Phần 37
Giao thừa năm đó, khi những ngôi nhà xung quanh quây quần bên mâm cơm sum vầy đón Tết, Đặng Gia chỉ kịp ghé qua nhà chúc Tết ông bà rồi lặng lẽ mang theo chiếc vali lên thuyền, xuôi về phía bên kia sông.
Tàu dừng ở một ga xép vắng, đèn mờ ảo chiếu sáng, một nhân viên tàu bước xuống, tay cầm đèn dầu, chờ sẵn. Đặng Gia không vội vã, hắn lặng lẽ bước lên tàu, tiến vào khoang riêng của mình.
Khoang tàu nhỏ, chỉ có bốn giường nằm được sắp xếp riêng nên chỉ có mình hắn, khi vào trong không gian rộng rãi và yên tĩnh đến lạ. Hắn đặt vali lên chỗ hành lý, rồi nằm xuống, kê gối cao, đôi mắt nhìn ra cửa sổ, hòa mình vào đêm tối.
Tàu rời ga Bên kia sông, từng ngôi nhà, khóm cây dần khuất lấp trong màn đêm. Trong bóng tối mờ ảo, Đặng Gia nhìn thấy rõ những nơi đã in dấu ấn tuổi thơ của mình. Cái bến sông kia, nơi hồi nhỏ hắn và lũ bạn thường rủ nhau ra chơi, nghịch ngợm cả ngày. Bụi cây kia, là nơi có ngôi nhà trên cây mà hắn từng ngồi viết những bài thơ đầu đời lúc chỉ mười tuổi. Còn bến sông đó, mỗi trưa hè oi ả, hắn vẫn lén trốn ra tắm, để mặc cho cái nóng vây quanh.
Tàu lướt qua ngôi nhà cũ nơi hắn đã lớn lên, cũng là lúc giao thừa đến. Tiếng xình xịch của bánh xe tàu như một khúc nhạc cũ, nhưng không thể nào át được tiếng pháo hoa nổ vang lên từ phía xa. Dân chúng trên tàu đổ xô ra cửa sổ, cùng nhau ngắm pháo hoa rực rỡ, phá vỡ không gian tĩnh lặng của đêm.
Tiếng hô vang “Chúc mừng năm mới!” Hòa vào không khí, làm lòng Đặng Gia bồi hồi.
Hắn nhắm mắt lại, suy nghĩ về những lời dặn dò của ông nội lúc hắn rời đi. Tuổi trẻ bồng bột, nhưng hắn biết ông đã dành cho hắn sự tự do mà không ngăn cản, dù ông tuổi đã cao. Có lẽ ông muốn hắn một lần được sống theo ý mình, chọn con đường riêng.
Đặng Gia là cháu trai duy nhất của lão tư lệnh, người đã dành cả đời lăn lộn trong chính trị. Mặc dù vụ việc chỉ vì giết một con chó của một vị có quyền cao chức trọng, nhưng vì danh tiếng và mặt mũi, tội chết có thể miễn, nhưng tội sống khó mà tha thứ.
Cuối cùng, để tránh mâu thuẫn giữa hai phe, lão tư lệnh quyết định để Đặng Gia tạm lánh mặt vài năm, đến một nơi xa xôi. Hắn sẽ đợi cho sự việc lắng xuống rồi tính tiếp. Lão nghĩ hắn đã đủ tuổi để tự xây dựng sự nghiệp, tránh xa những cuộc đấu đá chính trị đã kéo dài suốt mấy chục năm ở cái vùng đất này.
Trước khi đi, ông đưa cho Đặng Gia một tấm thẻ và một phong thư, dặn dò: “Khi qua ga Bồng Sơn, hãy mở thư ra đọc.”
‘Cháu yêu của ta, chim lớn phải rời tổ. Tính cách của cháu và ba cháu giống nhau như hai giọt nước. Ta biết ngày này sẽ đến rất nhanh. Hai tiếng nữa, tàu sẽ tới ga Diêu Trì lúc 16h. Cháu nhớ xuống ga, đừng để ai biết. Sau đó, sẽ có người đón cháu tại Nha Trang. Lần sau cháu về, có thể ta và bà không còn đủ sức khỏe để đón cháu nữa. Mong cháu mạnh mẽ trên đường đời.
Tái bút: Mật khẩu thẻ là sinh nhật của cháu.’
Khi tàu dừng ở ga Bồng Sơn, Đặng Gia mở thư ra, từng chữ trong đó làm hắn thấy lòng mình rối bời. Đọc xong, hắn nhìn qua cửa sổ, ánh mắt vô tình gặp phải cái nhìn của tay nhân viên tàu, người đã đón hắn lên. Ánh mắt ấy có chút run rẩy, như có điều gì đó che giấu, nhưng không dám đối diện.
Đặng Gia ngó đồng hồ, chuyến tàu mà lão tư lệnh đã sắp xếp sẽ tới ga Sài Gòn vào lúc 4h sáng. Lão có vẻ đoán trước được rằng sẽ có ai đó theo dõi hắn, nên đã chuẩn bị mọi thứ chu đáo.
Đồng hồ chỉ 15h55. Đặng Gia ra ngoài, đưa cho tay nhân viên một tờ 200k nhờ mua cơm. Gã ta do dự một chút, rồi cũng nhận tiền và đi mua.
Giọng phát thanh viên vang lên: “Đoàn tàu SE3 tới ga Diêu Trì, quý khách có vé tới ga Diêu Trì, kiểm tra lại hành lý chuẩn bị xuống ga. Tàu sẽ dừng lại ở ga 15 phút.”
Đặng Gia kéo tấm lưới bảo vệ tàu lên. “Tuýttttt”, tiếng còi tàu vang lên trong màn đêm tĩnh mịch. Đoàn tàu giảm tốc độ khi chuẩn bị vào ga. Đặng Gia nhanh chóng mang vali, nhảy xuống tàu.