Phần 43: Chuyện cũ của một vị anh hùng
Thời gian trôi nhanh chớp mắt tôi đã trở thành học sinh cuối cấp lúc nào chẳng hề hay. Sát kỳ thi tốt nghiệp nên dạo này Ông nội bắt tôi mang sách vở qua bên nhà ông bà ở để kèm cặp tui việc học.
Là cựu quân nhân về hưu, “Hùm Xám” năm nào khiến kẻ địch cũng phải tôn trọng ở tuổi tuổi 90, năm tháng sương xóa nhòa đi nét thanh xuân. Trông ông như lão nông chốn quê mùa chỉ có đôi mắt sáng là khó có thể che lấp được con người đặc biệt này.
Cuộc đời ông trải qua biết bao thăng trầm gắn liền với biến cố lịch sử. Dòng họ Đặng sinh sống trên giải đất miền Trung bao đời nay. Đất nghèo nuôi chí lớn là dòng họ danh gia vọng tộc với các danh tướng Đặng Tất, Đặng Dung thời hậu Trần.
Giai đoạn cuối triều Nguyễn, con cháu bất tài cũng không làm xấu mặt truyền thống cha ông làm tới chức Tế Tử Quốc Tử Giám. Sinh thời ông kị tôi được cụ Huỳnh Thúc Kháng ca ngợi:
“Thanh trường vạn quyển ủng tha nga”
Ý ngợi khen trong bụng có vạn cuốn sách, thật lớn lao.
Cuối đời vì bất mãn việc triều đình nhà Nguyễn thối nát công nhận chính quyền bảo hộ Pháp nên ông kị cáo quan về quê mở lớp nhận học trò, đương đời dân làng lưu truyền câu lúc nhỏ thần đồng, về già thần sống cũng từ đấy mà có.
Mặc dù ông kị cực lực phản đối Pháp nhưng thời thế thay đổi đến đời con nhiều người theo con đường Tây học phát triển trở thành tri phủ, tri huyện, bác sĩ dưới thời Nam triều và chính quyền bảo hộ Pháp. Ông kị xem đó là mỗi người một con đường nên cũng không ép buộc con cháu theo ông. Miễn sống sao không thẹn với liệt tổ liệt tông không hà hiếp đồng bào mình.
Nhiều đời làm quan dòng họ Đặng được xem là đại gia tộc quan lại quyền quý giàu có ở cái xứ này.
Tới thời ông nội tôi vào những năm đầu của thế kỷ 20, Ông lớn lên trong gia cảnh quyền quý nên được dạy dỗ đàng hoàng cùng với thông minh ham học. Thời trẻ ông đã thành thạo tiếng Pháp, tiếng Anh đọc được 2 cổ ngữ là chữ latin và chữ Hy lạp cổ.
Tháng 3 /1945 Nhật đảo chính Pháp trường học bị đóng cửa ông cùng nhiều bạn hữu của mình tại Huế tham gia vào tổ chức Việt Minh.
Nhiều vị tướng quân đội nhân dân Việt Nam là bạn học của ông trong những ngày tháng đó.
Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, Ông tham gia quân đội và trở thành một trong những chỉ huy đầu tiên. Thời gian đầu chiến đấu với bao gian khổ vất vả và hy sinh ông cùng những người đồng đội đã hiến dâng cả máu và thanh xuân lập được nhiều công lao cho đất nước.
Biến cố ập tới gia đình ông tôi bắt đầu vào cuối năm 1953 luật cải cách ruộng đất được thông qua.
Năm 1954 gia đình ông bị nông dân địa phương đấu tố tại quê nhà. Đó là những ngày tháng đen tối nhất của đất nước. Chính sách ban hành từ trên là cần thiết và chính xác vào thời khắc lịch sử đó tuy nhiên ở chính quyền cơ sở khi quyền lực đặt vào tay những kẻ thiếu trình độ cùng với việc thông tin thời điểm đó hạn chế. Cũng là lúc bạo lực lên ngôi, nguồn gốc bột phát từ hận thù giai cấp và cá nhân đã được tích lũy trong suốt thời Pháp thuộc trên những vùng nông thôn.
Địa chủ trở thành chỗ cho dân nghèo trút cơn giận dữ, họ coi những hành vi chèn ép của địa chủ là nguyên nhân gây ra cuộc sống khốn khó của họ, số khác thì chỉ vì ghen tức với tài sản của địa chủ. Cộng với trình độ nhận thức thấp của đa số người dân và cán bộ cấp xã thời bấy giờ, dẫn tới nhiều trường hợp oan sai, lợi dụng trả thù cá nhân, và các hành vi bạo lực trong các cuộc xét xử.
Giai đoạn đó hễ gia đình ai giàu chút có của ăn của để là ngay lập tức bị quy vào địa chủ cường hào ác bá. Ông cố tôi thời điểm đó là giữ chức vụ cao trong chính phủ lâm thời của cụ Hồ, con ông là tướng lĩnh đang đổ máu nơi sa trường nhưng vì dòng tộc nhiều đời làm quan ông Cố bị liệt vào thành phần phong kiến áp bức. Gia đình vợ con ly tán cụ uất ức mất tại quê nhà.