên chắn, không dám bắn nữa, miệng tuôn một tràng không ai hiểu.
Gia Trân từ trong rừng chạy tới dùng tiếng Tạng nói một tràng người kia liền hạ cung xuống, cô nương người Tạng xách vách nhiều màu chạy lại nói liến thoắng, rồi người bị Lãnh Nghệ cũng giãy giụa nói gì đó, Lãnh Nghệ ù đầu, cơ mà tình hình có vẻ lạ.
“Gia Trân, chuyện gì thế?” Lãnh Nghệ thấy họ nói chuyện không ngớt thì sốt ruột:
Không ngờ Gia Trân lại cười: “Muội nói với họ, chúng ta là người đi ngang qua, nghe tiếng hô cứu mạng mới ra tay, không phải người xấu. Họ cũng không phải người xấu, đó là thê tử của họ.”
“Cái gì mà thê tử của họ?” Lãnh Nghệ ngoáy lỗ tai:
“Cướp dâu là tập tục của bộ lạc Di Tang, hai người họ là huynh đệ Tiểu La Bố và Đại La Bố, cô nương này là Lạp Mỗ, ý tứ là tiên nữ.”
Cô nương đó đúng là rất có đường nét, nhưng Lãnh Nghệ từ chối gọi là tiên nữ.
Lạp Mỗ nhìn Lãnh Nghệ nãy giờ, khi Lãnh Nghệ nhìn lại nàng, nàng không giống nữ tử Hán tộc khác thẹn thùng né tránh mà cười rất tươi, mắt rất sáng.
Gia Trân tiếp tục giải thích: “Huynh đệ La Bố nói họ nhìn trúng Lạp Mỗ lâu rồi, muốn bắt về làm thê tử, nhưng mà bị ba huynh đệ Ba Trát giành trước. Bọn họ luôn tìm cơ hội cướp về, nhưng ba huynh đệ Ba Trát trông coi rất chặt, hôm nay mới có cơ hội.”
À, là cướp dâu, chuyện này ở thời hiện đại Lãnh Nghệ chỉ nghe kể thôi, không ngờ hôm nay lại được chứng kiến, hơn nữa lại còn đóng một vai trong đó, đúng là dở khóc dở cười, thả Đại La Bố ra, hỏi Lạp Mỗ: “Cô nương, chúng tôi đêm đưa cô về nhé.”