Phần 120: Thường phục vi hành. (2)
Từ ngày Lãnh Nghệ về tới huyện Âm Lăng thì không bận công sự cũng ở bên Trác Xảo Nương, cơ hội hai người tiếp xúc giảm đi rất nhiều. Thành Lạc Tiệp không có cơ hội làm gì cả, hôm nay được Lãnh Nghệ gọi tới, lòng mừng lắm, ném cho y ánh mắt hờn dỗi, giọng nũng nịu: “Đại lão gia cần gì cứ sai bảo là được.”
Lãnh Nghệ lúc này không có tâm trạng chơi trò mèo vờn chuột với nàng, mặt nghiêm túc nói: “Ta đi trên đường nhìn thấy không ít người phải bán con bán cái, đều là con dân trong huyện của ta. Cuộc sống đã gian nan tới mức không nuôi nổi con cái nữa rồi. Triều đình tuy mỗi năm có tiền cứu tế, nhưng phát tiền cứu tế đều do lý trưởng thôn định đoạt, nha môn không có sức đi thẩm tra.”
“Ta tới huyện Âm Lăng làm quan đã mấy tháng, còn chưa tới thôn tìm hiểu dân tình, muốn nhân cơ hội này thường phục vi hành, như thế mới có thể thấy được tình huống chân thật. Trước khi đi, ta muốn tìm hiểu xem thôn nào có nhiều người bán con cái nhất.”
Thành Lạc Tiệp không hiểu: “Đại lão gia, ngài phái nha dịch đi toàn thành hỏi xem người bán con cái thôn nào nhiều nhất, hỏi là biết ngay mà.”
Lãnh Nghệ lắc đầu: “Chuyện này không thể dùng nha dịch, lần trước ta chỉ muốn mở quán tài kiểm tra xác thôi, chẳng hiểu thế nào một tối đã kể khắp nơi rồi. Nha dịch đều là người đương địa, quan hệ dây mơ rễ má nhiều, khó tránh khỏi tin lộ ra, cho nên mới nhờ cô nương giúp.”
Chuyện không khó gì, mấy ngày sau đó Thành Lạc Tiệp cái trang ra đường, tới chỗ nơi đông người bán con cái dừng lại hỏi chuyện. Cái tên mà nàng nghe thấy nhiều nhất là thôn Biển Thạch.
Trong mấy ngày đó, danh sách cứu tế ở các thôn cũng được báo lên.
Lãnh Nghệ bỏ nửa ngày trời để nghiên cứu danh sách kia, kết hợp với bản đồ cũng thông tin Thành Lạc Tuệ thu được, tự lập một danh sách của riêng mình. Sau đó gọi Doãn Thứu và tỷ muội Thành gia tới thư phòng, nói: “Bản huyện từ ngày mai định dùng mấy ngày để tới các thôn trong huyện, tìm hiểu dân tình. Các ngươi an bài chuyện hộ vệ ra sao đi, lần này ta mặc thường phục, không mang theo bất kỳ người nào của nha môn, cũng không mang theo phu nhân. Các ngươi đi theo hộ vệ cũng không thể quá nhiều, tránh kinh động người khác, mà bên phía phu nhân cũng không thể quá ít, ta không yên tâm.”
Nếu theo ý Doãn Thứu thì tốt nhất Lãnh Nghệ suốt ngày ở trong nha môn, ông ta mới yên tâm, nhưng thái độ Lãnh Nghệ rất cương quyết, nên không còn cách nào. Cuối cùng quyết định do Doãn Thứu, Thành Lạc Tiệp và Lý Phân đi theo Lãnh Nghệ. Còn Thành Lạc Tuyền, Trịnh Nghiên, Ngụy Đô ở lại bảo vệ Trác Xảo Nương.
Trong nha môn chỉ có mỗi Đổng sư gia là biết Lãnh Nghệ đi vi hành, nhưng không cho ông ta biết là đi đâu. Chuẩn bị xong xuôi, Lãnh Nghệ từ biệt Trác Xảo Nương, dẫn ba hộ vệ, xuất phát trong một sáng gió lạnh cắt da cắt thịt.
Nơi bọn họ muốn tới là thôn Biển Thạch rất xa xôi, đi bộ một ngày không thể tới được, vì đường đi toàn là đường núi mấp mô, không thể cưỡi ngựa.
Bốn người bọn họ cái trang thành người một nhà đi thăm thân thích, Lãnh Nghệ tất nhiên là chủ nhà, Thành Lạc Tiệp đóng giả phu nhân, Lý Phân là muội tử, còn Doãn Thứu thì đóng lão phó. Bọn họ ăn mặc bình thường, cũng chỉ có thể coi là trung nông có chút tiền ở thôn quê mà thôi.
Đi đường rất gian khổ, buổi trưa bọn họ tới được thôn Hồng Tùng.
Cái thôn này vì ở đầu thôn có một cây hồng tùng cực lớn, không biết có từ bao đời cho nên khi người ta tới đây sinh sống thì đặt tên thôn là như thế. Thôn ở lưng chừng núi, nhà cửa cũng phân tán, chỗ này một ngôi nhà, chỗ kia một ngôi, trông qua cũng biết không khá giả gì. Ở cổng thôn bọn họ gặp được một đứa bé, mùa đông thế mà đi chân đất, gánh một bó củi còn to hơn cả nó, đang từ dưới núi đi lên.
Lãnh Nghệ đi tới chắp tay: “Tiểu ca, xin hỏi nhà La Khổ Oa ở đâu?”
Đứa bé cảnh giác nhìn họ, không nói mà chỉ một cái nông xá rồi đi thẳng.
“Cảm ơn nhé!” Lãnh Nghệ cao giọng nói, trong danh sách Thành Lạc Tiệp tìm hiểu được, người tên là La Khổ Oa này tới huyện Âm Lăng bán hai đứa con:
Bốn người tới nông xá mà đứa bé kia chỉ, thực ra không thể gọi là nông xá, nó chỉ là một cái lán, lấy cành cây dựng thành mà thôi. Bên trên phủ có khô, cũng không có tường bao gì cả, chất mấy tảng đá lớn thành hai đống trước nhà, coi như đánh dấu phạm vi nhà mình. Cánh cửa dùng cành tùng đan với nhau, tuy đóng nhưng mà nhìn qua khe có thể thấy bóng người bên trong.
Lãnh Nghệ đứng bên ngoài cao giọng hỏi: “Xin hỏi trong nhà có người không?”
Chốc lát cửa kẽo kẹt đẩy ra, một người trung niên nam tử đen đùa gầy khô như que củi, nhìn bọn họ cục cằn hỏi: “Muốn cái gì?”
Lãnh Nghệ đi tới hai bước chắp tay nói: “Chúng tôi đi thăm người thân ngang qua đây, khát nước muốn xin ít nước để uống, chúng tôi sẽ trả tiền, có được không?”
Nam nhân nhìn kỹ cả bốn người một lượt, nam nhân trẻ trên 20 vóc người tầm thước rắn rỏi, một thiếu phụ ăn mặc bình thường vẫn xinh đẹp quyến rũ, một cô nương chưa xuất giá kiểu tiểu muội trong nhà, một ông là lụ khụ đeo bọc hành lý lớn có vẻ là lão phó. Nhìn giống người đi đường xa, không phải kẻ xấu.
Bình thường bách tính rất khó gặp huyện thái gia, dù có gặp thì lúc nào cũng mặc quan bào, mũ quan, uy nghi mười phần, làm sao mà nhận ra được. Hắn chỉ nói một câu “đợi đó” liền đóng cửa lại, lát sau lấy ra cái hũ ngói đã nứt, bên trong đựng nước còn bốc khói, tay kia cầm cái cốc nung, đặt trước mặt bọn họ: ” Uống đi, uống xong để đó là được.”
Nói rồi quay về nhà.
Lãnh Nghệ vội gọi: “Đại ca, bao tiền?”
“Không cần tiền.” Nam tử chẳng quay đầu:
Người này tuy tính tình thô lỗ, nhưng con người không tệ, thứ nhất là lấy nước nóng cho khách uống, thứ hai nghèo tới mức bán cả con rồi, vậy mà người qua đường trả tiền không nhận, tâm địa thiện lương. Lãnh Nghệ lại nói: “Đại ca, chúng tôi còn muốn nghỉ chân một chút được không? Nương tử của ta đi đường cũng mệt rồi.”
“Vào đi!” Nam tử nói cộc lộc, sau đó lẩm bẩm, lạnh thế này đi làm gì cho hại người, thăm người thân thì lúc quái nào chẳng được mà phải đi vào lúc oái oăm này: