Phần 235: Lên đường
Công việc ở Ba Châu đã xong, sáng hôm sau Lãnh Nghệ cùng Trác Xảo Nương tới y quán của Tôn lang trung đón Thảo Tuệ về, mấy ngày qua nó được đưa tới đó để Tôn lang trung điều dưỡng, khí sắc đã tốt hơn rất nhiều, bệnh tình không còn gì đáng lo, nhưng muốn trừ luôn cả mầm bệnh sau này thì vẫn dùng thuốc.
Số tiền để cửu tiểu nha đầu này đã khó tỉnh nổi, mà Lãnh Nghệ cũng lười tính, nghe Tôn lang trung nói thế, hai phu thê đều tạ ơn, làm ông ta cứ than đúng là nha đầu tốt số hiếm có.
Mang lương thực trờ về huyện Âm Lang, kế hoạch xây dựng kho Thường Bình đã được Lãnh Nghệ dự trù từ tận Tết, tất cả đã chuẩn bị xong xuôi đâu vào đó.
Một trận mưa xuân khiến huyện Âm Lăng gần như tĩnh mịch đình trệ trở nên bận rộn, cơn mưa kéo dài hai ngày, đất đai trở nên sinh động, nông dân ra ruộng ngắm cảnh đồng ruộng tưới đẫm nước mà vui mừng.
Đã có trâu cày ruộng, lại có mưa đúng lúc, năm nay rất có khả năng là một năm bội thu, Lãnh Nghệ nhìn nha môn ai nấy phấn chấn bàn tán cũng yên lòng.
Sáng sớm hôm đó, sau một đêm ân ái triền miên an ủi Trác Xảo Nương, Lãnh Nghệ mặc trang phục gọn gàng thuận tiện đi xa, mang mặt nạ, lặng lẽ rời huyện thành Âm Lăng.
Trước đó Lãnh Nghệ đã nói với đám Đổng sư gia muốn thường phục vi hành, tìm ra cách giúp bách tính thoát nghèo, lý do của y rất đầy đủ, trước kia chỉ biết vùi đầu vào sách vở, hoàn toàn xa rời cuộc sống, nhất là cuộc sống bách tính càng không hiểu gì, giờ y muốn đi sâu vào dân gian để bù đắp lại thiếu hụt đó.
Đám người Đổng sư gia cũng đã quen việc đại lão gia thích đi vi hành rồi, hơn nữa mỗi lần đều có thu hoạch lớn, Khâu chủ bạ già muốn rụng răng đảm bảo sẽ không phụ sự tin tưởng của đại lão gia.
Để mấy ông già phải cáng đáng hết việc lớn việc nhỏ, Lãnh Nghệ cũng hơi ngại, nhưng y cũng đâu đi chơi, y đi kiếm tiền về cho huyện mà, coi như phát huy sở trường từng người thôi.
Không biết người khác làm tri huyện thế nào, nhưng chắc chắn là không phải dựa vào cách giết người kiếm tiền, Lãnh Nghệ nghĩ đã thấy buồn cười.
Lãnh Nghệ còn mang theo số châu báu của thương nhân Thổ Phồn, cùng với cả viên cửu nhãn thạch mà Trác Xảo Nương rất thích, biết đâu có thể tìm được thân nhân của Đạt Mã Dát để trả họ.
Đã đi giết người, tất nhiên phải mang theo súng bắn tỉa rồi, Lãnh Nghệ đeo vali bọc vải xanh trên vai, dẫm trên nắng xuân ấm áp buổi sáng, trong lòng có chút hồi hộp. Thổ Phồn thời cổ sẽ là nơi như thế nào, dần hòa nhập vào cuộc sống nơi này, thấy quen Đại Tống, y cũng muốn khám phá mảnh đất mới.
Đi men theo quan đạo, trên đường có rất nhiều du thương đẩy xe nhỏ hoặc gánh hàng, bọn họ mang những thứ thiết yếu tới thôn trang xung quanh bán. Hướng ngược lại là bách tính gánh củi, rau vào huyện thành, rất hiếm khi thấy đoàn lái buôn lớn tới nơi này, hoặc từ đây đi. Cuộc sống ở huyện Âm Lăng này vẫn giới hạn trong vòng tròn tự cấp tự túc cơ bản nhất, ít giao lưu với bên ngoài.
Cứ thế đi được vài dặm, ở gốc cây bên đường có ba thớt tuấn mã và hai người, trong đó bắt mắt nhất hiển nhiên là Bạch Hồng toàn thân màu trắng, còn lại là thiếu nữ da hơi đen, mắt to tròn, ăn mặc giống người Tống, nhưng đường nét khuôn mặt rõ ràng không phải.
Lãnh Nghệ thong thả đi tới: “Để mọi người đợi lâu rồi.”
Bạch Hồng khẽ gật đầu, nói với thiếu nữ bên cạnh: “Đó là Lãnh đại ca, ngươi dẫn y đi Di Tang thành phải nghe y an bài.”
“Vâng.” Giọng thiếu nữ trong veo:
Bạch Hồng lại bảo Lãnh Nghệ: “Đây là dẫn đường của ngươi, là người Thổ Phồn, cha mẹ làm ăn ở Ba Châu, tên là Gia Trân.”
Lãnh Nghệ mỉm cười: “Gia Trân, cái tên này thật đặt biệt.”
Gia Trân tính cách có vẻ hoạt bạt, giải thích: “Gia Trân ý tứ là ráng màu, vì mẹ muội nói, khi muội sinh ra có mây màu đầy trời.”
“A, rất dễ nghe.” Lãnh Nghệ khen, cứ nghĩ dẫn đường là nam, ai ngờ là nữ, nhưng mà có là gì, còn có nữ nhân suốt ngày đi giết người kìa, chắc người ta thấy thế là bình thường:
Bạch Hồng lấy trên cổ ngựa một cái túi da, ba cái bát bạc, rót đầy rượu đưa cho hai người kia, ba người cùng bát uống cạn coi như tiễn biệt, nàng lại lấy ra hai tờ văn điệp: “Trên ngựa còn có 100 lượng bạc và ít tiền đồng, là lộ phí đi đường của hai người. Lương khô, nước và rượu đều đã có, thân phận trên văn điệp của hai người là hành thương, các ngươi là chủ phó.”
Lãnh Nghệ nhận lấy xem, tên trên văn điệp của y là Lãnh Lục Lang, không khỏi mỉm cười, y biết văn điệp xuất quan chỉ triều đình mới làm được: “Cái đồ giả này không vấn đề đấy chứ?”
Bạch Hồng đảm bảo: “Ngươi cứ nghênh ngang mà xuất quan, đây là hình vẽ của hắn.”
Lãnh Nghệ nhận lấy bức tranh, có chút bất ngờ, khác hẳn với mấy bức tranh truy nã thô sơ thấy trên mấy phim cổ trang. Bức tranh này vẽ rất tỉ mỉ có thần vận, trong hình là gương mặt lại rất thanh tú nho nhã, so với bờ vai rộng thì hơi nhỏ một chút. Trên gương mặt dài ấy có đôi mắt sáng long lanh có thần, mang tới cảm quan về một người trí dũng song toàn. Rất anh tuấn, bảo sao được trái tim mỹ nhân.
Người vẽ bức tranh này nhất định phải đặt rất nhiều tâm tư vào đó.
Bạch Hồng thấy Lãnh Nghệ trả lại bức tranh thì ngạc nhiên: “Ngươi không giữ à?”
“Ta có cách ghi nhớ một người, xem một lần là đủ, không sai được đâu.” Lãnh Nghệ chỉ vào mắt mình, chuyện này không chỉ dựa vào trí nhớ, mà còn cần có phương pháp mới được, y đương nhiên được đào tạo chuyên nghiệp rồi:
Bạch Hồng gật đầu, roẹt, bức tranh bị xé làm đôi, rồi lại tiếp tục xe tới khi thành giấy vụn ném vào con kênh bên cạnh.
Lãnh Nghệ khẽ thở dài, không nhiều lời nữa, lên ngựa chắp tay cáo từ.
Huyện Âm Lăng nằm sát với đất người Thổ Phồn, được Gia Trân dẫn đường, bọn họ cưới ngựa phóng nhanh theo quan đạo, hướng thẳng tới biên cảnh Đại Tống và Thổ Phồn.